Tổng số lượt xem trang

Trang

Chào mừng các bạn đến với "Motthoimongolia"





Số người online -----


web trends

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Phức hợp tượng Chinggis Khan

.


Cũng như tháp Eifel của người Pháp, tượng Nữ thần Tự do của người Mỹ và Wall The Great của người Trung Quốc, Taj Mahal của người da đỏ, Tượng Chinggis Khan, được xây dựng trong năm 2008, đã trở thành một biểu tượng tự hào của Mông Cổ.

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Chuyện đổi giường hay là Tản mạn một thời Mông Cổ (tiếp theo 2)

.
BBT:  Tuần này tiếp "Tản mạn một thời Mông Cổ" bằng một chuyện nữa, thật 100%, do anh Nguyễn Ngọc Huân chứng kiến và ghi lại.  Xin giới thiệu cùng các bạn.

Chuyện thứ 5: Đổi giường


Đổi giường

Nguyễn Ngọc Huân


Cảnh 1: Tại ký túc xá Đại học Tổng hợp Mông Cổ. Trong phòng số 8. Cảnh trí: 3 cái giường sắt. Nhân vật: Hai người, một, để ria mép lún phún, người nhỏ, mất một tay, áo may ô, quần dài thể thao; một,  người cao to, mặt non. Cả hai đang nằm trên giường…

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Đoàn đại biểu Hội hữu nghị Mông – Việt thăm Trung tâm Vigova và gặp gỡ với các cựu sinh viên Việt Nam tại Mông Cổ

.
Ngày 16/10/2011 Đoàn đại biểu Hội hữu nghị Mông - Việt đã thăm và làm việc tại Trung tâm Vigova, giao lưu với các cựu sinh viên Việt Nam tại Mông Cổ.

Buổi sáng 16/10/2011 Đoàn đã đến thăm và làm việc với Trung tâm Vigova.

Trao đổi giữa Đoàn đại biểu Hội hữu nghị Mông - Việt và Trung tâm Vigova

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

GIẶT GIẦY

.
Anh Côi đã Đề-pa bằng 3 câu chuyện 100% thật. Tiếp theo xin giới thiệu câu chuyện thứ 4 mà anh Nguyễn Ngọc Huân ghi lại sau đây để kéo dài thêm mục này.

GIẶT GIẦY
Nguyễn Ngọc Huân


Có thể từ khi hình thành lãnh thổ quốc gia mà có chuyện đồng hương, đồng khói. Ấy là do những người cùng quê có tương đồng về địa lý, văn hóa, tập tục, kinh tế… nên dễ thông cảm, thổ lộ tình cảm, xích lại gần nhau hơn. "Giặt giầy" cũng "xuất xứ" từ cái tình đồng hương này mà chúng tôi chỉ có nhiệm vụ chép lại để hầu chuyện độc giả.

Tối hôm ấy, ngày 01 tháng 9 năm 1977, sau khi đi dự mít tinh kỷ niệm Quốc khánh ta tại Nhà hữu nghị về, lên giường độ mươi phút, hai đồng hương Nam Định Triền và Đạt mới khẽ khàng:


Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

Tản mạn một thời Mông Cổ

.
Nguyễn Quế Côi

Tụi mình là khoá thứ 7 qua học tại Mông cổ. Nói là thứ 7 nhưng thực ra cách với khoá 1 trên 10 năm vì có mấy năm Việt nam không gửi Sinh viên qua. Thời chiến tranh cuộc sống rất vất vả. Học sinh học nông nghiệp toàn dân NHÀ QUÊ. Học sinh nông thôn được đi nước ngoài là nhà có phúc lớn lắm. May mắn là hồi đó Bác Tạ Quang Bửu là Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Chủ trương của Bác là chọn lọc học sinh giỏi đi đào tạo ở nước ngoài để chuẩn bị lực lượng Khoa học-Công nghệ cho nước nhà sau chiến tranh.  Mình nhớ năm đó là năm thứ 2 phải thi vào đại học. Có một anh ở Nghệ an thi đạt 27 điểm ( thủ khoa thời đó ) nhưng lại bị xã giữ lại không làm thủ tục cắt hộ khẩu chỉ vì gia đình chưa có ai đi bộ đội. Chuyện này đến tai bác Bộ trưởng. Bác ra lệnh “Cứ đưa em ra đi học tội đâu tôi chịu hết”.

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Thông báo gặp mặt

.
Ngày 16/10/2011 sẽ có cuộc gặp mặt giữa các cựu sinh viên VN tại MC với Đoàn Hữu nghị Mông - Việt (trong đó có 5 đại diện Hội hữu nghị, 5 đại diện doanh nghiệp)  do TS Tash Vien là Trưởng Đoàn.

Buổi sáng: Thời gian: 8:30 đến 12:00 ngày 16/10/2011
Địa điểm cuộc gặp mặt: Văn phòng Trung tâm Vigova
Số 85/841 Nguyễn Văn Nghi, P. 7, Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

Nội dung: Trao đổi các thông tin về quan hệ hữu nghị, kinh doanh, hợp tác giữa  2 nước  (anh Đạt chủ trì)

Buổi trưa: Anh Nguyễn Quốc Đạt, Giám đốc Trung tâm Vigova chiêu đãi Đoàn.

Buổi chiều: Thời gian từ 18:00 
Địa điểm: Nhà hàng Tân Cảng, Tp Hồ Chí Minh (Món ăn tự chọn)
Nội dung: Gặp mặt các cựu sinh viên VN tại MC với Đoàn  (anh Hạnh chủ trì).

Kính mời các anh chị đến dự

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

Thông báo hướng dẫn viết bài

.
Thời gian qua, nhiều anh. chị và các bạn đã tích cực tham gia viết bài, nhận xét cho motthoimongolia, trong đó có các anh/chị Nguyễn Quế Côi, Phạm Hồng Sơn, Tô Như Tuấn, Nguyễn Thị Lương, Nguyễn Vân Anh, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Trí Huệ, Trần Văn Bình và nhiều người khác. Đặc biệt Đại Sứ Hoàng Tuấn Thịnh là người thường xuyên quan tâm theo sát, cung cấp nhiều bài, tin, ảnh. Nhân dịp này, BBT xin chân thành cảm ơn sự tham gia quý báy này.

Đề nghị các anh chị tham gia tích cực viết bài để tăng chất lượng nội dung, các thông tin, thảo luận trên motthoimongolia. Thể thức viết rất đơn giản:

(i)                  Cách thứ nhất: Gửi bài qua phần “nhận xét” ở cuối mỗi bài. Tại đó, các anh chị có thể để lại tên tác giả hoặc “nặc danh” cũng OK;
(ii)                Cách thứ hai: Các anh chị cần đăng ký 1 tài khoản gmail.com. Sau đó gửi địa chỉ lại cho chúng tôi. Một email xác nhận thành viên và cho phép viết bài trực tiếp được gửi theo gamil.com của anh chị. Kể từ khi chấp nhận, anh chị mặc nhiên là thành viên tự do viết bài cho blog.

Địa chỉ của chúng tôi là nguyenngochuan@ymail.com

Trân trọng thông báo.

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Nhân đọc “Mẹ tôi”

BBT: Đọc "Mẹ tôi" của Nguyễn Quế Côi, Phạm Hồng Sơn có nhận xét, toàn văn như sau:


Lòng nao nhớ mẹ ngày xưa
Có con mẹ phải sớm trưa dãi dầu
Khi đưa con mẹ lên đầu
Khi thì “nghé ọ”, làm trâu con ngồi
Thắt lòng bên chiếc tao nôi
Mỗi khi con ốm, đứng ngồi không yên.


Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Một lần lạc đường


Nguyễn Quế Côi

Mỗi dân tộc đều có những tập tục rất lâu đời và đầy nhân văn. Nếu chúng ta đến nơi nào đó mà không hiểu phong tục, tập quán nơi đó thì không bao giờ có thể hòa nhập được vào cộng đồng để tìm hiểu họ. Người du mục Mông cổ do sống nơi thảo nguyên rộng lớn và rất ít người do đó từ hàng ngàn năm nay họ có những phong tục rất tuyệt vời. Những phong tục đó đã tạo lên đức tính của người Mông cổ: Vô cùng đôn hậu, thật thà và rất quí người. Tôi xin kể cho các bạn nghe một phong tục bình thường của Người Mông cổ nhưng lại vô cùng nhân văn.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Mẹ tôi

.

Nguyễn Quế Côi

Nén nhang dâng lên Mẹ nhân 15 năm ngày Mẹ ra đi về cõi vĩnh hằng

   
      Đã là con người ai cũng có mẹ. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người luôn dành hết tinh lực của cuộc đời cho các con. Đối với các con, mẹ không bao giờ phân biệt SANG HÈN. Đứa nào Mẹ cũng coi như nhau, quan tâm như nhau cho dù mối quan tâm của mẹ tùy vào gia cảnh và năng lực của mỗi người. Tất cả cuộc đời Mẹ chỉ vì một mục tiêu duy nhất là các con mẹ trưởng thành và không làm gì hoen ố thanh danh của gia đình, tổ tiên, dòng họ.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Nhân đọc "Giá mà..." của Nguyễn Quế Côi

Sau khi Nguyễn Quế Côi có bài "Giá mà..." thì Phạm Hồng Sơn có bài nhận xét cũng rất "Giá mà". Xin giới thiệu cùng các bạn
 

Đời là bể khổ, thật là:
Dây oan tình buộc, khổ ta, khổ mình
Giá mà... là kẻ vô tình
Tránh dây tơ nhện vô hình chăng ra
Thế thì đâu có bây giờ:
Tròn trịa quá, khó ra thơ gợi tình.

10-2011
Phạm Hồng Sơn

Bão tuyết

(Шуурга)


Đáp xe nhằm hướng tỉnh Thâu*
Nệm giường anh Tý chất sau xe thùng
Ngồi thì chẳng duỗi được chân
Nằm thì lại vướng các anh đang ngồi
Thôi đành nghiêng ngã, chơi vơi
Dựa lưng nhau, cứ ngắm trời tự do.

Giá mà...

.

Trong cuộc đời ai cũng có điều gì đó tiếc nuối và luôn mong được giá mà... Cuộc đời nếu không có “giá mà” chắc sẽ tẻ nhạt vô cùng.

Ngày ấy giá đừng gặp em
Thì đời không là biển cạn
Đâu còn những đêm thức trắng
Giầy vò xé nát tâm can.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Một thoáng về lưu học ngày xưa

BBT: Đọc bài "Sinh viên ngày xưa" của Nguyễn Quế Côi", Phạm Hồng Sơn đã có nhận xét. Thực ra, anh Sơn chuyển văn thành thơ bài của anh Côi. Cũng là một sáng tạo. Xin giới thiệu cùng bạn đọc toàn văn nhận xét này.


Lưu học sinh xưa sống khổ ghê
(Thời tôi sang học đã giảm đi)
Dõi nhau phòng ngừa người vi phạm
Hình phạt thật cao: bị đuổi về

Chào mừng các bạn đến với MỘT THỜI MONGOLIA ĐỂ NHỚ

Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)