Tổng số lượt xem trang

Trang

Chào mừng các bạn đến với "Motthoimongolia"





Số người online -----


web trends

Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

 Nhân dịp năm mới 2022, chúc Hội viên, các bạn cùng gia đình: Bình an, Mạnh khỏe, Hạnh phúc, vạn sự may mắn.


Chúc mừng Năm mới



2022 оны шинэ жилийн баярыг тохиолдуулан гишүүд, найз нөхөд, гэр бүлд нь амар амгалан, эрүүл энх, аз жаргал, хамгийн сайн сайхан бүхнийг хүсэн ерөөе.


Шинэ оны мэнд хүргэе


TRƯỞNG BAN LL


Nguyễn Quế Côi, PhD

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

TIN BUỒN

 Vô cùng thương tiếc báo tin,

ThS, Giảng viên chính, ông PHẠM QUANG TRUNG, SN 1954







Cựu SVVN tại MC, sang MC 1971, nguyên Giảng viên Khoa Thú y Đại học Nông Lâm Huế, sau thời gian bệnh nặng đã từ trần 15:30 ngày 27/12/2021 tại nhà riêng  xã Quảng Trung, Quảng Trạch, Quảng Bình. 

Thọ 68 tuổi.

Lễ khâm liệm: 21:00 ngày 27/12/2021

Lễ động quan 15:00 ngày 28/12/2021

An táng tại quê nhà.

Cầu mong hương hồn Ông Phạm Quang Trung siêu thoát nơi Vĩnh hằng.

Nam mô A di Đà Phật

TM Ban LL Hội


TS NGuyễn Quế Côi

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Mông Cổ đến trình Quốc thư

 

Chiều 23/12/2021, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ Jigjee Sereejav đến trình Quốc thư nnhân dịp nhận nhiệm kỳ công tác mới tại Việt Nam.

  • Chú thích ảnh


Chú thích ảnh
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận Quốc thư của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ Jigjee Sereejav. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Chú thích ảnh
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ Jigjee Sereejav. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

BÁO CÁO TỔNG KẾT KHÓA 4 (2016-2021), PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KHÓA 5 (2021-2026) CỦA HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM - MÔNG CỔ

 Đại hội 5 Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ kết thúc tốt đẹp. Tại Đại hội, Báo cáo tổng kết khóa 4, Phương hướng hoạt động khóa 2021-2026 do ông Hoàng Tuấn Thịnh, Phó Chủ tịch thường trực Hội trình bày, đã được thông qua. Dưới đây là toàn văn (Dự thảo) 2 văn bản quan trọng này. Trân trọng giới thiệu với hội viên cùng các bạn.

 


BÁO CÁO

 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM - MÔNG CỔ

TẠI ĐẠI HỘI KHOÁ V NHIỆM KỲ 2021-2026

(Dự thảo)

 

Phần thứ nhất

TỔNG KẾT CÔNG TÁC KHOÁ IV NHIỆM KỲ 2015-2021

 

          I/ BỐI CẢNH

  Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Mông Cổ luôn được duy trì và phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Hai bên đánh giá cao các tiềm năng và những cơ hội phát triển hợp tác với nhau, luôn ủng hộ lẫn nhau và luôn mong muốn tăng cường sự hợp tác song phương. Hai bên luôn coi nhau là đối tác truyền thống, là người bạn lâu đời cũng như luôn mong muốn mở rộng phạm vi hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực, như: chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, giáo dục, văn hóa, lao động, quốc phòng, tư pháp, y tế và giao lưu địa phương. Việt Nam luôn chiếm vị trí đặc biệt trong chính sách đối ngoại mà Mông Cổ tiến hành tại châu Á. Quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống song phương luôn chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của nhau.

Hướng ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mông Cổ là tham gia vào hợp tác đa phương của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội nhập tối ưu vào quá trình hợp tác của khu vực. Hai nước đã hợp tác tích cực trong khuôn khổ của Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế khác. Mông Cổ đánh giá cao ASEAN, nhân tố luôn góp phần quan trọng vào việc củng cố tình hình ổn định của khu vực châu Á và thúc đẩy hợp tác của khu vực. Do đó, Mông Cổ luôn mong muốn trở thành đối tác đối thoại của ASEAN, được tham gia Cuộc gặp thượng đỉnh Đông Á; cảm ơn Việt Nam luôn ủng hộ nỗ lực của Mông Cổ gia nhập APEC và trở thành nước đối tác đối thoại của ASEAN; hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác, ủng hộ nguyện vọng này của Mông Cổ.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tình hình khu vực Đông Bắc Á ngày càng có nhiều biến động, Việt Nam cũng coi trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đánh giá cao tiềm năng hợp tác phát triển với Mông Cổ. Vì vậy, Việt Nam và Mông Cổ đã ký mới và ký bổ sung nhiều hiệp định về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật và các lĩnh vực khác. Những năm gần đây, hai bên duy trì thường xuyên hoạt động trao đổi đoàn các cấp, các bộ, ngành, tổ chức hữu nghị.[1]

Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học - kỹ thuật luôn chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ hai nước. Hai bên đã tiến hành 17 kỳ họp. Kỳ họp lần thứ 17 được tổ chức vào tháng 11/2019 tại Việt Nam. Kỳ họp đã thống nhất nhiều nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư nhằm nâng kim ngạch thương mại đạt 100 triệu USD vào năm 2020. Phía Mông Cô rất quan tâm vấn đề hợp tác theo hướng gia tăng thương mại, mở rộng thị trường, trao đổi thông tin, nghiên cứu, trin lãm thương mại và hình thành mạng lưới thương mại giữa Mông Cổ và Việt Nam.

Tuy nhiên, hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư còn khiêm tốn so với tiềm năng phát triển cũng như mong muốn của hai nước. Năm 2018 kim ngạch thương mại hai nước đạt 58,5 triệu USD (năm 2016 - 43 triệu, năm 2017 - 67,7 triệu). Xuất khẩuđạt 9,648.3 triệu USD (quặng thép, gang, da bò, ngựa), nhập khẩu đạt 48,951 triệu USD (gạo, bột giặt, cà phê, dầu thực vật,rau quả hộp, lạc, bánh kẹo,  sản phẩm tinh bột, đồ gỗ, thuốc tân dược, sản phẩm hóa chất, điện thoại, các thiết bị điện và bưu điện). Năm 2021, kim ngạch hai chiều đạt gần 100 triệu USD, trong đó Việt Nam chủ yếu xuất sang Mông Cổ các loại hàng nông sản, thực phẩm, đặc biệt là tân dược của Mekopharm, Bidipharm, Hậu Giang, Habaco, thuốc lá Sài Gòn bánh kẹo các loại, cà phê G7... Hàng MC xuất sang VN chủ yếu là cao ngựa bạch, thảm len lông cừu, các sản phẩm lông dê mịn, các sản phẩm làm từ da, găng tay da...

Hai nước đã bắt đầu hợp tác trong lĩnh vực vận tải hàng hải từ năm 2018. Mông Cổ đã bắt đầu cử tàu thủy và đại lý đăng ký của mình sang hoạt động tại Việt Nam. Bạn đề nghị ta tiếp tục mở rộng sự hợp tác này thông qua hình thức: tiến hành kiểm tra chung tàu thủy, đào tạo các thủy thủ Mông Cổ tại Việt Nam. Năm 2018, hai bên đã ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa cơ quan quản lý hàng hải. Mông Cổ sẵn sàng ủng hộ việc các cơ quan giáo dục nghiệp vụ, đào tạo của hai nước trong lĩnh vực lao động và bảo hiểm xã hội trong khuôn khổ đảm bảo việc thực hiện Bản ghi nhớ được ký năm 2017 giữa Bộ Lao động, bảo hiểm xã hội Mông Cổ và Bộ Lao động, thương binh và xã hội Việt Nam. Mông Cổ cũng ủng hộ việc mở rộng hợp tác, thực hiện các chuyến thăm lẫn nhau, trao đổi các bác sỹ giữa Bộ Y tế hai nước, ủng hộ sự hoạt động của các đơn vị theo hướng sản xuất thuốc tân dược và các sản phẩm thuốc.

Hợp tác giáo dục - đào tạotiếp tục được duy trì. Năm 2018, hai bên đã thúc đẩy tăng chỉ tiêu lên 10 chỉ tiêu cho sinh viên, từ năm 2019 - 2020 tăng thêm 5 chỉ tiêu học bổng so với quy định của Hiệp định và tăng mức học bổng cho sinh VN (từ 80 USD/tháng lên mức 150 USD/tháng. Hiện nay (năm 2021) chỉ còn 03 người đang học tập tại Mông Cổ.

Về công dân hai nước đang sinh sống ở mỗi nước: Tính đến ngày 21 tháng 12 năm 2021285 công dân Việt Nam đang thường trú tại Mông Cổ, trong đó có 28 người kết hôn với người MC, có 26 người có vốn đầu tư, kinh doanh và 208 người theo hợp đồng lao động; có 01 người đang chấp hành án. Tính đến ngày 01 tháng 8 năm 2019, có 68 công dân Mông Cổ đang thường trú tại Việt Nam (có 02 người làm việc ở tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, 33 sinh viên, 23 người thuộc gia đình hỗn hợp). Không có người chấp hành án, có 01 người đang bị thẩm vấn.

          II/ KẾT QUẢ CÔNG TÁC NHIỆM KỲ 2015-2021

          1/ Công tác tổ chức      

Được sự đồng ý của Đảng đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ IV (2015-2021) đã bầu đồng chí Hồ Xuân Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cố vấn Ban chỉ đạo Trung ương về Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ khóa III tiếp tục giữ chức Chủ tịch Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ khóa IV nhiệm kỳ 2015 - 2020. Ban Thường vụ Hội được kiện toàn với 09 người gồm 01 Chủ tịch (ông Hồ Xuân Hùng), 04 Phó Chủ tịch (bà Nguyễn Thị Tâm Chính, Chủ tịch Liên chi hội xiếc Việt Nam, ông Nguyễn Dũng, Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp, ông Hoàng Tuấn Thịnh, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ, Quyền Vụ trưởng Vụ Nga- Đông Âu-Trung Á, Ban Đối ngoại TW Đảng, ông Trần Nguyên Trực, Đại sứ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ) và 04 thành viên; Ban Chấp hành Hội có 31 thành viên.

Hội hiện có 17 tổ chức trực thuộc Hội, trong đó có 02 Hội Hữu nghị thuộc tỉnh, thành phố[2])và 15 chi hội trực thuộc Hội[3]. Thực tế chỉ còn 03 tổ chức giữ duy trì hoạt động  là Hội Hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ TP Hồ Chí Minh, Hợp tác xã Phú Thượng, Hà Nội và Câu lạc bộ những người Việt Nam đã học tập, công tác tại Mông Cổ.

          2/ Công tác thông tin, tuyên truyền

     Xác định công tác tuyên truyền và giới thiệu về Mông Cổ đối với nhân dân Việt Nam cũng như những chủ trương chính sách về đối ngoại, đối nội của Đảng và nhà nước ta với nhân dân Mông Cổ là một nhiệm vụ quan trọng của các cấp Hội, do đó, trong nhiệm kỳ qua, công tác thông tin tuyên truyền được chú trọng và được tiến hành dưới nhiều hình thức như trao đổi, cung cấp tư liệu với các đối tác, trả lời phỏng vấn truyền hình…, cụ thể: đã hỗ trợ tư liệu cho phòng truyền thống về Việt Nam tại Trường trung học số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Mông Cổ với tổng số 10 bức ảnh chụp Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu niên, nhi đồng (tháng 10/2018);cung cấp tư liệu và thực hiện cuộc trả lời phỏng vấn của Lãnh đạo Hội với Đài truyền hình Mông Cổ để làm phim về 65 năm Quan hệ Việt Nam-Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2019).

Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại đã có sự thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong tình hình mới. Hội đã chủ động đưa các thông tin mới nhất về tình hình Biển Đông (năm 2019) trong các cuộc làm việc với các đối tác Mông Cổ, để Bạn hiểu rõ chủ trương của ta trong giải quyết vấn đề trên biển với các nước. Hội đã hoàn thành công tác cung cấp thông tin tuyên truyền về việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam và tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam cho đối tác của Hội tại Mông Cổ. Thực hiện chủ trương của cấp trên, cùng với Đại sứ quán ta tại Mông Cổ, Hội đã tích cực vận động để Lãnh đạo Hội bạn và Ban Giám hiệu trường 14 mang tên Bác gửi Điện mừng tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng ta (tháng 01/2021).

3/ Công tác tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác

a) Tổ chức các hoạt động hữu nghị nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của Mông Cổ và các sự kiện trọng đại trong quan hệ Việt - Mông:

Hội đã tổ chức thành công các hoạt động như: Lễ kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại Việt Nam-Mông Cổ(17/11/1954 - 17/11/2019); tham mưu và phục vụ Lãnh đạo Liên hiệp và Hội tham gia tiếp các đoàn khách Mông Cổ cũng như dự các chiêu đãi do Đại sứ quán bạn tổ chức. Hội luôn cố gắng giữ mối liên hệ với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ; luôn duy trì các hoạt động hữu nghị truyền thống, trao đổi điện chúc mừng nhân dịp các ngày lễ lớn của hai nước.

Hội tăng cường các hoạt động gặp gỡ, giao lưu với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam; đồng thời, thông qua Đại sứ quán tại hai nước để trao đổi thông tin về kế hoạch hoạt động với các đối tác của Hội bạn. Hội cũng chủ động lên kế hoạch trao đổi đoàn giữa hai bên nhằm tăng cường hoạt động giữa các tổ chức đối ngoại nhân dân ở hai nước (đón đoàn Liên minh hoà bình hữu nghị Mông Cổ sang thăm và làm việc tại VN …) Mời Chủ tịch Hội hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam sang thăm và tham dự các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (tháng 4/2015).

b) Công tác hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu văn hóa

Phát huy vai trò cầu nối cho sự hợp tác Việt - Mông trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa…, trong nhiệm kỳ IV vừa qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã phối hợp với Hội hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam thu xếp chương trình làm việc cho các đoàn của các cơ quan, đơn vị của Mông Cổ sang học tập và trao đổi kinh nghiệm trong các ngành nghề tương ứng, tổ chức  đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang thăm và tìm hiểu  cơ hội hợp tác đầu tư ở Mông Cổ.

c) Thúc đẩy quan hệ giao lưu giữa các tổ chức hữu nghị hai nước

Hội đã tích cực thúc đẩy hoạt động giao lưu giữa các tổ chức hữu nghị hai nước, trong đó nổi lên là các hoạt động sau:

 Việc trao đổi đoàn giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ và Hội hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam[4] nhằm củng cố quan hệ hai bên, tìm hiểu tình hình thực tế ở Mông Cổ và Việt Nam, trao đổi ý kiến về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các tổ chức hữu nghị hai nước, trao đổi biện pháp phối hợp tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm các sự kiện quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Hội đã phối hợp chặt chẽ với Hội hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam bố trí chương trình làm việc cho các đoàn của Mông Cổ sang thăm Việt Nam[5].

 Từ năm 2020 các hoạt động giao lưu giữa các tổ chức hữu nghị hai bên không thể diễn ra như dự kiến do diễn biến của đại dịch Covid; xác định việc duy trì thăm hỏi và trao đổi thông tin giữa hai bên là cơ sở để duy trì tốt mối quan hệ với đối tác tại Mông Cổ, Hội đã tăng cường công tác thông tin, trao đổi qua email và thông qua Đại sứ quán tại hai nước.

d/ Công tác giáo dục tình hữu nghị truyền thống cho thế hệ trẻ hai nước

Với mong muốn tiếp tục nuôi dưỡng mối quan hệ hữu nghị truyền thống của hai nước từ thế hệ này sang thế hệ khác, Hội đã chủ động trong việc suy trì quan hệ với trường số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trì đón tiếp các đoàn giáo viên học sinh của trường sang thăm và làm việc tại Việt Nam, đến thăm và giao lưu với học sinh của trường trong các chuyến công tác của Hội đến Mông Cổ, tặng các văn hóa phẩm tuyên truyền về Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phòng truyền thống của trường.

4/ Công tác nghiên cứu, tham mưu:

Hội  thường xuyên nghiên cứu, tham mưu, làm báo cáo hoặc gửi tài liệu tham khảo cho các bộ, ban, ngành để phục vụ công tác đón hoặc cử các đoàn cấp cao của hai nước thăm viếng lẫn nhau. Các hoạt động của Hội được duy trì thường xuyên, để lại ấn tượng tốt cho các đối tác và các cơ quan của Việt Nam, nâng cao vai trò và uy tín của Hội ở trong  và ngoài nước, thiết thực góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Mông Cổ.

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1/ Ưu điểm:

Trong nhiệm kỳ IV vừa qua, Hội hữu nghị Việt Nam-Mông Cổ luôn nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; sự hỗ trợ, hợp tác rất nhiệt tình của các bộ, ban, ngành ở Trung ương và các địa phương, các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế và các địa phương, nhất là của Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ; sự giúp đỡ, tài trợ, hỗ trợ của các đơn vị, doanh nghiệp và các phân chi Hội của Hội.

Trong các hoạt động của mình, Hội hữu nghị Việt - Mông đã nhận được sự hỗ trợ, hợp tác, sự quan tâm và coi trọng của các bộ, ban, ngành và các địa phương, nhờ đó Hội đạt được những kết quả nhất định, thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố, duy trì và thúc đẩy quan hệ hai nước.

Nhìn chung, hoạt động của Hội hữu nghị Việt - Mông trong thời gian qua có một số ưu điểm:

- Thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, đặc biệt trong công tác đối ngoại.

- Ban lãnh đạo Hội khắc phục mọi khó khăn, nhiệt tình, tâm huyết, đoàn kết lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Hội.

- Sử dụng tài sản, tài chính đúng quy định. Nhiều hoạt động được xã hội hóa.

- Phát huy rất tốt vai trò của đối ngoại nhân dân.

- Hội đã phát huy tính chủ động trong việc thúc đẩy hoạt động giao lưu hữu nghị hai bên. Trong hoạt động, Hội đã phối hợp chặt chẽ với Hội bạn và tranh thủ được sự giúp đỡ của Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam.

Bằng những thành tích hoạt động của mình, Hội đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc xây dựng, củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Mông Cổ.

2/ Tồn tại, hạn chế:

Bên cạnh các mặt công tác đã làm được, công tác của Hội cũng còn một số thiếu sót và tồn tại cần khắc phục, nhiều tiềm năng hoạt động của Hội chưa được khai thác hết, chưa phát huy được toàn bộ sức mạnh tổng hợp của tập thể Ban Chấp hành và các hội viên. Hạn chế trên còn tồn tại trên vì một số lý do sau:

- Từ cuối năm 2019 đến nay do dịch Covid-19 kéo dài nên việc tổ chức đoàn ra, đoàn vào Việt Nam - Mông Cổ của Hội không thực hiện được, dẫn đến hạn chế trong việc giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa hai nước nói chung và hai Hội nói riêng.

- Trong điều kiện mới, các hoạt động hữu nghị đòi hỏi phải đổi mới, thiết thực, có khả năng tiếp cận và hiệu quả, có hình thức hấp dẫn đối với quần chúng và vận động tài trợ kinh phí nhưng lực lượng làm công tác Hội còn mỏng, chủ yếu là Ban Thường vụ Hội và một số ủy viên tích cực của Ban Chấp hành Hội; việc vận động, gây quỹ hoạt động Hội còn gặp nhiều khó khăn.

 .

         

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC NHIỆM KỲ 2021-2026

 

Tình hình thế giới và khu vực trong những năm tiếp theo sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường, tác động đến đối ngoại nhân dân nói chung và công tác của Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ nói riêng. Mặc dù hòa bình, hợp tác vẫn là xu thế, song cạnh tranh về chiến lược, kinh tế, khoa học công nghệ giữa các nước lớn, nhất là giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục diễn ra gay gắt; tập hợp lực lượng ở khu vực và thế giới diễn ra rất đa dạng và có nhiều nét mới. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vốn là trọng điểm trong cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Những diễn biến của tình hình ở Triều Tiên, Myanma gần đây sẽ có tác động đến an ninh và ổn định khu vực. Thêm vào đó, tình hình đại dịch sẽ còn diễn biến phức tạp và có thể còn kéo dài do sự xuất hiện của nhiều chủng biến thể mới của virus, mặc dù nhiều nước đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng.

Chỉ thị 38-CT/TW ngày 19/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, phát huy vai trò và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trong tình hình mới theo phương châm chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả, tiếp tục mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối tác góp phần củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước; chú trọng phát triển quan hệ ổn định và có chiều sâu với các tổ chức nhân dân của các nước láng giềng, các nước ASEAN và các nước lớn, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác; chú trọng nội dung chính trị trong các hoạt động đối ngoại để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, đoàn kết rộng rãi của nhân dân thế giới đối với Việt Nam.

Trong bối cảnh quan hệ hai nước hiện nay và những khó khăn khách quan do ảnh hưởng bởi Covid 19, trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và trên tinh thần thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động Đại hội VI của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, trong nhiệm kỳ VII (2021 - 2026), Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ cần nỗ lực hơn nữa, tiếp tục chủ động, sáng tạo hơn nữa trong các hoạt động, phát huy vai trò của đối ngoại nhân dân trong việc xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại;  tiếp tục đóng góp vào việc phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa nhân dân hai nước, góp phần “giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”, cụ thể như sau:

1/ Công tác xây dựng và phát triển tổ chức Hội

- Đại hội nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ bầu Ban chấp hành Trung ương với thành phần gồm các đồng chí đã tích cực tham gia công tác trong nhiệm kỳ vừa qua và bổ sung một số đồng chí mới với tiêu chí nhiệt tình, tâm huyết, có sức khỏe, năng động, thông hiểu tình hình Mông Cổ, có điều kiện tham gia và giúp đỡ các hoạt động của Hội nhằm tạo thêm sức mạnh cho hoạt động Hội.

- Nâng cao khả năng và hiệu quả hoạt động, duy trì sinh hoạt thường xuyên của Ban Thường vụ và Ban Chấp hành theo quy định của Điều lệ.

- Tìm hiểu thông tin và nghiên cứu khả năng khôi phục, tổ chức hoạt động ở những đơn vị cơ sở có mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các địa phương của nước bạn.

- Phát triển tổ chức Hội ở các tỉnh/ thành phố, cơ sở có quan hệ với Mông Cổ.

- Tăng cường mối liên hệ và trao đổi thông tin với các tổ chức nhân dân trong nước.

- Vận động, khuyến khích các cơ sở kinh tế, văn hóa, giáo dục làm hội viên của Hội.

2/ Công tác thông tin

- Phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền trong và ngoài nước có các chương trình tuyên truyền về quan hệ hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ góp phần tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Mông Cổ.

- Khuyến khích các tập thể, cá nhân có các bài viết tuyên truyền về tình hữu nghị Việt Nam -Mông Cổ đăng trên website của Liên hiệp Hữu nghị nhân các sự kiện kỷ niệm trong quan hệ hai nước.

- Thông tin về các hoạt động hữu nghị, hoạt động Hội trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3/ Công tác xây dựng đối tác

- Duy trì tốt quan hệ với các đối tác truyền thống, tạo điều kiện để bạn thường xuyên có thông tin về mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội...của Việt Nam.

- Xây dựng mối quan hệ hữu nghị chặt chẽ với cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Mông Cổ và Mông Cổ tại Việt Nam. Chuẩn bị tổ chức hoạt động kỷ niệm 70 năm quan hệ Việt Nam - Mông Cổ (2024) phù hợp tình hình….

- Phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam quan tâm và tạo mọi điều kiện cho Trường THPT Chu Văn An và Trường PTTH 14 tại thủ đô Ulan-Bato có cơ hội giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

4/ Hình thức tổ chức hoạt động

- Tăng cường công tác tuyên truyền về tình hữu nghị truyền thống Việt Nam-Mông Cổ bằng các hình thức đa dạng, phong phú như tổ chức tọa đàm, chiếu phim, triển lãm; giao lưu nghệ thuật; trao đổi đoàn nhân dịp các ngày kỷ niệm của nhân dân hai nước.

- Phối hợp với các tổ chức nhân dân nghiên cứu và thành lập các nhóm song phương trao đổi thông tin, kinh nghiệm hoạt động, nghiên cứu các đề tài khoa học, chương trình hợp tác phù hợp tác trên các lĩnh vực.

- Phát huy vai trò “cầu nối” trong hoạt động hợp tác kinh tế, văn hoá - giáo dục, khoa học công nghệ giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Mông Cổ.

- Quan tâm đến những người Việt Nam đang sinh sống và làm ăn tại Mông Cổ, khuyến khích sự tham gia và phối hợp với Hội tổ chức các hoạt động hữu nghị tại Mông Cổ./.

 

 

 

 

 

 

 

 



[1]Phía Việt Nam: Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn (2015), Thủ tướng Chính phủ NguyễnXuân Phúc thăm (13-14/7/2016) và dự Hội nghị cấp cao ASEM 11, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh (07/10/ 5/2017), Bộ trưởng Công an Tô Lâm (09 -12 /7/2019), hai bên đã ký “Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Mông Cổ về dẫn độ tội phạm”, “Hiệp định liên Chính phủ về trao đổi và bảo vệ thông tin mật”.

Phía Mông Cổ: Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Ts. Munkh-Orgil (02 - 05/4/ 2017), Chủ tịch Quốc hội Mông CổM.Enkhbold (21-23/01/2018). Năm 2018, Tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia A. Gansukh và Bộ trưởng Tư pháp, nội vụ Ts. Nyamdorj đã sang thăm Việt Nam, nhân chuyến thăm của Bộ trưởng Tư pháp, nội vụ hai bên đã ký “Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao B.Battsetseg dự Tham khảo chính trị luân phiên cấp Thứ trưởng Ngoại giao (tháng 8/2019).

 

 

[2]Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa

[3]Trường PTTH Chu Văn An, Hà Nội; Hợp tác xã Phú Thượng, Hà Nội; Nông trường Hữu nghị Việt - Mông, Ba Vì, Hà Nội; Nhà máy thuộc da Thụy Khê, Ba Đình, Hà Nội; Công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS), Hà Nội; Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ, Hà Nội; Công ty nhựa Ngọc Hải, Hải Phòng; Xí nghiệp gà giống Châu Thành, Nam Định; Công ty thực phẩm miền Trung, Đà nẵng; Câu lạc bộ những người Việt Nam đã học tập và công tác tại Mông Cổ; Trường Đại học Nông lâm TP.HCM; Xí nghiệp bánh kẹo Vinabico,TP.HCM;

[4]Đón Chủ tịch Hội hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam sang thăm và tham dự các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (tháng 4/2015); đón đoàn 07 người của trường Trung học số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh do bà Vaandad Tsetsgee, Hiệu trưởng nhà trường dẫn đầu, thăm và làm việc tại Việt Nam, 07 ngày (tháng 12/2017); c đoàn 03 người, do đồng chí Hoàng Tuấn Thịnh, Phó Chủ tịch Hội dẫn đầu, thăm và làm việc tại Mông Cổ (tháng 11/2018).

[5] Đoàn 10 người của Hội lão thành cách mạng Mông Cổ thăm thành phố Hồ Chí Minh (tháng 5/2015); đoàn 10 người của Hội lão thành cách mạng Mông Cổ thăm và làm việc với Hội người cao tuổi Việt Nam (tháng 7/2015); đoàn 12 người của cơ quan bảo trợ xã hội Mông Cổ thăm và làm việc với Sở Lao động và Thương binh - Xã hội tỉnh Hải Dương (tháng 12/2015).

 


CHÚC MỪNG BAN CHẤP HÀNH KHÓA MỚI (KHÓA 5) HỘI HỮU NGHỊ VN-MC

 Đại hội khóa 5 (2021-2026) Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ diễn ra ngày 21/12/2021 tại Hội trường Liên hiệp các Hội hữu nghị VN số 105A Quán Thánh, Hà Nội thành công tốt đẹp, đã bầu BCH gồm 31 vị, và Ban Thường trực gồm 5 vị, gồm:


1) Ông Trần Thanh Nam (Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT), Chủ tịch;

2) Ông Hoàng Tuấn Thịnh (Nguyên Đại sứ VN tại MC, cựu SV VN tại MC khóa 1975-1982), Phó Chủ tịch thường trực;

3) Bà Nguyễn Thị Tâm Chính (NSND, Liên đoàn Xiếc VN), Phó Chủ tịch;

4) Ông Trần Nguyên Trực (nguyên Đại sứ VN tại MC, cựu SV VN tại MC khóa 1966-1972) Phó Chủ tịch;

5) Ông Nguyễn Dũng, Phó Chủ tịch.

Ban Kiểm tra gồm 3 vị, Trưởng Ban là ông Nguyễn Văn Thật (Cựu SVVN tại MC khóa 1970-1976, Nguyên Đại sứ VN tại Bangladesh).

Thư ký Hội: Bà Lê Thị Mai Hương.

Nhiệt liệt chúc mừng Các vị đã trúng cử các Ban của Hội.




Chào mừng các bạn đến với MỘT THỜI MONGOLIA ĐỂ NHỚ

Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)