Tổng số lượt xem trang

Trang

Chào mừng các bạn đến với "Motthoimongolia"





Số người online -----


web trends

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

CÁI CHẾT CỦA THÀNH CÁT TƯ HÃN - BÍ MẬT GẦN 800 NĂM

CÁI CHẾT CỦA THÀNH CÁT TƯ HÃN - BÍ MẬT GẦN 800 NĂM

Tuy đã gần 8 thế kỷ trôi qua nhưng đến nay cái chết của Thành Cát Tư Hãn - lãnh chúa Mông Cổ này vẫn nằm trong bí ẩn.

Thành Cát Tư Hãn là ai?



Thành Cát Tư Hãn (1162-1227), tên tiếng Anh Genghis Khan, người sáng lập ra Đế chế Mông Cổ sau khi thống nhất các bộ lạc độc lập ở vùng Đông Bắc Á vào năm 1206, từng được mệnh danh là "bá chủ hoàn cầu" về tài năng quân sự. Ông được lịch sử đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn trong lịch sử nhân loại, nhất là sự ổn định ở khu vực Á- Âu trong suốt một thời gian dài cho dù ông cũng là người gây ra không biết bao đau khổ cho những người chống lại ông.

Đặc biệt, hậu duệ Thành Cát Tư Hãn còn mắc hội chứng nghiện "thôn tính" các nước láng giềng, như cháu nội Hốt Tất Liệt, Timur Lenk và Babur. Hội chứng này trên chỉ dừng lại vào cuối thế kỷ 17 khi người Trung Quốc đủ mạnh thống trị lại những vùng đất đã bị mất.

Bốn giả thiết về cái chết của Thành Cát Tư Hãn

Đã gần 800 năm trôi qua nhưng cái chết của Thành Cát Tư Hãn hiện vẫn là câu hỏi gây đau đầu trong trong giới sử học. Thời gian Thành Cát Tư Hãn qua đời cũng là một ẩn số. Giả thuyết được đưa ra nhiều nhất là cuối hè, tầm tháng 8 năm 1227 khi nhiệt độ ở Mông Cổ bắt đầu sụt giảm. Ban ngày trời nóng như đổ lửa nhưng đêm đến lại lạnh cắt da cắt thịt. Thời tiết bất thường khiến Thành Cát Tư Hãn lâm bệnh và qua đời. Theo nhà sử học Tống Liêu đời nhà Minh, Thành Cát Tư Hãn qua đời tháng 8/1277 ở tuổi 65 hoặc 67 tại Trung Quốc, di tích về cái chết của ông chỉ vẻn vẹn có 20 chữ nên người ta không biết thực hư. Đến nay có tới 4 giả thiết về cái chết của Thành Cát Tư Hãn được xem là tin cậy hơn cả.

Thứ nhất, thuyết bị sét đánh, đây là giả thiết của người phương Tây dựa trên ghi chép của nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha, Giovani da Pian del Carpini do tòa thánh La Mã cử đi Mông Cổ từ năm 1245 đến 1247. Ông này phát hiện thấy ở Mông Cổ lúc ấy thường có sấm sét, dông bão, giết chết nhiều người, nhất là mùa hè, vì thế ngày nay người Mông Cổ rất sợ sấm chớp.

Thứ hai, bị trúng độc, giả thiết này dựa vào cuốn Marco Polo du ký của sứ giả Marco Polo người Italia, đến Trung Quốc vào năm 1275, Marco Polo nghe được tin lỏm từ Hốt Tất Liệt cho biết trong khi tấn công Tây Hạ, Thành Cát Tư Hãn đã bị trúng tên độc vào đầu gối. 

Thứ ba, do ngã ngựa , theo sử sách còn ghi thì mùa thu năm 1226, Thành Cát Tư Hãn cưỡi ngựa hồng đi săn có vợ đi cùng nhưng vô tình gặp đàn ngựa rừng khiến con ngựa ông cưỡi hoảng sợ, lồng lên làm cho Thành Cát Tư Hãn bất ngờ ngã ngựa, sau đó ốm nặng.

Thứ tư, bị ám sát (hành thích), giả thiết này dựa vào một cuốn sách nói về Mông Cổ thời Khang Hy nhà Thanh năm 1662. Sách dẫn, khi tấn công Tây Hạ, binh lính đã bắt được Vương phi Tây Hạ xinh đẹp đã đưa về dâng Thành Cát Tư Hãn. Vốn là người Nguyên Mông, nên trong đêm ân ái nhân lúc Thành Cát Tư Hãn mỏi mệt người phụ nữ này đã "hạ gục" lãnh chúa bằng một đòn hiểm. Nghe có vẻ hoang đường song giả thiết này lại có lý, nhất là khi Thành Cát Tư Hãn lại là con người rất "hiếu sát và hiếu sắc", ưa giết chóc và dâm dục. Nghe đồn, với hai bàn tay trắng nhưng Vương phi Tây Hạ có thể hạ gục đối phương trong chốc lát bằng cách cắn vào chỗ yếu nhất !.
Nhà báo Robin Ackroyd và ấn phẩm Thành Cát Tư Hãn: Mộ linh thiêng và bí mật kho báu của Hoàng đế Mông Cổ
Đám tang ma mị và bí ẩn

Giống như cái chết, đám tang của của Thành Cát Tư Hãn cũng chứa đựng nhiều bí ẩn. Theo truyền thuyết còn lưu thì đám tang của ông được thực hiện ở chính quốc Mông Cổ. Có hàng nghìn người phải chết theo, bởi trước khi chết Thành Cát Tư Hãn yêu cầu đám tang phải được thực hiện trong bí mật, càng ít người biết càng tốt. Binh sĩ bị cáo buộc đã giết chết tất cả mọi người có mặt tại đám tang, và sau đó tự giết chính bản thân họ. Ngựa được dùng để chà đạp trên mặt mộ nhằm phi tang vết tích, thậm chí người ta còn khai một dòng sông chảy qua gần hầm mộ để Thành Cát Tư Hãn yên giấc ngàn thu mà không bị hậu thế quấy rầy.

Đề cập tới đám tang này Marco Polo còn ghi: "Trên đường chuyển linh cữu về Mông Cổ, suốt dọc đường quân binh hộ tống hễ gặp người là giết. Khi thi hài về đến vùng núi A Nhĩ Thái thì quân binh đã giết gần 2.000 người, ngoài ra, còn có 40 tì thiếp xinh đẹp từng hầu hạ Thành Cát Tư Hãn cùng bị chết theo".

Theo tài liệu sử học Trung Quốc thì cũng giống như các triều đại đi trước Thành Cát Tư Hãn đã chọn cách “bí mật táng” để không ai nhận biết mộ thật của mình. Cũng có tin đồn thi hài Thành Cát Tư Hãn được chôn giữa thảo nguyên bao la. Khi hạ huyệt, người ta dắt hai mẹ con con lạc đà, giết chết con con trước mặt con mẹ rồi đưa con mẹ về. Sau khi chôn cấp xong thì cho hàng ngàn kỵ binh quần lên trên nghĩa địa nhằm xóa dấu vết. Chỉ có con lạc đà mẹ là luôn nhớ chính xác chỗ con chết, nên người trong hoàng tộc có thể đi theo mà xác định chỗ chôn Thành Cát Tư Hãn.

Theo Đất Việt

Không có nhận xét nào:

Chào mừng các bạn đến với MỘT THỜI MONGOLIA ĐỂ NHỚ

Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)