Năm 2022 đang dần qua, năm 2023 sắp tới. Nhân dịp Năm mới, chúc các Hội viên cùng gia đình Sức khỏe, An khang, Hạnh phúc, vạn sự hanh thông.
Trưởng Ban LL Hội
TS Nguyễn Quế Côi
BẨY NĂM VỚI BIẾT BAO KỶ NIỆM, SAO DỄ QUÊN ! ĐÂY LÀ NƠI GHI LẠI MỘT THỜI SINH VIÊN TRÊN THẢO NGUYÊN GIÁ LẠNH NHƯNG ẤM TÌNH NGƯỜI
Năm 2022 đang dần qua, năm 2023 sắp tới. Nhân dịp Năm mới, chúc các Hội viên cùng gia đình Sức khỏe, An khang, Hạnh phúc, vạn sự hanh thông.
Trưởng Ban LL Hội
TS Nguyễn Quế Côi
Ulaanbaatar /MONCAME/. Vào ngày này 111 năm trước, một bản tin ngắn về nền độc lập của Mông Cổ đã xuất hiện trên tờ New York Times.
Liên quan đến lễ kỷ niệm 111 năm ngày khôi phục tự do và độc lập dân tộc vào ngày mai, một bản tin ngắn được dịch bởi Tiến sĩ M. Saruul-Erdeni rất được quan tâm.
Nga sắp sáp nhập Mông Cổ và Turkestan
"Thời báo New York"
Bắc Kinh. Thứ năm. Ngày 28 tháng 12 năm 1911. 02:26 sáng.
Mông Cổ, có diện tích gần bằng Trung Quốc, sẽ tuyên bố độc lập vào ngày mai, đồng thời, lãnh thổ Turkestan rộng lớn đang tách khỏi Trung Quốc. Cả hai sẽ trở nên độc lập dưới ảnh hưởng của Nga và thực sự sẽ trở thành các nước bảo hộ của Nga. Nga luôn sẵn sàng thôn tính họ.
Đại Hãn (Bogd) sẽ được tôn làm Hoàng đế Mông Cổ. Việc xây dựng tuyến đường sắt xuyên Mông Cổ, mà Nga từ lâu đã tìm kiếm sự chấp thuận từ Trung Quốc, giờ chỉ còn là vấn đề thời gian, nghĩa là châu Âu sẽ tiến gần hơn đến Bắc Kinh từ ba đến bốn ngày.
Ảnh hưởng của Nga ngày càng trở nên gay gắt với sự kiểm soát của Nhật Bản ở Mãn Châu. Chắc chắn rằng sớm muộn gì liên minh Nhật Bản cũng sẽ hành động để bảo vệ lợi ích của mình. Nếu không phải chính phủ Nga, các sĩ quan và quan chức của họ lẽ ra phải tác động đến sự kiện này ở Mông Cổ.
Ulaanbaatar /MONCAME/. Vào ngày kỷ niệm 111 năm ngày khôi phục tự do và độc lập dân tộc, lễ ký kết văn bản thành lập thành phố Kharkhorum đã được tổ chức tại Đại lễ đường của Cung điện Nhà nước.
Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagi Khurelsukh đã ra sắc lệnh chỉ đạo Chính phủ Mông Cổ xây dựng lại cố đô Kharkhorum.
Mục đích của nghị định là tạo điều kiện cho công dân được sống trong môi trường lành mạnh và an toàn, tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, giảm thiểu sự tập trung dân số, đảm bảo sự phát triển cân bằng của khu vực, củng cố di sản quý giá của nhà nước, và khôi phục lại lịch sử và văn hóa của nó.
Trong bối cảnh:
Ông cũng kêu gọi người dân, doanh nghiệp và tổ chức đóng vai trò lãnh đạo trong các sự kiện lịch sử và các công trình xây dựng lớn của "Di tích Văn hóa Thung lũng Orkhon" được liệt kê là Di sản Thế giới của UNESCO và khôi phục thủ đô cổ xưa của Đế quốc Mông Cổ, Kharkhorum. .
Sắc lệnh thành lập thành phố Kharkhorum do người đứng đầu văn phòng tổng thống Yangugi Sodbaatar đọc, Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagi Khurelsukh và Thủ tướng Mông Cổ Luvsannamsrain Oyun-Erdene ký sắc lệnh.
Theo Tashram, tàn tích của Kharkhorum, thủ đô của Đế chế Mông Cổ, nằm ở Kharkhorin Sum, tỉnh Uverkhangai. Thành phố Harkhorum được Thành Cát Tư Hãn thành lập vào năm 1220 với tư cách là thủ đô của Đế chế Mông Cổ và được xây dựng hoàn chỉnh vào năm 1235 dưới triều đại của người kế vị ông, Ögodei Khan. Kharkhorum là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, hành chính và quốc tế quan trọng của Mông Cổ vào thời điểm đó. Thành có cổng ở 4 mặt được bảo vệ bằng tường bùn 2 tầng. Tại 4 lối vào thành, buôn bán được tiến hành, ngựa được buôn bán gần cổng phía bắc, ngũ cốc được buôn bán gần cổng phía đông, gia súc và xe ngựa được buôn bán gần cổng trước, cừu và dê được buôn bán gần cổng phía tây. Khi Hốt Tất Liệt thành lập nhà Nguyên vào năm 1271 và dời thủ đô mới của Mông Cổ đến Bắc Kinh, danh tiếng và tầm quan trọng của thành phố giảm sút, đến năm 1379-1380, quân Minh liên tục tấn công, sau hơn 100 năm, thành phố Kharkhorum dần sụp đổ. Tàn tích của thành phố Kharkhorum được đưa vào diện bảo vệ đặc biệt của nhà nước vào năm 1971 và năm 1995-1997 UNESCO, Mông Cổ,
Ulaanbaatar /MONCAME/. Kết quả sơ bộ của tổng điều tra chăn nuôi năm nay đã được công bố và vào cuối năm, 71,1 triệu con gia súc đã được thống kê trên toàn quốc. NSC cho biết đây là chỉ tiêu cao nhất . Trước đây, 70,9 triệu vật nuôi được thống kê vào năm 2019, đây là con số cao nhất . Đến hết năm 2022, tổng đàn sẽ có:
5 tỉnh dẫn đầu theo kết quả sơ bộ tổng điều tra chăn nuôi là:
Nhìn vào các chỉ số trong 10 năm qua:
Đoàn truyền hình thành phố Thái Nguyên đã quay cảnh các em học sinh Mông Cổ sang học tập tại Việt Nam năm học này theo quyết định của Tổng thống Mông Cổ U. Khurelsukh đang trang trí lều bạt, giới thiệu lịch sử, văn hóa và các món ăn dân tộc Mông Cổ tại Ngày Văn hóa Quốc tế tại Đại học Thái Nguyên.
Chúc các em học sinh tham gia ngày hội văn hóa thành công tốt đẹp.
Ngày 21/12/2022, Đại sứ Mông Cổ tại VN Ngài Jigjee Serejaw đã có buổi làm việc với Vietjet về mở chuyến bay thẳng Việt Nam - Mông Cổ. Hai bên đã trao đổi khả năng mở chuyến bay thẳng trong tương lai gần.
Đại sứ quán xin gửi tới Cộng đồng người Việt một số yêu cầu của Cục Xuất nhập cảnh Bộ Tư pháp và Nội vụ Mông Cổ, cụ thể như sau:
Tại buổi tiếp, đc Phan Văn Mãi khẳng định, TPHCM luôn trân trọng quan hệ hợp tác hữu nghị VN-MC, mong muốn trong nhiệm kỳ của Đại sứ mối quan hệ 2 bên sẽ phát triển thực chất và hiệu quả hơn nữa. Giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế, XH của TP HCM, đc Phan Văn Mãi nhấn mạnh, với lợi thế là Trung tâm kinh tế - XH, Trung tâm giao lưu quốc tế, TP sẵn sàng đóng vai trò tích cực góp phần thúc đẩy quan hệ VN và MC nói chung, TPHCM và các địa phương MC nói riêng, tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Tân Đại sứ MC cho biết, sẽ nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa MC và PPHCM trong các lĩnh vực hai bên có tiềm năng như khai khoáng, du lịch, xúc tiến đầu tư.
Nguồn: Báo SGGP
GNO - Chiều nay, 19-12, phái đoàn Phật giáo Mông Cổ do ngài Naro Panchen Rinpoche dẫn đầu đã đến thăm cơ sở II Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).
Được biết trước đó, ngày 9-12, ngài Naro Panchen Rinpoche đã có văn thư gửi đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúc mừng Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX thành công tốt đẹp.
Quang cảnh buổi tiếp đoàn Phật giáo Mông Cổ tại Học viện Phật giáo VN - TP.HCM |
Qua văn thư này, ngài cho biết sẽ cùng phái đoàn Phật giáo Mông Cổ đến Việt Nam và bày tỏ ý định được vấn an Đức Đệ tứ Pháp chủ và Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự, thăm Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội và TP.HCM.
Tuy nhiên, Đức Pháp chủ GHPGVN hiện đang trong khóa độc cư của mùa tu gia hạnh Phổ Hiền thường niên, nên ngài đã đồng thuận lịch thăm viếng Học viện, đồng thời ủy thác Thượng tọa Thích Giác Dũng, Thư ký Văn phòng II Hội đồng Chứng minh, Thư ký của Đức Pháp chủ tiếp đoàn cùng chư vị lãnh đạo Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM (gọi tắt là Học viện) khi đoàn đến thăm viếng.
Trao quà lưu niệm |
Tại buổi tiếp, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện giới thiệu với ngài Naro Panchen Rinpoche và phái đoàn về quá trình hình thành, phát triển và thành quả đào tạo của Học viện trong gần 40 năm qua.
Thượng tọa cũng đánh giá cao sự hồi sinh, chuyển mình để hội nhập và phát triển của Phật giáo Mông Cổ sau những thăng trầm của thời cuộc.
Chụp hình lưu niệm với Tăng Ni sinh viên Học viện |
Ngài Naro Panchen Rinpoche phát biểu tri ân sự đón tiếp nồng hậu và thân tình của chư tôn đức dành cho phái đoàn. Ngài cũng chia sẻ, Phật giáo tại Mông Cổ vốn rất phát triển, nhưng do chiến tranh và các yếu tố khách quan khác khiến Phật giáo ở Mông Cổ có lúc suy yếu. Nhưng khoảng 30 năm trở lại đây, Phật giáo tại Mông Cổ bắt đầu hồi sinh và phát triển mạnh trở lại.
Ngài đồng thời cũng chia sẻ về quan điểm giáo dục, hoằng pháp và kinh nghiệm của Phật giáo Mông Cổ đặc biệt quan tâm tới giới trẻ.
Tại chánh điện trong khuôn viên Học viện |
Tại buổi tiếp, Thượng tọa Thích Giác Dũng cũng đã chuyển lời thăm hỏi của Đức Pháp chủ GHPGVN - Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đến phái đoàn. Thượng tọa cũng đã chuyển lời thăm hỏi của Đức Pháp chủ GHPGVN đến quý Hòa thượng lãnh đạo Phật giáo Mông Cổ mà ngài có duyên gặp gỡ qua các sự kiện quốc tế cũng như tổ chức Phật giáo Châu Á vì Hòa bình (ABCP).
Trước đó, đoàn đã đến thăm, vấn an Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN tại chùa Minh Đạo, thăm chùa Vĩnh Nghiêm, tu viện Vĩnh Nghiêm và Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội.
Ngày 20/12/2022, Đại sứ Mông Cổ J. Wakejaw đã có cuộc gặp mặt với ông Hồ Xuân Lãm, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Hữu nghị Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh để thảo luận về cách nâng cao quan hệ cộng đồng và hoạt động văn hóa hai nước.
Ngày 19/12/2022, tại Sở Ngoại vụ Tp Hồ Chí Minh, Đại sứ J. Sereejaw đã gặp ông Trần Phước Anh, Giám đốc Sở Ngoại giao Thành phố Hô Chí Minh.
Nhân chuyến hoằng pháp tại Việt Nam, sáng ngày 18-12, Tăng đoàn Phật giáo Mông Cổ, dẫn đầu là Ngài His Eminece Naro Banchen Rinpoche (Ban Thiền Lạt Ma), Thành viên cấp cao Gadan Tegcheling Mông Cổ, Viện trưởng học viện Phật giáo Naropa đã đến chùa Minh Đạo để thăm và vấn an Đức Chủ tịch HĐTS GHPGVN Hòa thượng Thích Thiện Nhơn.
Tham dự cùng Tăng đoàn Phật giáo Mông Cổ còn có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Mông Cổ tại Việt Nam, Tổng lãnh sự Mông cổ tại TP.HCM, cùng chư Tăng thuộc Gadan Tegcheling Mông Cổ và Học viện Phật giáo Naropa.
Tại buổi gặp mặt thân tình, Ngài His Eminece Naro Banchen Rinpoche gởi chúc sức khỏe an lành Hòa thượng Chủ tịch, chư Tôn đức Trung ương GHPGVN và chư Tăng chùa Minh Đạo. Ngài bày tỏ niềm vinh hận khi được diện kiến Đức Hòa thượng Chủ tịch, vị lãnh đạo cấp cao của GHPGVN.
Dịp này, thay mặt Giáo hội Phật giáo Mông Cổ, Ngài ngõ ý mong muốn Trung ương GHPGVN tạo điều kiện để Tăng Ni, Phật tử Mông cổ có cơ hội tiếp cận các di sản văn hóa nghệ thuật, cũng như giao lưu học hỏi nền giáo dục và nghi lễ Phật giáo Việt Nam. Theo đó thúc đẩy tình hữu nghị giữa 2 dân tộc và Phật giáo Việt Nam – Mông Cổ được gắn kết bền chặt.
Thân mật tiếp đoàn, Hòa thượng Chủ tịch khẳng định “Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Mông Cổ tuy khác về ngôn ngữ, văn hóa nghi lễ, nhưng điều có tín ngường chung là tôn thờ cùng một Đức Thế Tôn và Bồ-tát Quan Thế Âm”. Vì thế Hòa thượng cho rằng, chuyến thăm này của Tăng đoàn Phật giáo Mông Cổ là thể hiện một tình cảm quý mến đặc biệt dành cho GHPGVN.
Dịp này, Hòa thượng đã thông tin về những thành tựu của Phật giáo Việt Nam trên phương diện giáo dục, hiện nay Việt Nam có 4 Học viện Phật giáo đang và đã đào tạo hàng ngàn Tăng Ni sinh; về quan hệ quốc tế, hàng năm GHPGVN đón tiếp nhiều đoàn Phật giáo các nước đến thăm và giao lưu Phật pháp, trong đó có Phật giáo Mông Cổ đã nhiều lần sang thăm Trung ương Giáo hội và được đón tiếp nồng nhiệt.
Trước những gợi ý của Ngài trưởng đoàn, Hòa thượng Chủ tịch hứa sẽ chỉ đạo các ban, ngành Trung ương Giáo hội liên quan để hỗ trợ nhiệt tình cho các phái đoàn Phật giáo Mông Cổ sang thăm và làm việc. Từ đó thúc đẩy ngoại giao giữa Phật giáo 2 nước trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghi lễ và hoằng pháp. Nhờ đó giúp cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam hiểu thêm về Phật giáo Mông Cổ, đặc biệt là pháp môn Mật Tông và giáo phái Kim Cang Thừa.
Nguồn: chutichghpgvn.vn
Chuyến đi Mông Cổ của Hoài Thương đúng đợt lạnh nhất kể từ năm 1975, khắp nơi "tuyết phủ dày như đắp chăn bông".
Phạm Hoài Thương, 28 tuổi, là phiên dịch viên tiếng Nhật sống tại Đà Lạt. Cô trở về Việt Nam ngày 6/12, sau nửa tháng trải nghiệm mùa đông Mông Cổ.
"Trước giờ tôi vẫn biết nơi này là một thảo nguyên xanh. Tôi cũng đọc rất nhiều về mùa hè hay thu đẹp như thế nào, còn mùa đông thì chưa. Vì vậy, trước câu chuyện của người bạn về mùa đông Mông Cổ, tôi bắt đầu tò mò. Mông Cổ ngoài những lúc đẹp như tranh vào hè, thì mùa đông trên thảo nguyên có gì?", nữ du khách Việt chia sẻ về lý do chuyến đi.
Khi máy bay hạ cánh ở thủ đô Ulaanbaatar, màu sắc đầu tiên đập vào mắt Thương là trắng. Tuyết phủ trắng khắp thành phố, núi non, thảo nguyên. "Mông Cổ như một chiếc chăn bông khổng lồ", Thương nói. Lái xe địa phương khi vừa gặp đã nhắc cả đoàn mặc thật ấm.
Thương bắt đầu hành trình bằng chuyến đi dọc miền Bắc đất nước, xuyên qua những thảo nguyên để ngắm tuyết. Cô lần đầu làm quen với cái lạnh ban đầu là âm 15 độ C. "Chúng tôi đều trang bị 'full giáp' từ quần giữ nhiệt tới miếng dán nhiệt", nữ du khách nói về kinh nghiệm chống sốc nhiệt.
Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu bởi cái lạnh âm 15 độ C "không là gì cả". Khi nhóm rời thành phố và các thị trấn có khách sạn trang bị máy sưởi để vào rừng Taiga nằm ở biên giới với Nga, nhiệt độ có lúc xuống tới âm 41 độ C.
Trong rừng Taiga có ngôi làng biên giới Tsagaan Nuur (làng tuần lộc). Làng có internet, nhưng không có nước tắm. Mọi người lấy nước sinh hoạt bằng cách ra sông đóng băng đào một hố nhỏ và múc nước từ đó lên. Thương cho biết nước nhiều cặn, nhưng là nguồn duy nhất. Điều Thương thấy thích thú là xung quanh đều đóng băng, nhưng khoảng 5 km đầu nguồn dòng sông thì không.
Zolo Zolkhuu, hướng dẫn viên địa phương 34 tuổi và từng du học tại Việt Nam, cho biết hầu hết sông ở Mông Cổ đều như thế. "Khoảng 5-7 km phía đầu nguồn các sông có nhiều mạch nước ngầm rất mạnh, nhiệt độ chỉ khoảng 0 độ C nên chưa đóng băng", anh nói.
Rời làng biên giới, nhóm đi sâu hơn vào rừng Taiga để đến Tsagaan (bộ lạc tuần lộc). Mùa đông, nhóm di chuyển hết hai tiếng. Nhưng mùa hè, du khách phải đi mất 9 tiếng bởi khi đó, bộ lạc di chuyển xa hơn về phía Bắc, nơi có thời tiết mát mẻ thích hợp với tuần lộc.
Tại làng biên giới, Thương nghỉ trong các nhà có máy sưởi nên ấm. Ở bộ lạc tuần lộc, cô ngủ trong các ger (lều truyền thống). Họ phải đốt lửa trong lều cả ngày. Ra ngoài được khoảng 30 phút họ lại phải vào trong, dù đã dán 5-10 miếng giữ nhiệt vào chân, bụng, lưng.
"Ra khỏi lều, phần nào trên cơ thể không được che chắn như tóc, lông mày và cả nước mũi sẽ đóng băng", Thương nói. Mắt kính của cô cũng đóng băng, không nhìn thấy gì.
"Chuyến đi này gặp thời tiết lạnh nhất tính từ năm 1975. Khách Việt chịu được lạnh rất giỏi, không ai bị ốm hay mệt. Họ chụp ảnh hào hứng", hướng dẫn viên Zolo nói và cho biết thêm mọi người quý anh và coi như thành viên trong đoàn.
Phần lớn thời gian nhóm của Thương ăn trong các nhà hàng cho khách du lịch, đồ dễ ăn, bữa nào cũng có cơm. Những ngày sống ở làng biên giới hay bộ lạc tuần lộc, cô mới thưởng thức nhiều món địa phương. "Người dân ở đây ăn bánh mỳ và nhóm không quen ăn thức ăn bản địa. May mắn Zolo mang theo gạo và nhờ người dân nấu giúp. Zolo dẫn nhiều tour khách Việt nên có lẽ biết người Việt thích ăn cơm", Thương nói.
Một trong những điều khiến cô ngưỡng mộ khác là các tài xế trong đoàn. Họ có thể di chuyển giữa thảo nguyên tuyết trắng mà không cần nhìn bản đồ. Mỗi lái xe cũng là thợ sửa xe chuyên nghiệp. Giữa đường nếu xe bị hỏng, họ sẽ tự lấy đồ nghề ra và sửa luôn. "Có lẽ khoảng cách giữa các điểm đến ở Mông Cổ xa, lại vắng vẻ. Do vậy, họ phải tự làm", Thương nói.
Thương lên kế hoạch đến Mông Cổ vào tháng 9. Khi tìm hiểu, cô biết đi tự túc gặp nhiều khó khăn. Thời điểm đi lại là mùa khắc nghiệt nhất nên cần tìm tour. Không ai tổ chức tour chỉ cho một mình Thương nên cô cần gom tối đa 12 người. "Thế là tôi liều, rủ rê mọi người. Sau hai tháng, nhóm tôi có 14 người", Thương nói và bất ngờ vì có nhiều người tham gia.
Cô cũng lưu ý mọi người nên chuẩn bị ít nhất 4 miếng dán nhiệt một ngày, quần áo giữ nhiệt, áo phao chắn gió, giày đi tuyết cùng găng tay, mũ. Ngoài ra, mọi người có thể mang theo viên rau củ, đồ ăn nhẹ và các loại vitamin vì Mông Cổ chủ yếu ăn thịt bò, cừu, ngựa, ít rau. Nếu có, chỉ là rau cải bắp.
Chuyến đi lần này, mỗi người hết khoảng 65 triệu đồng. Các địa điểm mà nhóm khách Việt đã đặt chân đến là thủ đô Ulaanbaatar, thành phố Kharkhorin, tu viện Erdenezuu, núi lửa Khorgo, hồ trắng Terkh, thành phố Murun, làng tuần lộc, bộ lạc tuần lộc, hồ Khuvsgul, thành phố Erdenet.
"Mông Cổ mùa đông khắc nghiệt, nhưng thiên nhiên kỳ vĩ, xứng đáng xuất hiện trong danh sách nhất định phải ghé thăm một lần trong đời", Thương nói.
Phương Anh
Ulaanbaatar /MONTSAME/. Hoa hậu Mông Cổ Nandin Sergelen giành huy chương Bạc tại phần thi Tài năng nhóm sinh thái trong khuôn khổ cuộc thi Hoa hậu Trái đất 2022, tổ chức tại Rotary Club Quezon Avenue Central, Philippines vào ngày 25/11/2022.
Nandin, 18 tuổi, học sinh trung học, là một nhà hoạt động môi trường đã cùng gia đình trồng hàng trăm cây mỗi năm kể từ năm 2015 để ngăn chặn nạn phá rừng và suy thoái đất. Với tư cách là đại biểu sinh thái của Mông Cổ, video của cô đã nhận được Giải Video sinh thái hay nhất tại Hoa hậu trái đất 2022. Cô nằm trong số 20 thí sinh được trình diễn trong phần thi Áo dài của cuộc thi.
Trước đó, cô từng đoạt giải Grand Prix tại Top Teen Model of the Planet 2022, tổ chức tại Georgia. Cô cũng là người mẫu Mông Cổ đầu tiên tham gia trình diễn thời trang được tổ chức trong khuôn khổ Liên hoan phim Cannes, Tuần lễ thời trang Paris và Tuần lễ thời trang Ả Rập.
Thủ đô của Philippines, Manila, đã tổ chức cuộc thi “Hoa hậu Trái đất” 2022 từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 11 năm 2022. Đây là cuộc thi trực tiếp đầu tiên của Hoa hậu Trái đất kể từ năm 2019 và là lần thứ hai được tổ chức tại Okada Manila. Người đẹp đến từ 90 quốc gia đang tham gia cuộc thi.
Quốc hội đánh giá rằng nên kiềm chế các cuộc biểu tình dân sự đưa ra một số yêu cầu nhất định đối với chính phủ". Người dân đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối ở Ulaanbaatar vào ngày 4-5 tháng 12 , kêu gọi chính phủ hành động dứt khoát đối với việc quản lý buôn bán than bất hợp pháp .
Chiều 5/12 , cuộc biểu tình không tổ chức, tuy nhiên, lượng người uống rượu tăng, người biểu tình kêu gọi bạo loạn nên cuộc biểu tình có xu hướng leo thang thành bạo loạn quy mô lớn .
Do đó, thị trưởng Ulaanbaatar đã quyết định dùng vũ lực giải tán những người biểu tình trong khuôn khổ luật pháp liên quan.
Tối ngày 5/12/2022, phiên họp toàn thể của Quốc hội được tổ chức trực tuyến, tiếp nhận báo cáo về tình hình dịch bệnh từ các tổ chức liên quan và xem xét ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ. Cuộc họp đã quyết định rằng không cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, nếu tình hình xấu đi trong tương lai, Quốc hội sẽ làm theo các khuyến nghị của Hội đồng An ninh Quốc gia và thực hiện các biện pháp thích hợp.
Hanoi |