Ulaanbaatar /MONCAME/. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất để chuẩn bị cho việc sử dụng chính thức chữ viết Mông Cổ (ND: chữ Cổ) trong các cơ quan chính phủ là giải quyết vấn đề về tiêu chuẩn Unicode hoặc mã hóa của chữ viết Mông Cổ. Nói cách khác, phải có khả năng chuyển đổi các văn bản hiện hữu sang chữ MC Cổ.
Từ năm 1996, MC đã bắt đầu đưa vào bộ chữ Mông dọc, đây là một trong những bộ chữ khó nhất, do tính chất độc đáo và khó mô tả trên môi trường trực tuyến. Kết quả là, một nhóm làm việc chung giữa Mông Cổ và Trung Quốc đã được thành lập vào năm 1999 và Unicode 3.0 dựa trên tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 10646-1:2000 đã được xuất bản vào năm 2000.
Do đó, đã có một tiêu chuẩn thống nhất để viết và sử dụng chữ Mông Cổ trong môi trường trực tuyến, nhưng nó không được hỗ trợ bởi các hệ điều hành và chương trình chính của môi trường trực tuyến (Windows, Mac, các trình duyệt web khác nhau).
Năm 2019, Hội nghị Unicode quốc tế được tổ chức tại Mông Cổ đã có tiến triển trong vấn đề sửa đổi và hoàn thiện "Bảng giải thích chuyển đổi văn bản" và nếu các bên đồng ý, một giải pháp đã đạt được để nhanh chóng thay đổi bảng trên. Từ Hội nghị này, Mông Cổ và Trung Quốc đang làm việc để hoàn thiện và hài hòa các tiêu chuẩn của phần mềm.
Kết quả là, sau khi so sánh chuẩn Unicode quốc tế (Unicode 15.0), chuẩn Mông Cổ "Quy tắc sử dụng mã viết tiếng Mông Cổ" (MNS 4932: 2000) và các quy tắc mã hóa của chuẩn Nội Mông mới xây dựng, các ký tự tiếng Mông Cổ được đưa vào môi trường trực tuyến ổn định trên.
Sau cuộc họp Unicode lần thứ 3 được tổ chức tại Ulaanbaatar vào năm 2019, ban quản lý trước đây của Hiệp hội Unicode đã thông báo rằng vấn đề Unicode về chữ viết Mông Cổ cuối cùng sẽ được giải quyết tại cuộc họp lần thứ 4, dự kiến tổ chức tại San Jose, Hoa Kỳ vào năm 2020 hoặc 2021. Tuy nhiên, cuộc họp lần thứ 4 đã bị hủy do đại dịch. Sau đó, phía MC đề nghị tổ chức cuộc họp lần thứ 4 tại Mông Cổ. Tuy nhiên, ngày và thời gian của cuộc họp vẫn chưa được ấn định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét