Tổng số lượt xem trang

Trang

Chào mừng các bạn đến với "Motthoimongolia"





Số người online -----


web trends

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2021

TÌNH HÌNH COVID-19 TẠI MÔNG CỔ

 Tính đến nay, toàn MC có 382.716 ca nhiễm, và 1.930 ca tử vong.

Hiện có 5.645 người đang điều trị tại bệnh viện, 10.853 người bệnh nhẹ được điều trị tại nhà dưới sự giám sát của nhân viên Y tế.

Trong số nằm viện, thì 2.193 ca nhẹ, 2.636 ca vừa, 707 ca nặng, và 109 ca rất nặng.

Trong 24 giờ qua, có 393 ca nhiễm, và 8 ca tử vong.



Bộ Y tế khuyến cáo chỉ đi ra nước ngoài khi thật cần thiết do lo ngại biến chủng mới.




Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

GẶP MẶT CÁC CỰU LHS VN TẠI MC SAU COVID-19

 19:00ngày 28/11/2021, đã diễn ra cuộc gặp các cựu LHS VN tại MC hậu Covid-19 tại nhà hàng Bình Dương đường số 27, phường 6, Gò Vấp, HCM.

Tham dự có các hội viên: Hồ Sỹ Tý, Trưởng Ban Liên lạc phía Nam

 Ngô Giản Luyện, Nguyễn Xuân Hạnh (Lãnh sự quán Danh dự Mông Cổ tại TPHCM), Nguyễn Ngọc Huân, Nguyễn Quốc Đạt, Nghiêm Trọng Việt, và anh Tự Sở Ngoại vụ TPHCM.

Nội dung cuộc gặp gỡ gồm: Chuẩn bị lễ ra Tổng Lãnh sự (bổ nhiệm lại), thăm anh Phạm Văn Liêm, và các việc khác.

Việc thăm anh Phạm Văn Liêm sẽ do anh Đạt bố trí vào thời gian  thích hợp. Hội viên phía Nam nhất trí chi phí ủng hộ theo khả năng.

Lễ ra mắt Tân Lãnh sự quán sẽ tổ chức vào dịp thích hợp với sự có mặt hội viên và phu nhân/phu quân.



Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021

Thông qua Hiến pháp đầu tiên và tuyên bố của nền Cộng hòa

  Ngày 3 tháng 6 năm 1924, Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Mông Cổ đã thông qua quyết định thành lập Nhà nước cộng hòa. Theo đó, Đại hội lần thứ nhất của Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ được triệu tập, và ngày 26 tháng 11 năm 1924, Cộng hòa Chủ quyền Nhân dân được công bố và bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua.

       Điều 1 của Hiến pháp quy định: “Từ nay trở đi, toàn bộ Mông Cổ sẽ được gọi là Cộng hòa Nhân dân có Chủ quyền".

Như vậy, MC trở thành một trong những nước đầu tiên ở châu Á chuyển sang nền chính trị tiến bộ của thế kỷ XX - chế độ Cộng hòa. Mông Cổ cũng có một hiến pháp tuyên bố một nước cộng hòa lần đầu tiên trong lịch sử của mình.

       Ngày 19 tháng 5 năm 1922, Chính phủ Nhân dân và Đảng Nhân dân Mông Cổ quyết định thành lập một nhóm công tác để soạn thảo hiến pháp đầu tiên, và Magsarjav, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, được chỉ định làm chủ tịch nhóm công tác. Ngày 1 tháng 9 năm 1922, kỳ họp thứ 39 của Chính phủ nhân dân đã thông qua nghị quyết về công việc của ủy ban:

       Nhóm công tác bị giải tán vào tháng 12 năm 1922 với lý do đang dịch và nghiên cứu hiến pháp của Liên Xô, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Bỉ với lý do sao chép hiến pháp của các nước tư sản. Ngày 23 tháng 9 năm 1924, Ủy ban Hiến pháp được thành lập dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Chính phủ Nhân dân B. Tserendorj.

       Nhà nước Great Hural (Nghị viện) đầu tiên bắt đầu vào ngày 8 tháng 9 năm 1924 tại thành phố Ulaan Baatar. Nhiều vấn đề quan trọng đã được Đại hội lần thứ nhất thảo luận và giải quyết, trong đó có việc nhất trí thông qua bản Hiến pháp đầu tiên ngày 26 tháng 11 năm 1924.

       Văn bản gốc 18 trang của Hiến pháp đầu tiên của Mông Cổ, được đóng dấu “Con dấu của Khural Nhân dân Mông Cổ” trên mỗi trang, gồm 72 trang giải thích các quy định của Hiến pháp hiện được lưu trữ trong kho lưu trữ của Tổng cục Lưu trữ.

       Ở trang cuối cùng của văn bản gốc của Hiến pháp đầu tiên, có ghi “Hiến pháp này của Mông Cổ được thông qua vào ngày 30 tháng 10 năm thứ 14 và vào lúc 4:17 chiều ngày 26 tháng 11, nghị quyết đầu tiên của Quốc gia thứ 14 (tức năm 1924) Great Hural. Chủ tịch là Khural Jadamba, Phó Chủ tịch là Badrakh, Bộ trưởng Gelegsenge và Dugarjantsan. ”

       Hiến pháp đầu tiên của Mông Cổ có 6 chương và 50 điều. Điều 1 của Hiến pháp đầu tiên quy định rằng "Toàn bộ Mông Cổ từ nay sẽ được gọi là Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, và quyền lực tối cao của nhà nước sẽ được trao cho nhân dân, và mọi vấn đề của nhà nước sẽ do Great Hural và Chính phủ do luật bầu ra. "Đây là một bước tiến to lớn đối với một đất nước Mông Cổ nhỏ bé và nghèo nàn, vào thời điểm đó nằm giữa hai cường quốc, giành được độc lập".

       Mặc dù chỉ có hai quốc gia đồng ý để Mông Cổ tuyên bố độc lập nhưng thông tin về Mông Cổ này đã được đăng trên New York Times và lan truyền khắp thế giới. Mặc dù Tây Tạng và Tuva, hai quốc gia công nhận Mông Cổ vào thời điểm đó, nay là một phần của Trung Quốc và Nga, nhưng họ là những quốc gia đầu tiên công nhận Mông Cổ.

       Nền độc lập của bất kỳ quốc gia nào cũng được bảo đảm bởi Hiến pháp. Vì vậy, việc thông qua bản Hiến pháp đầu tiên cũng quan trọng như tính độc lập. Điều khoản này, được tuyên bố trong hiến pháp đầu tiên rằng "quyền lực tối cao của nhà nước sẽ được giao cho nhân dân," và "tất cả các công việc chính trị sẽ do nhân dân quản lý", vẫn được ghi trong hiến pháp dân chủ mới.

       Kể từ khi Hiến pháp bảo đảm các quyền và tự do của con người, nhiều thay đổi tiến bộ đã diễn ra trong đời sống của đất nước và người dân. Một vai trò quan trọng trong lịch sử của bản Hiến pháp đầu tiên là thành lập một chính phủ có thể quyết định số phận của nhà nước theo ý nguyện của nhân dân chứ không phải theo quyết định của một người.

       Vào ngày này năm 1924, năm thứ 14 Mông Cổ độc lập, việc tuyên bố và hợp pháp hóa "Toàn Mông Cổ là một nước Cộng hòa nhân dân có chủ quyền" ở trong và ngoài nước được coi là một sự kiện đặc biệt trong lịch sử thế kỷ XX.

       Vì vậy, người dân Mông Cổ có truyền thống lâu đời kỷ niệm ngày Hiến pháp đầu tiên được thông qua và nước Cộng hòa được công bố, góp phần quan trọng vào nền độc lập của Mông Cổ, đất nước nằm giữa hai cường quốc.

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2021

Nữ diễn viên P.Shuudertsetseg đoạt vương miện tại cuộc thi Hoa hậu Châu Á Hoa Kỳ

 Ngày 20/11/2021, Nữ diễn viên P.Shuudertsetseg đã đại diện cho Mông Cổ tại cuộc thi Hoa hậu Châu Á Hoa Kỳ được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 tại Los Angeles, Hoa Kỳ, và kết quả là cô đoạt Vương miện cuộc thi này.

Xin chúc mừng Cô, và những người hâm mộ Mông Cổ





Thứ Năm, 11 tháng 11, 2021

Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Mông Cổ tiếp Đại sứ Doãn Khánh Tâm

 Ngày 10/11, tại Cung Nhà nước, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Mông Cổ đã có buổi tiếp Đại sứ Doãn Khánh Tâm, trao đổi về một số biện pháp thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống Mông Cổ-Việt Nam.




Baoquocte.vn. Ngày 10/11, tại Cung Nhà nước, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Mông Cổ đã có buổi tiếp Đại sứ Doãn Khánh Tâm, trao đổi về một số biện pháp thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống Mông Cổ-Việt Nam.
Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Mông Cổ G. Enkhbayar tiếp Đại sứ Doãn Khánh Tâm.
Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Mông Cổ J. Enkhbayar tiếp Đại sứ Doãn Khánh Tâm.

Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia J. Enkhbayar chúc mừng thành công của Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống đại dịch Covid-19 theo phương châm thích ứng an toàn, bảo đảm sức khỏe của nhân dân cũng như duy trì tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực.

Ông J. Enkhbayar ấn tượng về những thành công trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, trong đó có đối ngoại an ninh - quốc phòng, qua đó khẳng định uy tín, vị thế và tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế ngày nay.

Về quan hệ, hợp tác song phương, ông J. Enkhbayar khẳng định Mông Cổ và Việt Nam là hai nước anh em, dù thời cuộc có thay đổi nhưng tình cảm và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, trước sau như một, vẫn còn nguyên giá trị đối với nhân dân Mông Cổ.

Bày tỏ vui mừng quan hệ hợp tác hai nước, nhất là giữa các cơ quan thực thi pháp luật hai nước không ngừng phát triển toàn diện trong những năm gần đây, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia J. Enkhbayar khẳng định ngay khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, thúc đẩy, hiện thực hóa nội dung hợp tác song phương với người bạn Việt Nam là một trong những ưu tiên cao của Mông Cổ.

Ông J. Enkhbayar đánh giá cao kết quả các chuyến thăm cấp cao song phương liên quan an ninh giữa hai bên trong thời gian qua.

Cụ thể phía Mông Cổ có Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia A. Gansukh, Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ Mông Cổ Tsend Nyamdorj thăm Việt Nam năm 2018, Bộ trưởng Quốc phòng N. Enkhbold thăm Việt Nam năm 2019. Phía Việt Nam có Bộ trưởng Công an Tô Lâm thăm Mông Cổ năm 2019.

Các chuyến thăm đã khẳng định và góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Mông Cổ và Việt Nam, cũng như giữa các cơ quan thực thi pháp luật Mông Cổ với Bộ Công an Việt Nam.

Hai bên đã ký nhiều văn kiện hợp tác quan trọng như Hiệp định về phòng, chống tội phạm năm 2013, Hiệp định dẫn độ, Bản ghi nhớ hợp tác giữa Học viện An ninh nhân dân Việt Nam và Đại học Nội vụ Mông Cổ ký năm 2019; và một số thỏa thuận đang trong quá trình trao đổi, hoàn tất thủ tục ...

Các Thỏa thuận này tạo hành lang pháp lý, cơ sở quan trọng tăng cường hợp tác quốc phòng - an ninh giữa hai nước.

Đại sứ Doãn Khánh Tâm cảm ơn và thông báo một số nét lớn về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, chính sách đối ngoại và các biện pháp phòng, chống Covid-19 của Việt Nam hiện nay.

Đại sứ bày tỏ mong muốn, khẳng định sẽ làm hết sức mình góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp hai nước, cũng như hợp tác trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng trong nhiệm kỳ công tác tại đất nước Mông Cổ.

Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

Cầu cho Liêm luôn được che chở bằng tình yêu thương bao la của Trời Phật

 Một thời gian dài tìm Liêm mà vô vọng. Đấy là khoảng những ngày từ 2015 đến 2019, khi chúng tôi công tác tại KCN Phố Nối A, Hưng Yên. Nhân những chuyến đi thăm, chăm sóc khách hàng, chúng tôi đều hỏi thăm tin tức các chiến hữu rải rác hai miền Nam Bắc. Nhiều cuộc hội ngộ, những phút hàn huyên. Tân hôn bất như cửu biệt. Ở đâu cũng tay bắt, mặt mừng. Vui vì các anh, chị, em đều bình an, hạnh phúc, cuộc sống sung túc.


Thế nhưng vẫn có những cảm xúc lắng đọng. Nhiều chiến hữu đã ra đi mãi mãi. Chu Phương Điệp, Hoàng Thế Luyện, Đào Văn Khanh, Nguyễn Văn Ấn, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Diệp Hồng Hạnh, Hà Đức Tính, Lê Long Biên, Trần Đình Dương, Hoàng Minh Hùng, Trần Huy Thái, Nguyễn Văn Hiển, Trịnh Xuân Lành...
Nhưng Phạm Xuân Liêm là một trường hợp đặc biệt.
Liêm sinh năm 1956, tuổi Thân, sớm mồ côi cha (lúc 2 tuổi). Liêm lên bốn, thì mẹ đi bước nữa, để con ở với bà nội. Cuộc sống rất khó khăn. Nghe kể lại, ngày cuối tuần, bà nội dùng rổ xúc ốc bám chân bèo, luộc làm thức ăn cho cháu. Bà chỉ húp nước, còn ruột ốc dành cho cháu ăn có sức học tập. Bà bán mía, giữ lại hom làm giống. Trước khi trồng, bà cắt một đoạn phía gốc của hom phần cháu.
Ơn trời, dù hoàn cảnh, nhưng Liêm học giỏi, nhất là môn toán. Năm 1975 thi vào Đại học Y, Liêm đỗ thủ khoa tỉnh Nam Hà (cũ) với 29 điểm, được nhà nước cử đi học 1 năm tiếng Nga ở Khoa Lưu học sinh, Đại học Ngoại ngữ, Thanh Xuân, Hà Nội. Cùng năm ấy, bà nội ốm nặng rồi mất, tạo thêm cú shock. Năm 1976, Liêm sang Mông Cổ học ngành chăn nuôi.
Sóng gió cuộc đời liên tiếp giáng vào tuổi thơ hết đợt này đến đợt khác khiến Liêm thành người trầm tĩnh, ít giao tiếp. Ngoài học, anh chỉ dành thời gian cho cờ tướng, cờ vua là môn trí óc. Môn thể thao thể chất duy nhất của Liêm là bóng bàn. Anh ít tham gia các hoạt động khác, như dạ hội, hát hò, xem phim rạp, bắt cá sông, săn chim thú, các môn vận động khác.
Rồi áp lực học. Năm thứ nhất ở Đại học Nông nghiệp là vật vã. Ngoại ngữ. Các môn xã hội. Điều kiện ký túc xá khó khăn, thiếu thốn. Kỷ luật sinh viên do Sứ quán quy định, giám sát rất nghiêm. Có lẽ vậy, Liêm dễ trở bệnh nặng. Những ngày trước khi quay về Việt Nam (1979), Liêm nói nhiều, lý sự nhiều. Mọi người thương nhưng không sao giúp được.
Trở về quê sống với bệnh tật, nhưng Liêm luôn được làng quê, chòm xóm yêu thương, giúp đỡ. Người ta nhớ một học sinh giỏi quê nhà. Người ta tiếc cho một tài năng sớm lụi tắt.
Anh Phạm Quốc Hưng, là em họ anh Liêm cho biết, những năm 1982-1986 tuy bệnh tật, trí nhớ Liêm vẫn tốt. Các cháu trong làng bí toán đều đến nhờ Liêm giảng giải. Kiến thức vẫn nguyên. Liêm đã là thần tượng về vượt khó, học giỏi của làng Nhì Giáp từ bao giờ rồi. Và ngay cả bây giờ, khi thần tượng ấy đã bạc mệnh, mỏng số, thì người làng vẫn luôn thương quý, không quay lưng, sẵn sằng chìa bàn tay thân hữu.
Tôi vào FB làng Nhì Giáp. Toàn những tấm lòng nhân ái đối với Liêm. "Ngày nào chú cũng sang nhà ông nội tôi hút thuốc, uống trà, rồi về". "Hồi nhỏ rất ngưỡng mộ anh Liêm học giỏi ! Giờ càng thương anh ! Làng mình ai cũng thương quý anh Liêm". Cũng nhiều ái ngại: "Thật thương cho số phận anh Liêm người có tài năng, mang bao hoài bão, ước mơ, nhưng số phận lại không mỉm cười với anh".
Vâng, thương cho số kiếp con người, trời sao nỡ bắt phận đời trái ngang.
Cuộc đời con người là phù du, sống chết vô thường, chỉ có tình yêu thương, tình người là còn mãi với thời gian.
TS Nguyễn Quế Côi nói ý rằng, chỉ có đánh thức con người quên lãng bằng cách khơi dậy liên tục và thường xuyên trong họ những tình thương và kỷ niệm xưa cũ mới có thể đưa họ về với thực tại bình thường. Nhưng ai người đánh thức, ai người khơi dậy?
Cầu cho Liêm luôn được che chở bằng tình yêu thương bao la của Trời Phật.
P/S: 1) trong ảnh, Phạm Xuân Liêm đứng thứ 3 từ trái qua. Ảnh chụp mùa Đông năm 1977.
2) Hội viên muốn thăm bạn cũ, đến cổng Khu công nghiệp Bảo Minh ở Vụ Bản, Nam Định, qua đường tàu hỏa hỏi nhà anh Phạm Quốc Hưng có chú Liêm bị tâm thần là ai cũng biết.

Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2021

ĐÃ TÌM RA PHẠM XUÂN LIÊM

 Vậy là sau nhiều cố gắng, cuối cùng đã tìm ra Phạm Xuân Liêm.



Vì nhiều hội viên không biết, xin giới thiệu vắn tắt như sau.

Anh Phạm Xuân Liêm, sinh 1956, người làng Nhì Giáp, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Liêm sang Mông Cổ (1976) cùng đợt với các anh: Nguyễn Quốc Đạt, Hoàng Minh Hùng, Lê Đình Hòa, và Trần Viết Hòa. Sau khi xong 2 năm dự bị ngoài Tổng hợp, Liêm vào năm thứ nhất Chăn nuôi cùng các anh Hòa Trần và Đạt.

Phạm Văn Liêm thích chơi cờ tướng, cờ vua, và bóng bàn.

Do có vấn đề về thần kinh, Liêm bỏ dở năm thứ 2 về nước. Năm 1979, Anh Nguyễn Xuân Hạnh được Sứ quán cử đưa Liêm theo ngả Moscow về VN.

Từ đó, tin tức về Liêm mất hút. 

Mấy năm trước, anh Trần Văn Bình có dò tìm được Liêm qua khách hàng thú y của Công ty thuốc thú y TW1, và Cty Thuốc thú y Việt Nam biết Liêm ở Vụ Bản. Rồi chỉ dừng ở đó.

Hôm nay, anh Lã Văn Lý, tình cờ có bài báo như link này:


https://danviet.vn/ke-chuyen-lang-ong-liem-tan-cung-cua-su-dau-kho-20210205234230516.htm

Hoặc: 

https://kenhaz.net/ke-chuyen-lang-o-nam-dinh-ong-liem-lang-le-nhu-1-hat-cat-doi/

Rồi, anh Bình có số điện thoại em dâu của Phạm Xuân Liêm, đã liên hệ và xác nhận: Người trong bài đúng là Phạm Xuân Liêm.

Vậy là, cuối cùng, đã tìm ra Phạm Xuân Liêm.

Xin chân thành cám ơn anh Bình, anh Lý các Hội Viên.

Bộ phận miền Bắc và Anh/chị nào có đ/k thì liên hệ đến thăm để động viên anh Liêm và chia sẻ cùng gia đình anh.

Cuộc sống vô thường. 

Thứ Tư, 3 tháng 11, 2021

Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước tiếp Đại sứ Mông Cổ trao bản sao Ủy nhiệm thư

 Ngày 25/10, Đại sứ Nguyễn Việt Dũng, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước đã tiếp nhận bản sao Ủy nhiệm thư của Tổng thống Mông Cổ bổ nhiệm Ngài Sereejav Jigjee làm Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam.

Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước tiếp Đại sứ Mông Cổ trao bản sao Ủy nhiệm thư





Đại sứ Nguyễn Việt Dũng, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước đã tiếp nhận bản sao Ủy nhiệm thư của Tổng thống Mông Cổ bổ nhiệm Ngài Sereejav Jigjee làm Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi tiếp, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước Nguyễn Việt Dũng chúc mừng Ngài Sereejav Jigjee được bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Mông Cổ tại Việt Nam.

Cục trưởng Nguyễn Việt Dũng mong muốn Đại sứ Sereejav Jigjee, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, với kinh nghiệm nhiều năm công tác của mình sẽ tiếp tục thúc đẩy và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam với Mông Cổ.

Cảm ơn Cục trưởng Nguyễn Việt Dũng đã dành thời gian tiếp, Đại sứ Sereejav Jigjee chia sẻ quan điểm chung về những bước phát triển tốt đẹp của quan hệ song phương Việt Nam - Mông Cổ và một số biện pháp thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Đại sứ Nguyễn Việt Dũng khẳng định Bộ Ngoại giao, Cục Lễ tân Nhà nước và Vụ Đông Bắc Á luôn sẵn sàng hợp tác, phối hợp và tạo mọi điều kiện để Đại sứ hoàn thành tốt nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.


Chào mừng các bạn đến với MỘT THỜI MONGOLIA ĐỂ NHỚ

Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)