Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017
Giao lưu Thể thao Hữu nghị nhân Ngày Quốc tế Phụ nữu, 8/3
Giao lưu Thể thao Hữu nghị tại Trường số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thủ đô U-lan-ba-to nhân Ngày 8/3
Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017
CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG TIẾP ĐẠI SỨ MÔNG CỔ TRÌNH QUỐC THƯ
Sáng 8/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần
Đại Quang đã tiếp nhận Quốc thư từ đại sứ Cộng hòa Mông Cổ nhân dịp được bổ
nhiệm nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
BỘ NGOẠI GIAO MỸ CHÚC TẾT NGUYÊN ĐÁN MONGOLIA
NGÀY 24/2/2017 NGOẠI TRƯỞNG HOA KỲ GỬI LỜI CHÚC MỪNG NĂM MỚI nGUYÊN ĐÁN MONGOLIA. TOÀN VĂN NHƯ SAU:
Press Statement
Rex W. Tillerson
Secretary of State
Secretary of State
Washington, DC
February 24, 2017
On behalf of President
Trump and the American people, we send our best wishes to the people of
Mongolia as you gather with your families and friends to celebrate Tsagaan Sar
on February 27.
I hope that the new
year brings you prosperity and success, and that the close ties between the
American and Mongolian peoples continue to deepen as we mark the 30th anniversary of diplomatic relations between our countries.
Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017
NGÀY 8 THÁNG 3…
NGÀY 8 THÁNG 3…
(Viễn tưởng)
Thế giới còn ghi rõ ngày 8/3/2186 (*) năm ấy, lần cuối cùng Liên hiệp quốc tổ chức kỷ niệm Quốc tế Phụ nữ. Ngồi trong phòng họp có máy điều hòa hiện đại bậc nhất thế giới, nhiệt độ rất là tuyệt vời, nhưng hình như trên các vầng trán xinh đẹp dưới kia những giọt mồ hôi lấm tấm. Tâm trạng bồn chồn, tiếc nuối bao trùm hội nghị...
Chị Trưởng đoàn đại biểu Cộng hòa dân chủ Lào đang ghé tai thì thầm bằng tiếng Việt, lúc bấy giờ đã là ngôn ngữ giao dịch thông dụng quốc tế, với người bên cạnh trong bộ áo dài tha thướt:
- Thế là từ nay sẽ không còn ai nhắc đến ngày Mồng Tám Tháng Ba nữa chị nhỉ? Chán quá !
- Biết làm sao được, chị ạ. Giọng người áo dài thướt tha buồn không kém.
Ở góc kia mấy chị da đen buông tiếng thở dài không thể nào não nề hơn.
Tuy nhiên, trên diễn đàn, cử tọa vẫn hùng hồn không kịp nghỉ lấy hơi:
- Thưa các chị em. Chúng ta đã phải mất 275 năm đấu tranh không ngừng không nghỉ vì bình đẳng giới mới có ngày hôm nay. Bây giờ, khoảng cách giới không còn nữa. Phụ nữ muôn năm ! Đề nghị chị em biểu lộ sự vui mừng này bằng tràng pháo tay thật to, thật dài nha.
Tiếng vỗ tay như sấm...
Đến phần tham luận, các đoàn lần lượt đang đàn.
Người ta tranh nhau ca tụng một thành tựu vĩ đại của nhân loại sau bao nhiêu nỗ lực đã bình quyền nam nữ.
Thế là phụ nữ không còn lụi cụi lợn gà, cơm nước. Thế là họ cởi bỏ được cái danh hão “hậu phương vững chãi” do đấng phu quân phong tặng. Họ không còn là Osin cao cấp trong nhà. Khoa học sẽ cấy phôi cho đàn ông để hai phái đều công bằng trong chuyện mang thai, con cái, bú mớm. Nếu muốn, thì phụ nữ có thể chuyển giới thành nam và ngược lại. Cụm từ "mang nặng, đẻ đau" chỉ còn trong các Từ điển. Một tương lai sáng lạn đã mở ra.
Thế là bắt đầu từ năm 2187, Ngày Tám Tháng Ba trở lại ngày thường. Cả thế giới bình lặng. Vào hôm đó, chẳng có mít tinh, không thấy kỷ niệm. Hoa hồng rẻ như các ngày thường. Ngành mỹ phẩm ế ẩm vì phụ nữ đã ngang bằng với nửa còn lại của thế giới. Sự tô son, trát phấn được coi là hành động phân biệt phái, vậy thì mua son, sắm phấn để làm chi ! Internet vẫn bình thường đăng tải. Facebook cứ tự nhiên phơi bày. Các cơn bão Tám tháng Ba biến mất từ đó. Cũng như đàn ông, chẳng người phụ nữ nào cần tôn vinh nữa...Nếu nhà xã hội người Đức (**) kia có sống dậy thì cũng chẳng tìm ra cớ để duy trì cái ngày quốc tế ấy nữa !
Để rồi, 275 năm ấy chỉ còn là dấu chấm than trong lịch sử…Và cũng quên luôn cái bà Clara Zetkin (**) người khởi xướng ý tưởng về ngày Quốc tế Phụ nữ...
-----------------------------------------------------------------
(*) Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới dự báo, đến năm 2186 thì sự bất bình đẳng quyền của 2 giới nam và nữ sẽ không còn nữa, chị em hoàn toàn ngang bằng với anh em.
(**) Bà Clara Zetkin là nhà hoạt động Xã hội người Đức đầu tiên đưa ra ý tưởng đấu tranh đòi quyền bình đẳng giới và đề xuất thế giới nên có 1 ngày dành cho chị em. Sau đó ngày ấy được thế giới tổ chức lần đầu tiên vào năm 1911.
(*) Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới dự báo, đến năm 2186 thì sự bất bình đẳng quyền của 2 giới nam và nữ sẽ không còn nữa, chị em hoàn toàn ngang bằng với anh em.
(**) Bà Clara Zetkin là nhà hoạt động Xã hội người Đức đầu tiên đưa ra ý tưởng đấu tranh đòi quyền bình đẳng giới và đề xuất thế giới nên có 1 ngày dành cho chị em. Sau đó ngày ấy được thế giới tổ chức lần đầu tiên vào năm 1911.
Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chào mừng các bạn đến với MỘT THỜI MONGOLIA ĐỂ NHỚ