Sáng 15/10, đoàn Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam do ngài Chích-chê Xê-rê-chao (Jigjee Sereejav) làm trưởng đoàn đã tới thăm, làm việc và chào xã giao đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Hoà Bình. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...
Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy hội đàm với Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đã thông tin nhanh tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình và bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến đoàn Đại sứ Mông Cổ đã tới thăm và tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác của tỉnh Hoà Bình với tỉnh TUV nói riêng và đất nước Mông Cổ nói chung. Đồng thời khẳng định mối quan hệ tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực của hai nước Việt Nam và Mông Cổ. Đối với tỉnh Hoà Bình, năm 2018, thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác phát triển giữa 2 tỉnh Hoà Bình và TUV, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tăng cường phối hợp để triển khai, tổ chức thực hiện. Theo đó, hai tỉnh đã thực hiện giao lưu văn hoá, trao đổi đoàn, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng của tình hình thế giới, một số nội dung hợp tác đang được xúc tiến tổ chức thực hiện.
Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hoà Bình, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ gửi lời chúc mừng đến lãnh đạo nước Mông Cổ, tỉnh TUV, ngài Đại sứ nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.
Ngài Chích-chê Xê-rê-chao đã trao đổi thông tin về hoạt động của hai nước Việt Nam, Mông Cổ trong thời gian qua nhằm thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện; nhấn mạnh ấn tượng đặc biệt sâu sắc trong mối quan hệ hợp tác với tỉnh Hoà Bình sau mỗi chuyến thăm và làm việc.
Để duy trì kết nối, thúc đẩy phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hoà Bình và tỉnh TUV nói riêng, nước Mông Cổ nói chung, ngài Đại sứ mong muốn tỉnh Hoà Bình tiếp tục quan tâm, nghiên cứu, phối hợp, kết nối trong một số lĩnh vực lợi thế về nông nghiệp, giáo dục, y tế, văn hoá. Tuyên truyền, quảng bá lịch sử, tập quán, văn hóa, nghệ thuật của nhau để phát triển ngành du lịch của hai tỉnh. Ủng hộ và tham gia những ngày văn hóa được tổ chức ở mỗi nước, cũng như tuyên truyền cho người dân hai tỉnh và hai nước về sự kiện kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ và các sự kiện lãnh đạo 2 nước thăm chính thức lẫn nhau thời gian qua. Ngài Đại sứ tin tưởng mối quan hệ hợp tác tin cậy sâu sắc giữa hai nước Việt Nam, Mông Cổ sẽ đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, trên tất cả các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và toàn diện…
Trước đó, ngài Chích-chê Xê-rê-chao (Jigjee Sereejav), Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam cùng phu nhân đã tới thăm, chào xã giao đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh.
Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long (trái) và Tổng cục trưởng Tổng cục Thú y Mông Cổ ký mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu sản phẩm động vật, ngày 2/11/023. Ảnh: Cục Thú y
Thông tin từ Cục Thú y Mông Cổ cho biết, 1 container 20 tấn thịt dê xuất từ Mông Cổ đang trên đường về Việt Nam.
Đối tác nhập khẩu lô thịt dê này là một cty XNK ở Thanh Hóa.
Cựu Sinh viên VN tại MC, sang Mông Cổ năm 1976, về nước sớm do bệnh năm 1979.
Do tuổi cao bệnh nặng đã Từ trần hồi 15:55 ngày 12/10/2024, hưởng thọ 69 tuổi.
Xin gửi đến gia quyến Ông lời chia buồn sâu sắc.
Cầu mong Hương linh Ông siêu thoát Cửa Phật.
Nam mô Adida Phật.
TM Hội Cựu Sinh viên Việt Nam tại Mông Cổ
Hội Trưởng
TS Nguyễn Quế Côi.
PS: Anh Liêm cùng sang Mông Cổ năm 1976 với các anh: Nguyễn Quốc Đạt (Ở Viện Chăn nuôi), Trần Viết Hòa (hiện ở Thanh Hóa), Lê Đình Hòa (hiện ở Hà Nội), Hoàng Minh Hùng (đã mất), Nguyễn Việt Hưng (Bộ Ngoại giao).
Sau anh Hưng không học lớp tiếng Nga, mà vào thẳng năm thứ Nhất khoa Sử, ĐH Tổng hợp.
Với bề dày truyền thống 75 năm xây dựng và phát triển, 44 năm (5/1980 - 5/2023) được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là ngôi trường đặc biệt nhất nhì Mông Cổ.
Ngôi trường liên cấp duy nhất ở nước ngoài mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trường Hồ Chí Minh (tiền thân là Trường phổ thông số 14) tại Thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ) là một địa danh đặc biệt đối với người dân Mông Cổ và Việt Nam. Đây là ngôi trường liên cấp duy nhất ở nước ngoài mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, Danh nhân Văn hóa Thế giới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm Trường liên cấp số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Trường phổ thông số 14 được thành lập năm 1949, là một trong những trường đầu tiên của Thủ đô Ulan Bator. Đây cũng là một trong những nơi đào tạo nhân tài cho Mông Cổ.
Nhân dịp 90 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1980), ngày 14/5/1980, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ đã ra quyết định cho phép Trường phổ thông số 14 được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của ngôi trường.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cùng các đại biểu dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ trong khuôn viên Trường Hồ Chí Minh. Ảnh: Ngô Bình
Suốt 44 năm qua, thầy và trò trường không ngừng nỗ lực, đưa trường ngày một phát triển. Đặc biệt, với sự quan tâm của Chính phủ và Đại sứ quán Việt Nam, trường đã có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng.
Năm 2009, trường xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Năm 2017, Phòng truyền thống Hồ Chí Minh đã được khánh thành.
Hàng năm, trường tổ chức nhiều sự kiện kỷ niệm ngày lễ lớn của Việt Nam như sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc khánh 2/9… Đồng thời, tổ chức các cuộc thi viết, vẽ, tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
Học sinh Trường Hồ Chí Minh chào đón Bí thư Thành ủy TPHCM cùng đoàn đến thăm. Ảnh: Ngô Bình
Nhà trường cũng thành lập Câu lạc bộ Tiếng Việt với sự tham gia của đông đảo học sinh. Các em thể hiện sự thích thú, hào hứng mỗi khi tìm hiểu về Việt Nam và có những hiểu biết nhất định về Chủ tịch Hồ Chí Minh, biết hát bài hát Việt Nam, biết múa điệu múa của Việt Nam.
Các phòng học được trang trí bằng hệ thống máy tính hiện đại, hỗ trợ việc dạy và học. Trường cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo viên và học sinh sang Việt Nam tham quan, học tập. Trường là "cái nôi" đào tạo nên hàng nghìn học sinh, đóng góp lớn vào sự phát triển của Mông Cổ. Trong đó, nhiều học sinh trưởng thành từ ngôi trường này đã trở thành lãnh đạo cấp cao của Mông Cổ.
Trường đạt chuẩn Quốc gia
Trường Hồ Chí Minh là trường đạt chuẩn Quốc gia. Hiện nay, trường có khoảng 6.000 học sinh và 238 cán bộ, giáo viên. Trường cũng có các chương trình hợp tác đào tạo giữa hai nước. Mỗi năm, Việt Nam nhận đào tạo 15 học sinh Mông Cổ. Chính phủ Mông Cổ cũng tạo điều kiện cho 3 học sinh của trường sang Việt Nam học tập.
Đến nay, đã có hàng nghìn học sinh trưởng thành từ mái trường này. Điều đặc biệt là lễ tốt nghiệp cho học sinh đều được tổ chức vào ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một dịp dâng hoa báo công lên Người.
Trường Hồ Chí Minh chào đón đoàn đại biểu Việt Nam sang thăm. Ảnh: Vnu.edu.
Với những thành tích xuất sắc, Trường Hồ Chí Minh đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý trong nhiều thập kỷ qua; đặc biệt vinh dự được Nhà nước Việt Nam hai lần tặng Huy chương Hữu nghị và Bộ Ngoại giao Việt Nam tặng Bằng khen.
Trong chuyến công tác mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm Trường Hồ Chí Minh. Nhằm biểu dương thành tích "dạy tốt và học tốt" của thầy và trò Trường Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao tặng 50.000 USD quà của Đảng và Nhà nước Việt Nam ủng hộ trường bổ sung trang thiết bị giảng dạy.
Nhân dịp này, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân cũng trao 5 suất học bổng dành cho học sinh xuất sắc của Trường liên cấp số 14 giúp các em được sang học tập tại các đơn vị thành viên, trực thuộc của ĐHQGHN, tại đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(ĐCSVN) - Với bề dày truyền thống 74 năm xây dựng và phát triển, 44 năm (5/1980 - 5/2024) được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, giáo viên, học sinh Trường Hồ Chí Minh luôn tự hào là biểu tượng cho tình hữu nghị cao đẹp Việt nam - Mông Cổ.
Cộng đồng người Việt Nam, Hội Doanh nghiệp việt Nam tại Mông Cổ tặng chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Trường Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5/2022.
Trường Hồ Chí Minh (tiền thân là Trường phổ thông số 14) tại Thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ) là một địa danh đặc biệt, là Trường học cấp 1,2,3 duy nhất ở nước ngoài mang tên Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, Danh nhân văn hóa thế giới.
Điều đặc biệt để lại ấn tượng sâu sắc đối với chúng tôi khi đến thăm Mông Cổ - đất nước thảo nguyên nổi tiếng chính là những câu truyện huyền thoại người dân Mông Cổ truyền tai nhau về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về ngôi trường cấp 1,2,3 duy nhất trên thế giới mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh - biểu tượng cao đẹp cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ.
Trao đổi với Đoàn công tác, thầy E. Gungaajav, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Trường phổ thông số 14 được thành lập năm 1949, là một trong những trường đầu tiên của Thủ đô Ulan Bator và là một trong những nơi đào tạo nhân tài cho đất nước Mông Cổ.
Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1980), ngày 14/5/1980, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ đã ra quyết định cho phép Trường phổ thông số 14 được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quyết định này là một bước ngoặt, một dấu son trong lịch sử phát triển của nhà trường. Trong suốt 43 năm qua, thầy, trò của trường luôn được Chính phủ, Đại sứ quán Việt Nam quan tâm hỗ trợ cơ sở vật chất: Xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và sau đó là Phòng Truyền thống Hồ Chí Minh trong khuôn viên của trường (năm 2009), trang bị hệ thống máy tính trong các phòng học...; tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh sang Việt Nam tham quan, học tập. Đây là nguồn động viên, khích lệ rất lớn cho thầy, trò nhà trường phấn đấu là trường hàng đầu của Mông Cổ, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước. Nhiều học sinh trưởng thành từ ngôi trường này đã trở thành lãnh đạo cấp cao của Mông Cổ. Những hoạt động của thầy, trò trong quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành của nhà trường 75 năm qua, đặc biệt những thành tích nổi bật từ khi vinh dự được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tuyên truyền, quảng bá về con người, đất nước Việt Nam; vun đắp, củng cố mối quan hệ Mông Cổ - Việt Nam. Đồng thời, thầy E. Gungaajav bày tỏ cảm ơn sâu sắc về sự quan tâm giúp đỡ của Chính phủ, các bộ, ban, ngành của Việt Nam, trực tiếp là Đại sứ quán Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở Mông Cổ đối với sự phát triển của nhà trường trong những năm qua.
Ông Peter Hồng, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài thăm và làm việc với Hiệu trưởng Trường Hồ Chí Minh tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông cổ.
Trường Hồ Chí Minh là trường chuẩn quốc gia, với 180 giáo viên, 40 nhân viên và gần 6.000 học sinh ở cả ba cấp 1, 2, 3. Mục tiêu đồng thời cũng là phương châm giáo dục của nhà trường là: “Tất cả vì từng học sinh”. Vì thế, chương trình giáo dục đặc biệt chú ý đến phát triển năng lực cá nhân của từng học sinh, từ các môn học chung như Toán, Lý, Tiếng Anh, Sử, Sinh... đến các môn năng khiếu như Vẽ, Nhạc, Múa, Đàn... Nhà trường đã thành lập Câu lạc bộ Tiếng Việt, thu hút được nhiều học sinh tham gia học. Tất cả các học sinh của trường đều có những hiểu biết nhất định về Chủ tịch Hồ Chí Minh và biết hát bài hát Việt Nam, biết múa điệu múa của Việt Nam. Các thầy cô giáo tự giới thiệu cho học sinh lớp mình về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều giáo viên giỏi nhất cấp quốc gia và dạy giỏi cấp thành phố, đều còn rất trẻ. Trong chương trình hợp tác về giáo dục giữa hai nước, mỗi năm Việt Nam nhận đào tạo 15 học sinh của Mông Cổ. Chính phủ Mông Cổ tạo điều kiện cho 3 học sinh của trường mang tên Hồ Chí Minh sang Việt Nam học. Hiện trường có gần 20 sinh viên học tại Việt Nam, đều học xuất sắc, kể cả khả năng nghệ thuật. Đến nay, đã có hàng nghìn học sinh trưởng thành từ mái trường này. Điều đặc biệt đã thành thông lệ, lễ tốt nghiệp ra trường cho học sinh đều được tổ chức vào ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là dịp để học sinh làm lễ dâng hoa, báo công và trở thành một nét đẹp văn hóa của trường. Do vậy, nhà trường luôn là địa chỉ tin cậy được nhiều phụ huynh ở những địa bàn khác của thủ đô lựa chọn, mong muốn con em mình được học tại đây. Với những thành tích xuất sắc, Trường Hồ Chí Minh đã được Nhà nước Mông Cổ trao tặng nhiều danh hiệu cao quý vì đã có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp “trồng người” nhiều thập kỷ qua; đặc biệt vinh dự được Nhà nước Việt Nam 2 lần tặng Huy chương Hữu nghị, Bộ Ngoại giao Việt Nam tặng Bằng khen. Đây là niềm tự hào chung của hai đất nước.
Bên cạnh việc tổ chức, duy trì hiệu quả hoạt động của Phòng truyền thống về Chủ tịch Hồ Chí Minh, hằng năm, nhân dịp kỷ niệm ngày lễ lớn của Việt Nam như sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc khánh 2/9…, nhà trường đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ tổ chức rước cờ đỏ, sao vàng trong lễ thượng cờ, tổ chức các cuộc thi viết, làm thơ, vẽ, tìm hiểu về lãnh tụ Hồ Chí Minh, về quê hương, đất nước, con người Việt Nam; tổ chức biểu diễn văn nghệ hát các bài hát của Việt Nam... đã góp phần nâng cao sự hiểu biết của giáo viên, học sinh về Bác Hồ, về bản sắc văn hóa của đất nước và con người Việt Nam, càng làm cho người người dân Mông Cổ và Việt Nam hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau hơn.
Cô Sodnom Ordon, Thư ký của nhà trường chia sẻ: Chúng tôi rất tự hào được công tác, giảng dạy trong trường có bề dày truyền thống mang tên vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Và điều đó như nhắc nhở tôi và các đồng nghiệp phải cố gắng làm tốt công việc giảng dạy, “trồng người” để xứng đáng với niềm tin yêu của các bạn Việt Nam.
Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm.
Ông Nguyễn Huy Tuấn, Chủ tịch cộng đồng, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Mông Cổ cho biết: Trong những năm qua, Đại sứ quán Việt Nam, Cộng đồng người Việt Nam, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Mông Cổ đã phối hợp chặt chẽ với Ban lãnh đạo Trường Hồ Chí Minh tổ chức tốt các hoạt động nhân dịp các ngày lễ, Tết. Mỗi lần vào viếng Bác, tham dự lễ thượng cờ Việt Nam và tham gia với các hoạt động của thầy, trò nhà trường hướng về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước Việt Nam, chúng tôi lại càng ý thức, trách nhiệm hơn trong xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam - Mông Cổ ngày càng tốt đẹp; đồng thời luôn tự hào là con cháu và nguyện học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phát huy hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình hiện nay; thực sự là một trong những cầu nối văn hóa, kinh tế... cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ.
Ông Peter Hồng, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã từng đến hơn 170 quốc gia, thăm nhiều địa danh, khu lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các nước (Ấn Độ, Thái Lan, Pháp...), nhưng Trường Hồ Chí Minh tại Mông Cổ đã để lại một dấu ấn đặc biệt trong ông. Vì ngôi trường này không chỉ là nơi lưu giữ, làm sống lại cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ghi lại những dấu ấn trong quan hệ hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ; giáo dục, đào tạo và ươm mầm nhân tài cho đất nước Mông Cổ mà còn được chọn là nơi sinh hoạt văn hóa, tổ chức các sự kiện nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của Việt Nam (Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ngày Quốc khánh 2/9), đón tiếp nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và các đoàn công tác của Việt Nam đến thăm trường, viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phát biểu tại buổi gặp mặt với lãnh đạo nhà trường, thay mặt Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, ông đánh giá cao và trân trọng cảm ơn thầy, trò nhà trường đã có tình cảm sâu nặng và làm tốt việc truyền bá những giá trị cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đất nước và con người Việt Nam đối với người dân Mông Cổ trong những năm qua, đồng thời ông cam kết tài trợ cho trường 50 bộ máy tính để xây dựng một phòng LAB, có cài đặt phần mềm dữ liệu thông tin tuyên truyền về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Văn hóa Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024).
Những hoạt động và thành tích của Trường Hồ Chí Minh tại Mông Cổ là biểu tượng sinh động cho tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước; các hoạt động của thầy, trò Trường Hồ Chí Minh góp phần duy trì và thúc đẩy lan tỏa di sản quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Mông Cổ - Việt Nam trong giai đoạn hiện nay./.
Bộ trưởng Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ Enkhbayar Jadamba khẳng định trong buổi tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan.
Việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện mở ra cơ hội mới cho hợp tác nông nghiệp song phương. Ảnh: ICD.
Ngày 1/10, tại thủ đô Ulan Bato, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan gặp mặt và làm việc với ông Enkhbayar Jadamba - Bộ trưởng Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ.
Buổi họp diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mông Cổ nhân dịp kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao và nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện.
Trao đổi thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây tăng trưởng nhanh, với kim ngạch song phương năm 2022 đạt 85 triệu USD; năm 2023 đạt 132 triệu USD; 7 tháng năm 2024 đạt 65,5 triệu USD. Với tín hiệu tích cực này, hai nước đặt mục tiêu sớm đưa kim ngạch thương mại song phương lên 200 triệu USD.
Bộ trưởng Jamdaba cho rằng, nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác đầy tiềm năng. Mông Cổ có thế mạnh về chăn nuôi, còn Việt Nam có thế mạnh về trồng trọt và sản xuất thực phẩm.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan, nhất là về địa lý và vận tải, việc xúc tiến đưa sản phẩm thịt gia súc của Mông Cổ sang Việt Nam vẫn còn vướng mắc. Điều này khiến hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước chưa được phát triển, duy trì ở mức khiêm tốn so với tiềm năng và nhu cầu thực tế của hai nước.
Bộ trưởng Mông Cổ chia sẻ, một trong những thách thức lớn về thương mại là vận tải quốc tế có chi phí cao và thời gian dài, vì Mông Cổ xa và nằm sâu trong lục địa nên phải đa phương thức vận tải và trung chuyển. Đồng thời, hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa của Trung Quốc trong khi yếu thế về chi phí và thời gian vận chuyển.
Ông Jamdaba nhấn mạnh, để giải quyết những thách thức về thương mại hiện tại, đặc biệt là vấn đề vận tải, hai bên cần tìm ra các giải pháp sáng tạo và linh hoạt hơn. Một trong những sáng kiến được ông đề xuất là thiết lập cơ chế hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc.
Trong khuôn khổ sáng kiến này, Mông Cổ sẽ cung cấp các sản phẩm thịt gia súc - vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước bạn. Bên cạnh đó, Mông Cổ mong muốn nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Bộ trưởng Jamdaba kỳ vọng hai nước có thể xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả, trong đó gạo từ Việt Nam có thể được vận chuyển thông qua các tuyến vận tải đa phương thức, với Trung Quốc đóng vai trò cầu nối quan trọng.
Trao đổi với lãnh đạo Mông Cổ, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đồng tình và cho rằng, hai nước cần quan tâm hơn việc khai thông các điểm nghẽn để thúc đẩy hợp tác nông nghiệp. Ông khẳng định, Trung Quốc đóng vai trò trung chuyển quan trọng trong việc vận tải hàng hóa giữa Việt Nam và Mông Cổ. Việc phối hợp hiệu quả với Trung Quốc sẽ giúp giảm chi phí vận tải và rút ngắn thời gian giao thương, từ đó tăng tính cạnh tranh của hàng hóa hai nước trên thị trường.
Đoàn công tác Bộ NN-PTNT chụp ảnh kỷ niệm với Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ. Ảnh: ICD.
Cùng với đó, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã mời lãnh đạo Mông Cổ sang Việt Nam để đồng chủ trì Kỳ họp Ủy ban Liên Chính phủ, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 11/2024.
Tư lệnh ngành NN-PTNT nhấn mạnh: “Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, cần được quan tâm tương xứng với tầm mức quan hệ mới”.
Tại buổi làm việc, hai Bộ trưởng đàm thảo kế hoạch đồng tổ chức Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Mông Cổ và phát triển nông sản Mông Cổ tại Việt Nam, gắn với Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 24).
“Chúng tôi dự kiến dành không gian ưu tiên trang trọng cho doanh nghiệp Mông Cổ. Các bạn có thể đem sản phẩm tới trưng bày, quảng bá, gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nhiều nước khác”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.
Người đứng đầu Bộ NN-PTNT khẳng định, việc thúc đẩy trao đổi thương mại nông sản giữa hai nước không chỉ giúp Mông Cổ đảm bảo an ninh lương thực mà còn tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu gạo. Trong đó, việc phối hợp chặt chẽ với Trung Quốc trong lĩnh vực vận tải sẽ là yếu tố then chốt, giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa và giải quyết những điểm nghẽn đã tồn tại lâu nay.
Chuyến thăm Mông Cổ ngày 30/9 - 1/10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mở ra một chương mới khi hai nước chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện, tạo bước phát triển đột phá trong giai đoạn tới, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp.
NDO - Tiếp tục chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, sáng ngày 1/10, theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam, gặp gỡ, nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ.
(Ảnh: NGUYỄN HỒNG)
Trò chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ, thay mặt Đảng, Nhà nước và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi tới các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán cùng toàn thể cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ lời thăm hỏi ân cần, lời chúc sức khỏe, hạnh phúc cùng những tình cảm ấm áp nhất từ quê hương Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết, chuyến thăm tới Mông Cổ lần này có ý nghĩa quan trọng, diễn ra khi quan hệ hai nước đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất; sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa nhân dân hai nước ngày càng sâu sắc; quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực như chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế và du lịch ngày càng mở rộng và đạt được một số kết quả thực chất trong thời gian gần đây. Hai bên ra tuyên bố thiết lập quan hệ “Đối tác toàn diện” nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; đồng thời cùng trao đổi về các biện pháp lớn thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất và lâu dài trong thời gian tới.
Thông tin đến cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ một số điểm nổi bật về tình hình trong nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đây là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong năm 2025 tới. Nhiệm vụ này sẽ được thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm với các giải pháp thực hiện hiệu quả nhất, tập trung mọi nguồn lực, biện pháp, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu đề ra.
(Ảnh: NGUYỄN HỒNG)
Để đạt mục tiêu trên, cần thực hiện các giải pháp quyết liệt, dứt điểm, tăng tốc để thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2025; đạt cho được các chỉ tiêu và tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong những năm tiếp theo; chú trọng tập trung cao nhất các giải pháp ưu tiên để bảo đảm tăng trưởng cao của nền kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, chăm lo tốt nhất cho đời sống người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và không ngừng nâng cao vị thế và đóng góp của Việt Nam vào hòa bình, ổn định phát triển của khu vực và thế giới.
Về cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị cần tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên, hội nhập tích cực, tuân thủ pháp luật và đóng góp cho phát triển ở nước sở tại, góp phần phát triển quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ.
Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ phát huy vai trò cầu nối giữa hai nước và giữa các bộ, ngành hai bên, phối hợp triển khai hiệu quả các thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước trong đó có Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ; phối hợp thúc đẩy hiệu quả quan hệ, hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực...
Đại sứ quán tiếp tục làm tốt công tác cộng đồng và bảo hộ công dân; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng ta tại Mông Cổ tiếp tục tuân thủ pháp luật của sở tại, không để xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong mắt bạn bè Mông Cổ, tránh gây ảnh hưởng không tốt đến quan hệ hai nước đang phát triển rất tốt đẹp; đùm bọc, giúp đỡ, cùng hỗ trợ nhau làm ăn, học tập thuận lợi...
Tại buổi gặp gỡ, Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ Nguyễn Tuấn Thanh đã báo cáo với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về kết quả công tác của Đại sứ quán, tình hình quan hệ song phương Việt Nam-Mông Cổ và công tác đối với cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ. Đại sứ cho biết, hiện cộng đồng người Việt tại Mông Cổ có khoảng 900 người; có hai tổ chức hội đoàn là Hội người Việt Nam tại Mông Cổ và Hội Doanh nhân Việt Nam tại Mông Cổ.
Thời gian qua, các tổ chức hội đoàn tại Mông Cổ đã tích cực hoạt động và tham gia các hoạt động do Đại sứ quán tổ chức, hướng dẫn; tiến hành nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về quê hương, đất nước. Gần đây, cộng đồng cùng các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán đã quyên góp được 241 triệu đồng ủng hộ các địa phương trong nước chịu thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
(Ảnh: NGUYỄN HỒNG)
Đại diện cộng đồng người Việt tại Mông Cổ, ông Nguyễn Huy Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Mông Cổ, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Mông Cổ trân trọng cảm ơn tình cảm, sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ, đồng hành của Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ đối với cộng đồng. Về phía cộng đồng, khẳng định luôn hướng về quê hương và mong muốn được cống hiến sức lực, trí tuệ vào công cuộc phát triển đất nước, đồng thời tiếp tục triển khai các hoạt động thiết thực, đóng góp vào việc vun đắp quan hệ hữu nghị giữa hai nước lên một tầm cao mới.
Đại diện cho thế hệ trẻ kiều bào đang sinh sống tại Mông Cổ, em Nguyễn Thị Đoan Trang, sinh viên năm 2 Khoa Quan hệ quốc tế, Trường đại học Quốc gia Mông Cổ cho biết, sự phát triển của quan hệ Việt Nam-Mông Cổ đã mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên hai nước được trao đổi, học tập. Tuy nhiên, hiện nay số lượng sinh viên Việt Nam học tập tại Mông Cổ còn hạn chế, bày tỏ hy vọng có nhiều hơn bạn trẻ Việt Nam biết đến và tận dụng được tối đa điều kiện giáo dục mà Chính phủ Mông Cổ dành cho Việt Nam.
Trước đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã vào thăm khu vực Không gian tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
NDO - Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, sáng 1/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Trường liên cấp số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại thủ đô Ulan Bator. Đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và đoàn có Bộ trưởng Giáo dục Mông Cổ P. Naranbayar, hiệu trưởng và đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu ý kiến tại buổi thăm Trường liên cấp số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: NGUYỄN HỒNG)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan Phòng truyền thống Hồ Chí Minh trong khuôn viên trường.
Tại đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã ghi lưu bút với nội dung: “Tôi và Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam rất vui mừng đến thăm Trường liên cấp số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những trường điểm quốc gia và là nơi đào tạo ra nhiều hiền tài cho đất nước Mông Cổ tươi đẹp.
Tôi chúc mừng và tin tưởng thầy trò nhà trường sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, sứ mệnh cao cả trong sự nghiệp “trồng người”, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân Mông Cổ, xứng đáng với danh xưng Trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước chúng ta”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tặng bức ảnh Bác Hồ với thiếu nhi cho Hiệu trưởng nhà trường. (Ảnh: NGUYỄN HỒNG)
Chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến thăm trường, các em học sinh người Mông Cổ với trang phục truyền thống Mông Cổ, trang phục truyền thống của Việt Nam đã biểu diễn các tiết mục văn nghệ, cất vang lời bài hát Nhớ ơn Bác Hồ với những giọng ca ngọt ngào “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh. Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng” và “như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” cùng những điệu múa đậm chất văn hóa truyền thống Việt Nam.
Một trong những hoạt động tiêu biểu của nhà trường là tôn vinh sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Học sinh nhà trường được tìm hiểu, học hỏi về văn hóa, phong tục tập quán của nhân dân Việt Nam.
Hiệu trưởng E. Gungaajav
Báo cáo về hoạt động của Trường liên cấp số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy Hiệu trưởng E. Gungaajav cho biết, trường có khoảng 6.000 học sinh, 238 giáo viên và nhân viên. Một trong những hoạt động tiêu biểu của nhà trường là tôn vinh sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Học sinh nhà trường được tìm hiểu, học hỏi về văn hóa, phong tục tập quán của nhân dân Việt Nam. Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến thăm trường, nhà trường đã chính thức phát động cuộc thi vẽ, tranh, ảnh, thơ ca, viết văn với chủ đề “Tìm hiểu đất nước Việt Nam” tới các học sinh trong trường.
Phát biểu tại buổi đến thăm trường, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ xúc động trở lại thăm Trường liên cấp số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ và cũng là dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập trường.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Người là Lãnh tụ đầu tiên của Việt Nam thăm chính thức Mông Cổ năm 1955, cùng lãnh đạo Mông Cổ đặt nền móng vững chắc cho quan hệ hữu nghị, mở ra thời kỳ phát triển, đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam và Mông Cổ.
Trường liên cấp số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những biểu tượng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Mông Cổ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước vui mừng nhận thấy, Trường liên cấp số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những Trường điểm hàng đầu quốc gia, điển hình cho nền giáo dục phổ thông hiện đại, tiên tiến của Mông Cổ, đã đào tạo nhiều lãnh đạo, nhân tài của Mông Cổ. Đặc biệt, Trường cũng là một trong những biểu tượng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Mông Cổ.
Học sinh nhà trường biểu diễn văn nghệ chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến thăm trường. (Ảnh: NGUYỄN HỒNG)
Thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những thành tích xuất sắc mà thầy trò Nhà trường đạt được trong sự nghiệp "trồng người", góp phần quan trọng làm sâu sắc hơn sự hiểu biết giữa người dân hai nước cũng như quan hệ "Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ". Đánh giá cao việc các thầy, cô giáo không ngừng tu dưỡng đạo đức-kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn; năng động, linh hoạt, sáng tạo trong đổi mới tư duy dạy và học để truyền cảm hứng, lòng yêu nước tới các học sinh, những mầm non tương lai của đất nước Mông Cổ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong các cháu tiếp tục thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; học tập tốt, lao động tốt; đoàn kết tốt, kỷ luật tốt; giữ gìn vệ sinh thật tốt; khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Các cháu cố gắng hăng hái hơn nữa trong học tập và rèn luyện, để mang lại niềm vui, niềm tự hào, hạnh phúc cho các thầy cô, cho bố mẹ và gia đình, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước tươi đẹp, góp phần xây dựng đất nước Mông Cổ ngày càng giàu mạnh, quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Mông Cổ phát triển tốt đẹp và đặc biệt xứng đáng là học sinh Trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhằm biểu dương thành tích "dạy tốt và học tốt", kịp thời động viên, khích lệ thầy trò nhà trường, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao tặng 50.000 USD quà của Đảng và Nhà nước Việt Nam ủng hộ trường bổ sung trang thiết bị giảng dạy để chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới.
Nhân dịp này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội (Việt Nam) tặng quà Trường liên cấp số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại học Quốc gia Hà Nội trao tặng các suất học bổng cho Trường liên cấp số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trường liên cấp số 14 được thành lập năm 1949, là một trong những cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước Mông Cổ. Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Mông Cổ đã ra quyết định cho phép Trường được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 2009, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng trong khuôn viên của trường; năm 2017, Phòng truyền thống Hồ Chí Minh đã được khánh thành.
Nhà trường đã thành lập Câu lạc bộ Tiếng Việt, thu hút được nhiều học sinh tham gia học. Tất cả các học sinh của trường đều có những hiểu biết nhất định về Chủ tịch Hồ Chí Minh và biết hát bài hát Việt Nam, biết múa điệu múa của Việt Nam.
Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)