Bài dưới đây là của BBCNews. Xin giớới thiệu cùng bạn đọc.
Các quan chức và báo chí nhà nước Mông Cổ cho hay ít nhất bốn người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình bạo lực tại thủ đô Ulan Bator sau khi có cáo buộc gian lận bầu cử.
Ít nhất 130 cảnh sát và người biểu tình bị thương và hàng trăm người bị bắt giữ.
Ít nhất 130 cảnh sát và người biểu tình bị thương và hàng trăm người bị bắt giữ.
Hôm 1/7, các đám đông đã đốt tòa nhà của đảng cầm quyền tại Ulan Bator và đụng độ với cảnh sát sau khi cho rằng có gian lận trong cuộc bỏ phiếu một ngày trước đó. Cảnh sát phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Kết quả chính thức chưa được công bố, nhưng kết quả sơ bộ cho thấy đảng cầm quyền Cách mạng Nhân dân Mông Cổ (MPRP) đã giành thắng lợi.
Đảng này được nói đã chiếm ít nhất 45 trong số 76 ghế tại Quốc hội, nhưng phe Dân chủ đối lập cho rằng đã có gian lận.
Hàng nghìn người đã tụ tập trên đường phố sau khi có kết quả sơ bộ hôm 1/7.
Sử dụng vũ lực
Theo hãng thông tấn Montsame của Mông Cổ, người biểu tình còn đốt các bức họa tại bảo tàng mỹ thuật quốc gia.
Cảnh sát đã phải dùng tới hơi cay, đạn cao su và vòi rồng để đẩy lui những người biểu tình trong khi họ ném đá phản đối.
Tổng thống Nambaryn Enkhbayar đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài trong bốn ngày, bắt đầu từ 23:30 giờ ngày 1/7.
Tới sáng thứ Tư, 2/7, cảnh sát đã dựng chướng ngại vật tại nhiều khu vực thủ đô Ulan Bator, nhưng theo AP, các cửa hàng vẫn mở cửa và giao thông vẫn bình thường.
Theo Montsame, các nhà lập pháp sẽ nhóm họp khẩn vào cuối ngày để bàn về tình hình hiện thời.
Nhưng lãnh đạo đảng Dân chủ, Tsakhia Elbegdorj, lại cho rằng phe đối lập đã bị ăn chặn.
Thủ đô Mông Cổ yên tĩnh trở lại
Đường phố ở thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ đã yên tĩnh trở lại, hai ngày sau các cuộc biểu tình bạo lực làm năm người thiệt mạng.
Bộ trưởng Tư pháp Mông Cổ cho hay, tình hình đã ổn định và cảnh sát đã được triển khai thay thế quân đội.
Tuy nhiên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp vẫn còn hiệu lực kể hôm 1/7, sau khi bạo lực bùng phát.
Ông Purevdorjiin Naranbat nói với hãng AFP: “Cuộc bầu cử diễn ra tốt đẹp và theo đúng luật. Nó thực sự công bằng.”
“Một số người không chấp nhận rằng ứng viên của mình thất bại. Chúng tôi đã kiểm phiếu lại nhiều lần, và vẫn chỉ là kết quả như vậy, nên không có gì sai trái cả.”
Bộ trưởng Tư pháp Munkhorgil nói: “Cảnh sát cần phải sử dụng vũ lực để chống lại những kẻ tội phạm cướp phá tài sản của chính phủ và của người dân”.
Tới sáng thứ Tư, 2/7, cảnh sát đã dựng chướng ngại vật tại nhiều khu vực thủ đô Ulan Bator, nhưng theo AP, các cửa hàng vẫn mở cửa và giao thông vẫn bình thường.
Theo Montsame, các nhà lập pháp sẽ nhóm họp khẩn vào cuối ngày để bàn về tình hình hiện thời.
Tranh cãi khoáng sản
Cả MPRP và các nhà quan sát quốc tế đều cho rằng việc bỏ phiếu diễn ta tự do và công bằng.
Nhưng lãnh đạo đảng Dân chủ, Tsakhia Elbegdorj, lại cho rằng phe đối lập đã bị ăn chặn.
Nếu phần lớn người dân bầu cho chúng tôi, tại sao chúng tôi lại thua? Chúng tôi thua vì những kẻ xấu đã thay đổi kết quả.
Đây là cuộc bầu cử thứ năm kể từ khi Mông Cổ thông qua các cải cách chính trị và kinh tế sâu rộng năm 1990.
Trước đó, chính phủ Mông Cổ được coi là một bản sao của người láng giềng Soviet.
MPRP lãnh đạo đất nước từ năm 1921 cho tới năm 1996, khi họ bị phe Dân chủ đánh bại. Năm 2004, hai bên buộc phải thành lập liên minh, nhưng lại đổ vỡ hai năm sau đó.
Hai đảng bất đồng quanh chuyện làm sao khai thác các nguồn khoáng sản đồng, vàng và than mới được tìm thấy.
MPRP lãnh đạo đất nước từ năm 1921 cho tới năm 1996, khi họ bị phe Dân chủ đánh bại. Năm 2004, hai bên buộc phải thành lập liên minh, nhưng lại đổ vỡ hai năm sau đó.
Hai đảng bất đồng quanh chuyện làm sao khai thác các nguồn khoáng sản đồng, vàng và than mới được tìm thấy.
Thủ đô Mông Cổ yên tĩnh trở lại
Đường phố ở thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ đã yên tĩnh trở lại, hai ngày sau các cuộc biểu tình bạo lực làm năm người thiệt mạng.
Bộ trưởng Tư pháp Mông Cổ cho hay, tình hình đã ổn định và cảnh sát đã được triển khai thay thế quân đội.
Tuy nhiên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp vẫn còn hiệu lực kể hôm 1/7, sau khi bạo lực bùng phát.
Ông Purevdorjiin Naranbat nói với hãng AFP: “Cuộc bầu cử diễn ra tốt đẹp và theo đúng luật. Nó thực sự công bằng.”
“Một số người không chấp nhận rằng ứng viên của mình thất bại. Chúng tôi đã kiểm phiếu lại nhiều lần, và vẫn chỉ là kết quả như vậy, nên không có gì sai trái cả.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét