Tổng số lượt xem trang

Trang

Chào mừng các bạn đến với "Motthoimongolia"





Số người online -----


web trends

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

THĂM BẠN (1)

 THĂM BẠN 

Lã Văn Lý

Giữa "cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh" tôi và Phó Giáo sư Trần Tường có chuyến thăm gia đình Đại sứ Hoàng Tuấn Thịnh và chị Hồ Thị Thanh Hương tại Hà Nội. Chuyến thăm được dự kiến từ lâu nhưng vì nhiều lý do nay mới được thực hiện. 

Đúng 8h 30' ngày 29/11/20 chúng tôi có mặt tại nhà anh Thịnh. Bỏ qua mọi thủ tục xã giao khách khí, chúng tôi choàng lấy nhau bắt đầu trò chuyện như thời sinh viên hơn 40 năm về trước. Chị Hương pha cho anh em chúng tôi mỗi người một cốc chè sữa Mông Cổ nóng hổi, thơm ngon, mằn mặn tạo cảm giác ngậy bùi nơi đầu lưỡi khiến những ký ức về đất nước thảo nguyên bao la bỗng ùa về trong chúng tôi. 

Đương nhiên câu chuyện bắt đầu bằng những kỷ niệm thời sinh viên sôi nổi. Nhưng vì có quá nhiều sự kiện nên các câu chuyện cứ đan xen. Lúc thì về công việc dạy học của ông Phó Giáo sư trên khắp các vùng miền đất nước, lúc thì những câu chuyện ngoại giao đầy thi vị của ngài Đại sứ. Loáng một cái mấy tiếng đồng trôi qua, chị Hương dọn cơm để mọi người vừa ăn vừa nói chuyện.

Tự nhiên câu chuyện chuyển sang thời kỳ loạn lạc khi Liên Xô sụp đổ mà các anh Phan Đình Thắm, anh Trần Văn Tường, vợ chồng anh Hoàng Tuấn Thịnh đều là nhân chứng. 

Anh Thịnh lúc đó cũng đang học Ngoại thương ở Nga. 

Một thời kỳ tang tóc của nước Nga đau thương nhưng vĩ đại. Người Việt ta bên đó biết bao số phận cũng đầy những thăng trầm. Nạn đánh người Việt cướp tiền xảy ra như cơm bữa. Anh Thắm bị gãy một xương sườn, anh Tường bị trận nhừ đòn tử nhưng may còn không mất tiền (vì thực ra trong người tiền ít quá nên bọn cướp  không tìm thấy). Lần khác chúng đánh anh Tường rất hiểm ác. Rất may, cảnh sát kịp thời túm được bọn cướp và đưa anh Tường vào đồn yêu cầu anh làm thủ tục kiện chúng ra tòa nhưng anh Tường đã xin tha cho chúng. Tôi bỗng nhớ một nhà báo phương Tây nói người Việt Nam có lòng vị tha cao cả. Còn anh Thịnh tuy lúc nào cũng đạo mạo, chỉn chu tay luôn cắp ca táp nhưng vẫn gom được lô hàng chuyển mấy nghìn cây số thì phải bán phá giá... 

Lúc đó đất nước mình cũng rất khổ, và đói.  Do tính mê văn nên tôi vẫn theo dõi sát tình hình bên Nga qua loạt bài viết của nhà văn, nhà thơ, tiến sỹ văn học Nguyễn Huy Hoàng, giảng viên cao cấp của Trường Đại học tổng hợp Lô mô lô xốp. Tôi kinh hoàng không hiểu Liên Xô vĩ đại như vậy, đi khắp đất nước bao la trải dài cả chục nghìn cây số từ đông sang tây cảnh tượng thanh bình như vậy, con người sống chan hòa trong tình nhân ái "người yêu người sống để yêu nhau" nay mới chỉ "qua một cuộc bể dâu" mà sao đến nông nỗi thế. 


(Còn nữa).

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

THÔNG BÁO CỦA ĐSQVN TẠI MC VỀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG DỊCH COVID-19 CỦA CHÍNH PHỦ MC

 Ngày 25/11/2020, ĐSQ VN tại MC đã gửi Thông báo yêu cầu các thành viên Cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ nghiêm chỉnh chấp hành các biện pháp phòng chống Dịch Covid-19 như dưới đây.




Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2020

Dịch Covid19: Thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ áp đặt lệnh giới nghiêm tạm thời

 VOV.VN - Sau khi xuất hiện nhiều ca nhiễm Covid-19 trong nội địa những ngày gần đây, chính quyền Mông Cổ đã quyết định áp đặt lệnh giới nghiêm tạm thời tại thủ đô Ulan Bator.

Theo đó, Ủy ban các tình huống khẩn cấp quốc gia của Mông Cổ đã quyết định áp đặt lệnh giới nghiêm tạm thời tại thủ đô Ulan Bator từ 2h ngày 11/11 đến 23h ngày 13/11, trong thời gian này tất cả các phương tiện như ô tô, tàu thuyền, máy bay không được phép rời khỏi thủ đô, các trường học và trung tâm đào tạo cũng tạm đóng cửa đến ngày 14/11, ngoài ra tất cả các địa điểm công cộng cũng tạm đóng cửa cho đến khi có thông báo mới.  

Tổng thống Mông Cổ Khaltmaagiin Battulga cho biết, chính phủ sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn dịch bệnh và kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác, cùng vượt qua thời điểm khó khăn này.

Trong khi đó, Thủ tướng Mông Cổ Ukhnaa Khurelsukh nhận định, có thể chính phủ nước này sẽ phải kéo dài thời gian áp dụng các biện pháp kiểm soát, đồng thời hy vọng người dân ủng hộ các biện pháp của chính phủ.  

Trung tâm nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm quốc gia Mông Cổ hôm 6/11 vừa qua thông báo một trường hợp y tá bị nhiễm Covid-19, sau đó một bác sỹ làm cùng cũng được xác nhận nhiễm bệnh.

Ngày 11/11, Mông Cổ thông báo có thêm 16 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 tại nước này lên con số 384 trường hợp kể từ đầu dịch cho đến nay./.

Mông Cổ mua hơn 19 tấn kim loại quý cho đến nay trong năm 2020

16:58 | 09/11/2020

|
Ngân hàng trung ương Mông Cổ đã mua 19,2 tấn kim loại quý trong 10 tháng đầu năm nay, bao gồm 17,5 tấn vàng từ các pháp nhân và cá nhân, ngân hàng trung ương nước này cho biết ngày 3/11.

Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới thường coi vàng như một phần trong dự trữ ngoại hối của họ để mang lại lợi nhuận dài hạn và tính thanh khoản cao.

Dự trữ ngoại hối của Mông Cổ ở mức 3,6 tỷ đô la Mỹ vào cuối nửa đầu năm nay. Ngân hàng trung ương nước này đặt mục tiêu tăng dự trữ lên ít nhất 6,5 tỷ đô la trong trung hạn.

Tính đến tháng 10, giá vàng mua vào trung bình của ngân hàng là 174.145,46 tugrik Mông Cổ (61 đô la Mỹ)/gram.

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020

Kỷ niệm 40 năm trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Ulan Bator

 Ngày 5/11, tại thủ đô Ulan Bator, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ đã phối hợp với Trường số 14 tổ chức kỷ niệm 40 năm trường này mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh và đón nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Kỷ niệm 40 năm trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Ulan Bator
Một tiết mục văn nghệ do các cháu học sinh trường số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Chí Minh biểu diễn . (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Mông Cổ)

Niềm tự hào của hai dân tộc

Được thành lập năm 1949, Trường phổ thông số 14 là một trong những trường đầu tiên của TP. Ulan Bator và là một trong những nơi đào tạo nhân tài cho đất nước Mông Cổ.

Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 14/5/1980, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ đã ra quyết định cho phép Trường phổ thông số 14 được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và từ đó đến nay trường số 14 đã trở thành cầu nối cho quan hệ Việt Nam - Mông Cổ.

Năm 2009, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và sau đó là Phòng Truyền thống Hồ Chí Minh được xây dựng trong khuôn viên của Trường.

Hàng năm, Trường đã tổ chức nhiều sự kiện nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn của Việt Nam như sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc khánh 2/9… đồng thời tổ chức các cuộc thi viết, vẽ, tìm hiểu về lãnh tụ Hồ Chí Minh, về quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Kỷ niệm 40 năm trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Ulan Bator
Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Đại sứ Đoàn Thị Hương khẳng định, Trường số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh là niềm tự hào chung của hai dân tộc Việt Nam-Mông Cổ. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Mông Cổ)

Đọc diễn văn chào mừng tại lễ kỷ niệm, Đại sứ Đoàn Thị Hương đã điểm lại những dấu mốc quan trọng, cũng như những thành tích của nhà trường đạt được trong 40 năm qua. Đại sứ nhấn mạnh, nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và các đoàn công tác của Việt Nam đã đến thăm trường. Trường đã được Nhà nước Việt Nam 2 lần tặng Huy chương Hữu nghị.

Nhiều đoàn đại biểu của trường đã tới thăm Việt Nam, nhiều học sinh của trường đã được cử sang Việt Nam học tập, trường còn kết nghĩa với trường THPT Chu Văn An (Hà Nội)…Những hoạt động đó đã góp phần tăng cường mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc, hai đất nước.

"Hôm nay trường vinh dự được đón nhận bằng khen của Bộ tưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, đó là minh chứng cho sự phấn đấu và những đóng góp to lớn của thầy, trò nhà trường vào việc vun đắp cho quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Mông Cổ ngày càng phát triển sâu sắc”, Đại sứ Đoàn Thị Hương khẳng định.

Đại sứ mong thầy, trò của nhà trường tiếp tục phấn đấu không ngừng để giữ vững là ngôi trường hàng đầu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần xây dựng đất nước Mông Cổ ngày càng giàu mạnh, xứng đáng với ngôi trường mang tên vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.

Đại sứ đề nghị nhà trường sớm triển khai các thủ tục cần thiết cho việc xây dựng công trình Nhà văn hóa Việt Nam, để nơi đây trở thành trung tâm quảng bá, lan tỏa văn hóa Việt Nam đến với người dân Mông Cổ.

Kỷ niệm 40 năm trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Ulan Bator
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ Đoàn Thị Hương trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng cho trường số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Mông Cổ)

Thay mặt giáo viên, học sinh Trường số 14, phát biểu tại lễ kỷ niệm, Hiệu trưởng E. Gungaajav bày tỏ sự xúc động và niềm tự hào về ngôi trường được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ông E. Gungaajav khẳng định, Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ ngày 14/5/1980, cho phép Trường phổ thông số 14 được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bước ngoặt, một dấu son trong lịch sử phát triển của nhà trường.

Trong suốt 40 năm qua thầy, trò của trường luôn phấn đấu là trường hàng đầu của Mông Cổ, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước. Nhiều học sinh trưởng thành từ ngôi trường này đã trở thành lãnh đạo cấp cao của Mông Cổ.

“Nhà trường luôn được Chính phủ, Đại sứ quán Việt Nam quan tâm hỗ trợ cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh sang Việt Nam tham quan, học tập. Đây cũng là nguồn động viên, khích lệ rất lớn cho thầy, trò nhà trường. Những thành tích của thầy, trò đạt được trong 40 năm qua có sự quan tâm rất lớn của Chính phủ và Đại sứ quán Việt Nam. Nhân dịp này thay mặt thầy, trò nhà trường, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Chính phủ và Đại sứ quán Việt Nam”, ông E. Gungaajav nhấn mạnh.

Tại lễ kỷ niệm, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ Đoàn Thị Hương đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho trường số 14 mang tên Hồ Chí Minh và trao giải thưởng cho các em học sinh đạt giải trong cuộc thi “Vẽ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về đất nước, con người Việt Nam nhân kỷ niệm 40 năm trường số 14 mang tên Hồ Chí Minh” do Đại sứ quán và trường phát động.

Vinh dự và tự hào

Kỷ niệm 40 năm trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Ulan Bator
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Hiệu trưởng E. Gungaajav nhấn mạnh, được giảng dạy, học tập trong ngôi trường mang tên Hồ Chí Minh là một vinh dự lớn đối với tập thể giáo viên, học sinh. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Mông Cổ)

Chia sẻ về cảm xúc của mình trong lễ kỷ niệm, Hiệu trưởng E. Gungaajav cho biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới và là người bạn thân thiết của nhân dân Mông Cổ. Được giảng dạy, học tập trong ngôi trường mang tên Hồ Chí Minh là một vinh dự lớn đối với tập thể giáo viên, học sinh nhưng cũng đặt ra cho thầy trò của trường trách nhiệm lớn để xứng đáng với vinh dự đó.

Cô giáo G. Bayartsengel bày tỏ: “Tôi rất tự hào được giảng dạy trong trường có bề dày truyền thống mang tên vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sự có mặt của Đại sứ cùng rất nhiều người Việt trong lễ kỷ niệm của trường hôm nay cho thấy Chính phủ, người dân Việt Nam rất yêu quý mái trường này. Và điều đó như nhắc nhở tôi phải cố gắng làm tốt công việc giảng dạy để xứng đáng với niềm tin yêu của các bạn Việt Nam".

Chia sẻ cảm nhận khi được tại trường, em B.Erdene (lớp 9) cho biết, trường có khuôn viên đẹp, hiện đại, có đầy đủ phòng máy vi tính, có phòng học nhạc, có sân bóng trong nhà, ngoài trời…

"Năm nào nhà trường cũng tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về đất nước, con người Việt Nam. Các thầy, cô giáo cũng kể rất nhiều về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về Hà Nội, về làng quê Việt Nam…Cháu hình dung Việt Nam rất đẹp. Cháu mơ ước được sang Việt Nam học tập", em nói.

Kỷ niệm 40 năm trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Ulan Bator
Một số tác phẩm đạt giải trong cuộc thi “Vẽ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về đất nước, con người Việt Nam nhân kỷ niệm 40 năm trường số 14 mang tên Hồ Chí Minh” do Đại sứ quán và trường phát động. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Mông Cổ)
Chào mừng các bạn đến với MỘT THỜI MONGOLIA ĐỂ NHỚ

Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)