Tổng số lượt xem trang

Trang

Chào mừng các bạn đến với "Motthoimongolia"





Số người online -----


web trends

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2024

BỘ TRƯỞNG GIÁO DỤC & KHOA HỌC MÔNG CỔ THĂM TRƯỜNG PTTH CHU VĂN AN

 Ngày 26/2/2024, Ngài Лувсанцэрэнгийн Энх-АмгаланBô trưởng Giáo dục và Khoa học Mông Cổ (Монгол Улсын Боловсрол, шинжлэх ухааны яам (МУБШУЯ) và Đoàn đại biểu đã co chuyến thăm Trường PTTH Chu Văn An, Hà Nội.

Ngày 28/2/2024, Đoàn đã có buổi dự giờ tại Trường. Sau đây là vài hình ảnh của Đoàn (Ảnh do Cô giáo Trần Thị Tuyến, ThS Phó Hiệu trưởng cung cấp)







Thứ Hai, 26 tháng 2, 2024

TUYẾT DẦY VÀ KHẢ NĂNG HẠN HÁN NGHIÊM TRỌNG TẠI MÔNG CỔ

 Ulaanbaatar, ngày 19 tháng 2 năm 2024  MONCAME/. Mông Cổ đang phải đối mặt với nguy cơ hạn hán, những người chăn nuôi Mông Cổ đang chiến đấu cùng đàn gia súc của mình để vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Hiện tại, hơn 80% toàn bộ lãnh thổ Mông Cổ đang bị ảnh hưởng bởi tuyết rơi dày, bão tuyết và hạn hán và đang trong tình trạng sẵn sàng cao độ. 

 

Vào thời điểm thiên nhiên khó khăn này, người đứng đầu Chính phủ Mông Cổ đã kêu gọi cả nước đoàn kết để giúp đỡ những người chăn nuôi. Ông yêu cầu các doanh nghiệp, nhà nước và các tổ chức quốc tế hợp tác quyên góp, hỗ trợ thời điểm hạn hán và mùa xuân khó khăn này.

 

Chăn nuôi là ngành kinh tế chính của Mông Cổ, và xã hội Mông Cổ không thể tưởng tượng được nếu không có chăn nuôi và chăn nuôi. Mặc dù gia súc là tài sản của cá nhân nhưng Hiến pháp Mông Cổ quy định rằng “gia súc là báu vật quốc gia và được nhà nước bảo vệ”. Đàn gia súc, phương tiện sinh kế chính của người Mông Cổ, được nhà nước bảo vệ nhưng cũng có lúc mất đi sự kiểm soát trước điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và bất khả kháng. Đặc biệt, mối đe dọa hạn hán là một thảm họa thiên nhiên lớn kéo dài trong thời gian dài, giết chết rất nhiều vật nuôi và gây rủi ro lớn cho người Mông Cổ vốn coi chăn nuôi là nguồn sinh kế quan trọng . Năm nay, một hiện tượng thảm khốc như vậy đang xảy ra ở Mông Cổ. Hiện nay, hơn 80% diện tích đất nước có tuyết, ở một số nơi, độ dày của tuyết đã lên tới 1m Các chuyên gia khí tượng cho rằng tần suất hạn hán ở Mông Cổ có liên quan đến biến đổi khí hậu và khủng hoảng.


Hiện tại, 667,8 nghìn con vật nuôi đã bị tiêu hủy trên cả nước và 203 nghìn con vật nuôi bị giết ở tỉnh Sukhbaatar, đây là tỉnh cao nhất hiện nay. Ngoài ra, 121,9 nghìn con vật nuôi chết ở tỉnh Khentii, 82,2 nghìn con vật nuôi ở tỉnh Dornogovi, 41,1 nghìn con vật nuôi ở Arkhangai và 36,0 nghìn con vật nuôi ở Dornod.


Điều kiện mùa đông và mùa xuân năm nay tồi tệ hơn so với năm 2009-2010, khi số lượng động vật bị giết lớn nhất, nhưng người ta tin rằng số lượng động vật chết thấp hơn thời điểm đó là do chu kỳ kinh tế tốt. Hiện tại, tổn thất về vật nuôi ở mức thấp, nhưng xét theo điều kiện và thời tiết, chúng ta sẽ phải đối mặt với một mùa xuân rất khó khăn.



Thủ tướng Mông Cổ, L. Oyun-Erdene, đã ra lệnh thực hiện mọi biện pháp cần thiết để khắc phục thiên tai với tổn thất tối thiểu, bao gồm:


- chiến dịch sơ tán các hộ gia đình có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi lũ quét, 

- dọn sạch đường, đèo phủ đầy tuyết,

- cung cấp hỗ trợ thức ăn gia súc, nhiên liệu và thực phẩm, 

- các nhóm khẩn cấp đang nỗ lực mở những con đường đã đóng băng. 

 

Trung tâm Phật giáo Mông Cổ đã bắt đầu chiến dịch quyên góp để giúp đỡ những người chăn nuôi từ Tu viện Gandantekchenlin. Do tuyết rơi dày, đồng cỏ bị đóng băng, phân mùa đông bị đóng băng, thiếu thức ăn gia súc, ngoài việc đóng đường, người dân và người chăn nuôi địa phương còn phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, hạn chế tiếp cận các dịch vụ y tế và trẻ em bỏ học. trường học và nhà trẻ. Vì vậy, những người chăn nuôi cần cỏ, thức ăn gia súc, thức ăn thay thế sữa, thuốc men, vitamin và thuốc tiêm để trị chứng rụng tóc ở cẳng chân, đỏ mắt và mất sức lực. Đồng thời, cần phải nỗ lực rất nhiều để dọn tuyết trên các con đường và làm đường trong thị trấn của những người chăn nuôi.

Trong đợt hạn hán vừa qua xảy ra vào mùa đông năm 2009-2010, 97,5 gia đình chăn nuôi bị ảnh hưởng trên 80,9% lãnh thổ nước ta, có 23,4% tổng đàn gia súc, tương đương 10,3 triệu con. gia súc bị mất tích. Điều này dẫn đến khoản lỗ 570,0 tỷ MNT theo giá thị trường trung bình. Hậu quả của thảm họa bất ngờ đó là 8711 gia đình mất sinh kế, 32756 gia đình chăn nuôi mất hơn 50% đàn gia súc và 1400 gia đình chăn nuôi phải di dời về miền Trung. 


Trong các đợt hạn hán năm 1944-1945, 1967-1968, 2000-2002, 2009-2010, cả nước thiệt hại nặng nề nhất, có nơi thiệt hại tới hơn 30% số gia súc. Từ năm 1940 đến năm 2022, 38 trong số 83 năm từ 1940 đến 2022 có nguy cơ bị hạn hán.

 

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2024

TIN BUỒN


Được tin Thân Mẫu anh Thân Văn Son Hai Năm Mươi, xin gửi đến vc anh và gđ lời chia buồn sâu sắc.

Cầu cho hương linh Cụ siêu thoát Đất Phật.

Nam mô A Di Đà Phật.


Trưởng Ban

TS Nguyễn Quế Côi

Thứ Hai, 19 tháng 2, 2024

16 NĂM MOTTHOIMONGOLIA ĐỂ NHỚ


 Thưa Hội viên và độc giả,

Tính đến tháng 2/2024, Motthoimonolia đã tròn 16 tuổi. Ngày 22/02/2008, bài đầu tiên ra mắt Hội viên và bạn đọc, giới thiệu một địa chỉ chia sẻ tin tức về các hoạt động của Cựu Sinh viên Việt Nam tại Mông Cổ.

 Motthoimongolia cũng quan tâm về các hoạt động của những người đang học tập, sinh sống tại đất nước thảo nguyên giá lạnh, nhưng ấm tình người.

Theo thống kê sơ bộ, đã có:

- Hơn 821 ngàn lượt bạn từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ(*) ghé đọc, giao lưu Trang Motthoimongolia.

- Đã có 1.567 bài đăng trên Trang;

- Bài được đọc nhiều nhất : 6.623 lượt đọc (bài: Danh sách Hội sinh viên Việt Nam tại Mông Cổ, đăng ngày 20/9/2012) và 4.797 lượt đọc (bài: Cầu cho Liêm luôn được che chở bằng tình yêu bao la của Trời Phật, đăng ngày 7/11/2021)

Thưa Hội viên và các bạn,

Đối với chúng ta, Mongolia đã thành quê hương thứ hai gắn bó 6, 7 năm trai trẻ.

Những lứa đầu tiên người còn, người mất. Thế hệ LHS Việt Nam tại Mongolia có những đóng góp không chỉ cho nông nghiệp, nông thôn nước nhà, mà cả cho các lĩnh vực khác, trong đó có ngoại giao nhân dân, kinh tế đối ngoại, trao đổi văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật...

Đã có nhiều đoàn cựu Sinh viên trở về thăm trường xưa, chốn cũ:

Tháng 7/2012: Đoàn của các anh Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Xuân Đoan, Nguyễn Văn Sa;

Tháng 7/2016: Đoàn của các anh, chị: Hồ Sỹ Tý và Phu nhân, Hồ Thành Công và Phu nhân, Nguyễn Xuân Hạnh và Phu nhân, Nguyễn Quốc Đạt, Vũ Văn Bình và Phu nhân, Ngô Giản Luyện

  Đầu năm 2024, chúng ta vinh dự đón tiếp cô giáo Suvd và SaranTuya cùng đoàn du lịch Mông Cổ sang Việt Nam. Hai Cô đã được các anh, chị tại Hà Nội, và tại Đà Nẵng nồng nhiệt đón tiếp với tất cả sự chân thành, trọng thị làm cho các Cô giáo rất xúc động, càng hiểu thêm tấm lòng, tình cảm thân thiết của các học sinh Việt Nam đầy tình nghĩa.

  Một số bạn Mongolia sang công tác tại Việt Nam cũng nhận được sự đón tiếp chân tình từ chúng ta.

 Đại sứ quán ta tại Ulan Bator cũng nhiệt tình ủng hộ, gửi tài liệu, và có nhiều góp ý hữu ích cho trang báo thêm phong phú. Nhân đây, chân thành cảm ơn các Đại sứ Hoàng Tuấn Thịnh, Phan Đăng Đương, và nhất là Đại sứ Đoàn Thị Hương, Đại sứ đương nhiệm Doãn Khánh Tâm (những người không từng học ở Mongolia nhưng nhiệt huyết thì nóng bỏng).

 Nhiều anh, chị (PGS Phạm Hồng Sơn, TS Nguyễn Quế Côi, BS Lã Văn Lý, ThS Đàm Xuân Thành, TS Trần Văn Bình, ThS Nguyễn Văn Huy, các anh Nguyên Đại sứ: Phan Đăng Đương, Hoàng Tuấn Thịnh...), TS Nguyễn Huy Tuấn (Chủ tịch Hội người VN tại MC, Chủ tịch Hội Doanh nhân người Việt tại MC), tích cực tham gia viết bài, đưa tin, cung cấp hình ảnh, tư liệu góp phần phong phú thêm trang báo.

 Năm 2024 sẽ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao 2 nước. Hy vọng, sẽ có nhiều bài, tin phản ánh, lan tỏa sự kiện quan trọng này.

 Nhân dịp này, xin chân thành cảm ơn Hội viên Hội LHS VN tại MC, và toàn thể độc giả, cùng các bạn.

--------------------------------------------- 

(*) Gồm các nước và vùng lãnh thổ: Hoa Kỳ, Canada, Morocco, Ai Cập, Pháp, Đức, Anh, Czec, Slovakia, Nga, Hungary, Ba Lan, Na Uy, Hàn Quốc, Nhật, Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Lào, Thailand, Indonesia, Philippines, Úc, New Zealand,…đặc biệt Mông Cổ, và Việt Nam.

Thứ Tư, 14 tháng 2, 2024

CHÚC MỪNG NGÀY VALENTINE


Nhân ngày Valentine, 14 tháng 2, xin chúc các bà các cô, các chị em, các cháu gái - Một nửa thế giới - Mạnh khỏe, Vui tươi, Hạnh phúc.

Valentine muôn năm !

Гэгээн Валентины өдөр буюу 2-р сарын 14-ний өдөр бид бүх эмээ, эгч, дүү нартаа - Дэлхийн хагас нь - Эрүүл, баяр баясгалан, аз жаргалтай байхыг хүсэн ерөөе.


Валентин урт наслаарай!

Thứ Ba, 13 tháng 2, 2024

Thăm và đón tiếp Cô giáo Suvd và Saraa tại Đà Nẵng

Trong ảnh: Vợ con anh Phạm Phú Hòa cùng 2 Cô
 
Đúng 8:00 ngày 13/02/2024, tại KS Belle Maison Da Nang, các Cựu SVVN tại Mông Cổ hân hạnh đón tiếp 2 cô là Suvd và Saran Tyoa. 


Ảnh trên, các anh: Phạm Phú Hòa cùng Phu Nhân và con trai, PGS Phạm Hồng Sơn, TS Trần Quang Vui, và anh Hồ Thành Công trong buổi gặp 2 Cô.

Tham dự có các anh: Phạm Phú Hòa cựu SVVN tại MC khóa 1974-81 cùng Phu nhân Nguyễn Thị Lan Anh và con trai Phạm Anh Tài, các anh Hồ Thành Công 1977-84, Phạm Hồng Sơn 1980-87, Trần Quang Vui 1986-1995. 

Trước đó, anh Phạm Phú Hòa đã thiết kế chương trình cụ thể, gồm chuẩn bị hoa tặng, quà cho 2 cô và thầy giáo chủ nhiệm (cũng là chồng cô Suvd), bài phát biểu ngắn bằng tiếng Việt và tiếng Mông, chọn nhà hàng ven biển, gần khách sạn Belle Maison để mời cơm tối.

Ngày 12/2/2024, anh Hồ Thành Công đã từ Phong Điền, Huế đến Đà Nẵng; sáng sớm nay, 13/2/2024, hai anh là PGS Phạm Hồng Sơn, TS Trần Quang Vui cũng từ Huế (cách Đà Nẵng 75 km) đến buổi gặp mặt.

Đêm 12/2/2024, Cô Suvd ngủ trễ, hơn 12 khuya vẫn thức. Chắc Cô hồi hộp lắm...

Cuộc gặp diễn ra thân mật cảm động. Sau đây là một vài hình ảnh cuộc gặp thân mật.


Anh Phạm Phú Hòa và Cô Suvd


Anh Hồ Thành Công và Cô Suvd



Các anh Hồ Thành Công, Phạm Hồng Sơn, Trần Quang Vui và 2 Cô

PGS Phạm Hồng Sơn và Cô Suvd
Phu Nhân anh Phạm Phú Hòa Nguyễn Thị Lan Anh cùng cô Suvd

Thứ Sáu, 9 tháng 2, 2024

ĐÓN CÔ GIÁO SUVD VÀ SARAN TUYA NGÀY ÁP TẾT GIÁP THÌN

(Bài viết của TS Nguyễn Xuân Đoan, cựu SVVN tại MC khóa 1983-1990, NCS ĐH Nông nghiệp Mông Cổ)


Từ hơn một tháng trước, anh Nguyễn Ngọc Huân - quản trị Blog Một thời Mongolia để nhớ đã đăng thông tin trên Blog và Zalo “Cựu SVVN tại MC” về chuyến đi du lịch Việt Nam của hai cô giáo Suvd và Saran Tuya dạy ngôn ngữ tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Mông Cổ cho sinh viên Việt Nam. Biết các cô đi theo tour du lịch của Công ty Тэнгэр Travel với hành trình Ulanbator - Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hội An, sau khi tham khảo một số ý kiến, chú Lại Hồng Thắng (sang Mông Cổ 1985), đã rất nhanh chóng lập nhóm Zalo mang tên “Cô Suvd Sara”  với 22 thành viên, chủ yếu gồm những lưu học sinh đã từng học hai cô giáo. Nhóm thảo luận rất chi là rôm rả: Thời gian, địa điểm, nội dung đón tiếp hai cô như thế nào? Có ý kiến cần thành lập các Tiểu ban để đón tiếp hai cô được chu đáo, trọng thị, ân tình. Điều đặc biệt là hai cô đến Việt Nam vào chiều 29 Tết và về nước Mùng 5, đúng dịp Tết cổ truyền của Việt Nam nên cần phải tính toán thời gian làm sao để đón tiếp các cô cho phù hợp nhất, thể hiện được tình cảm của lưu học sinh ta với các thày cô. Tiến sỹ Trần Văn Bình (sang Mông Cổ năm 1975) mặc dù không học hai cô giáo, nhưng rất hào hứng tham gia, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích. Chú Ngô Ngọc Tân (sang Mông Cổ năm 1989) đăng ký chân “Phó nháy” cũng được nhóm nhanh chóng “chấp thuận”; em Hoàng Lệ Thúy (sang Mông Cổ 1987) chuyên gia ngôn ngữ được tín nhiệm thay mặt nhóm phát biểu chào mừng và tri ân thày cô. Rồi cả chuẩn bị tiết mục bài hát như thế nào để tổ chức đón tiếp được tốt nhất... Sau nhiều thảo luận, cả nhóm đi đến thống nhất đón tiếp hai cô vào chiều 29 Tết tại khách sạn nơi hai cô ở, ngay sau khi đoàn du lịch đáp xuống sân bay Nội Bài.

Khách sạn Thăng Long Opera nơi đoàn của hai cô nghỉ nằm trên phố Tông Đản, phường Lý Thái Tổ nằm cách không xa Hồ Hoàn Kiếm - rất thuận lợi cho du khách nước ngoài tham quan khám phá, trải nghiệm những thắng cảnh, di tích và thưởng thức các sản phẩm du lịch độc đáo của Thủ đô Hà Nội. Công ty du lịch Тэнгэр Travel của Mông Cổ quả là có con mắt tinh nghề khi chọn khách sạn này làm nơi nghỉ dừng chân của đoàn.




Nhớ ngày đầu tiên của tháng 9 năm 1983 đặt chân đến đất Mông Cổ xa xôi đầy bỡ ngỡ và lạ lẫm, khóa chúng tôi (Nguyễn Xuân Đoan, Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Duy Thông và Vũ Anh Minh) trải qua chặng bay dài Hà Nội – Matxcơva, transit tại Calcutta (Ấn Độ), Karachi (Pakistan), Tashkent (Uzbekistan) khi xuống sân bay Sheremetyevo tại thủ đô Matxcơva, được đại diện Sứ quán ta đón, đưa về Nhà khách tại số 5 переулок Oбoлeнckий trên phố Maлaя Пиpaгoвckaя để nghỉ một hai hôm rồi bay tiếp đi Ulanbator. Ấn tượng lớn nhất lúc đó là khi dừng ở sân bay Tashkent thấy rất nhiều máy bay chở khách cỡ lớn do Liên Xô chế tạo được xếp thành những dãy dài. Ở góc sân bay có hàng chữ thật to với khẩu hiệu: CCCP – OПЛOT MИPA. Khi vào Nhà khách Sứ quán, cơm gạo thơm tuyệt ngon (ở nhà chưa được ăn bao giờ) mà cô phục vụ tuyên bố dõng dạc: ở đây chỉ chia thức ăn, còn cơm không phải chia, các cháu ăn bao nhiêu lấy tùy ý - lại nhớ những tháng ngày trong nước lúc nào cũng đói vàng mắt. Mấy anh em cười bảo nhau, “Liên Xô có khác, đúng là vĩ đại thật!”

Năm đầu tiên học tiếng Mông Cổ từ Phó Giáo sư Misic, từ thày Chavaral, thày Batholac và cô giáo Suvd tại Trường Đại học Tổng hợp, được ở ký túc xá ngay bên cạnh, đi bộ có mấy bước chân. Nhớ mãi thày Misic dạy ngữ pháp tiếng Mông với bầu nhiệt huyết đến “tử vì nghề” của Thày. Phòng học nhỏ xíu chỉ có bốn sinh viên mà Thày giảng bài to như đang nói trước hội nghị lớn không có micro vậy bằng cả tấm lòng yêu quý, mến thương vô bờ của người Thày rất đáng kính dành cho sinh viên Việt Nam.

Nhớ thày Chavaral đủng đỉnh, thủ thỉ; nhớ thày Batholac với hàng ria con kiến đẹp trai lãng tử như diễn viên điện ảnh. Và nhớ cô giáo Suvd trẻ trung, tận tâm, gần gũi học trò...

Đặc biệt ấn tượng lúc mùa xuân sắp qua. Vào một ngày đầu hè, khi tuyết bắt đầu tan, trời ấm dần, những hàng cây, bãi cỏ xung quanh Trường Đại học Tổng hợp, ở thủ đô Ulanbator bỗng nhiên tưng bừng đâm chồi, nảy lộc. Sự hồi sinh nhanh đến nỗi chỉ qua một ngày đã thấy cây cối bừng lên sự sống thần kỳ. Vâng, bao nhiêu sinh lực của vạn vật được dồn nén, ấp ủ trong cả mùa đông giá lạnh để sang đầu mùa hè ấm áp bung ra một cách mạnh mẽ đến không ngờ…

Chương trình chào mừng, đón tiếp hai cô sẽ bắt đầu từ 18h00 chiều ngày 29 Tết, nhưng trước đó từ rất sớm nhiều anh chị em trong nhóm đã có mặt. Đây cũng là dịp rất tốt để anh em gặp lại nhau. Trên các khuôn mặt hiện rõ sự náo nức được gặp lại cô giáo của mình sau  thời gian dài xa cách.

Và rồi khoảnh khắc đó đã đến. Cô trò gặp nhau tay bắt mặt mừng.  Những bó hoa tươi thắm từ tay các học trò cũ dành cho 2 cô. Nhiếp ảnh gia Ngô Ngọc Tân bận rộn tác nghiệp, bấm máy mỏi tay. Ai cũng tươi cười rạng rỡ và trổ tài nhớ lại vốn liếng tiếng Mông có khi đến 40 năm vẫn chưa có cơ hội dùng lại.

Tiệc tối chiêu đãi hai cô mang đậm truyền thống Việt Nam với nhiều hương vị ngày Tết cổ truyền: có gà luộc, giò chả, dưa hành tươi muối xổi, bánh chưng xanh… và thật vui khi thấy hai cô ăn ngon miệng cùng rất nhiều cảm xúc. Chú Thắng đã chu đáo khi đặt nhà hàng món bia “0 độ” có thể vui vẻ cụng ly thả ga “lượt đi lượt về, sân nhà sân khách” mà vẫn sẽ yên tâm tay lái sau tiệc tan, chấp hành đúng quy định an toàn giao thông và khỏi phiền hà đến các chú cảnh sát – nhất là trong những ngày Tết như thế này.

Bài hát chúng tôi đã từng hát ở Mongolia: “Chúc mừng sinh nhật” được cất lên tại buổi gặp mặt sao mà hợp với khung cảnh hôm nay đến vậy:


Өнөөдөр бидний баярын өдөр

Үнэнч нөхрийн минь мэндэлсэн өдөр

Өнөр жаргалтай өргөө гэрт чинь

Үеийн олон нөхөд чинь цугларлаа

Цэцэг алагласан баярын ширээнд

Цоморлиг болон бид суугаад

Төрсөн өдрийн халуун мэндийг

Төө зайгүй чамдаа хүргэе…

 

Bên ngoài, Thủ đô Hà Nội đã bắt đầu rực rỡ ánh đèn lung linh huyền ảo trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Phố phường tràn ngập sắc màu của quất, của hoa đào, hoa mai…, và mùi hương trầm thơm quyện với mùi xôi nóng, măng miến, bánh chưng, bánh dầy, giò chả, xen mùi thơm từ nồi nước mùi già đánh thức cả một trời thương nhớ. Một cảm giác ngất ngây trong không khí vui tươi, rộn ràng, thân ái trong đêm Tết cổ truyền đầy hương vị, dư âm. Bỗng nhiên thấy nao nao nhớ những thời khắc đón Tết nơi thảo nguyên giá lạnh ngày nào Ulanbator…

 

Tôi nhớ, thời gian học ở Mongolia của anh em lưu học sinh Việt Nam ta thường là bảy năm, trong đó có một năm dự bị tiếng Mông và một năm tiếng Nga mà chúng tôi thường hay nói đùa rằng học tiếng Mông là để đi tán, còn tiếng Nga để kiếm cái cần câu cơm, để làm việc. Chúng tôi còn được biết nhiều anh em lưu học sinh các khóa trước học cực giỏi, xuất sắc nhưng Nhà nước chưa có chủ trương chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh. Đến lứa của chúng tôi, kể từ khóa anh Phan Đăng Đương đến khóa các anh Nguyễn Xuân Đoan, Nguyễn Duy  Thông (anh Trần Bình thì từ trong nước sang), rồi sau đó Nguyễn Thanh Dương… nhờ ngọn gió đổi mới cho phép sau khi tốt nghiệp được ở lại chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh, thì thời gian sống và học tập tại Mông Cổ còn kéo dài tới mười năm và hơn thế nữa. Sau này, một số anh em sau khi tốt nghiệp ở lại hẳn Mông Cổ để hợp tác làm ăn, cũng gặt hái được nhiều thành công. Mới thấy, những năm tháng ở nơi đó là khoảng thời gian quý giá trong cuộc đời tuổi trẻ tươi đẹp của mỗi chúng ta. Và bỗng nhận ra, không biết tự khi nào chúng ta đã kết nối một cách tự nhiên, sâu sắc với miền đất yêu thương ấy.

 

Trong những hành trình xa xôi, Ulanbator, Mongolia là nơi dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, che chở và đem đến cho ta biết bao kỷ niệm không thể nào quên. Nơi ấy không chỉ là một phần của quá khứ. Nó đã là cấu thành không thể thiếu của hiện tại và của tương lai mỗi chúng tôi. Chợt nhớ và tâm đắc vô cùng câu thơ của nhà thơ nổi tiếng Chế Lan Viên trong bài thơ Tiếng hát con tàu:

 

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn…

 

Đối với chúng tôi, miền đất xa xôi ấy – Ulanbator, Mongolia - quê hương thứ hai – đã thực sự hóa tâm hồn một cách dung dị, tự nhiên từ khi nào chẳng rõ...

 

Ngày mai đã là Mùng Một Tết Giáp Thìn, một mùa xuân mới đang về trên khắp mọi miền đất nước thân yêu của chúng ta. Xin chúc các anh chị em lưu học sinh Việt Nam tại Mông Cổ bước sang năm mới thật dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc, an khang.

 

Theo lịch trình của đoàn du lịch, ngày mai hai cô Suvd và Sara đi Hạ Long, rồi sau đó bay đi Đà Nẵng, Hội An. Kính chúc hai cô giáo cùng đoàn có chuyến đi thật vui khỏe, vạn sự bình an, khám phá cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời và cảm nhận không khí Tết cổ truyền của Việt Nam - như chúng tôi lần đầu đặt chân lên đất thảo nguyên xa xôi vừa lạ lẫm và bỡ ngỡ, với biết bao niềm vui hạnh phúc năm nào.

 

Tạm biệt chia tay Cô giáo rồi, nhưng lòng chúng tôi còn ấm mãi./.

 

TP. Hải Dương, đêm 29 rạng ngày 30 Tết Giáp Thìn 2024

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2024

NHỮNG HÌNH ẢNH ĐẦU TIÊN CÁC CÔ GIÁO SUVD VÀ SARAA GẶP GỠ CÁC CỰU SINH VIÊN VIỆT NAM TỪNG HỌC TẠI MÔNG CỔ

 


5 sinh viên thuộc 5 thế hệ tại buổi gặp (từ trái qua: Nguyễn Xuân Đoan, Trần Văn Bình, Nguyễn Văn Hướng, Lê Thị Vân, và Nguyễn Thế Cường)

Ngay sau khi tới Hà Nội, 2 cô giáo dạy tiếng Mông là Suvd và Saraa đã được các anh chị là cựu sinh viên Việt Nam tại Mông Cổ nhiệt liệt đón chào và giao lưu thân mật. Cuộc gặp diễn ra tại nhà hàng Lam Dien của khách sạn Thăng Long Opera trên đường Tông Đản, Hà Nội.

Tham dự cuộc đón tiếp 2 cô giáo có các anh chị: anh Trần Văn Bình và phu nhân Lê Thị Vân, anh Lại Hồng Thắng và Phu nhân,  chị Hoàng Lệ Thúy, các anh Bùi Công Đĩnh, Ngô Ngọc Tân, Nguyễn Thế Cường, Nguyễn Xuân Đoan, Nguyễn Văn Hướng, Nguyễn Tuấn Ngọc, Nguyễn Văn Hải, Lê Quang Vinh.

Cuộc gặp diễn ra thân mật, đầy tình nghĩa.

Dưới đây là vài hình ảnh buổi gặp.


Các anh Nguyễn Tuấn Ngọc, Bùi Công Đĩnh và cô Saraa


TS Nguyễn Xuân Đoan phát biểu 


Cô Saraa tại buổi gặp



Chị Hoàng Lệ Thúy, cô Saraa và các bạn


Cô Saraa và cô Suvd cùng các học sinh cũ (hàng đứng, từ trái qua, các anh: Lại Hồng Thắng, Trần Quang Vinh, Nguyễn Thế Cường, và Nguyễn Văn Hải, sang MC năm 1985)



 

THÔNG BÁO TIN BUỒN

THÔNG BÁO TIN BUỒN

Được tin Thân Phụ anh Nguyễn Quốc Đạt từ trần, xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến anh Đạt và gia quyến.

Nam mô A Di Đà Phật

Hội trưởng


TS Nguyễn Quế Côi

Thứ Tư, 7 tháng 2, 2024

THƠ XUÂN ĐÓN CÔ GIÁO THĂM VIỆT NAM

 

Trong ảnh, anh Bùi Công Đĩnh ngồi thứ nhất bên phải qua.


Nhân dịp 2 cô giáo dạy tiếng Mông (Cô Suvd và Saran Tuya) có chuyến du lịch Việt Nam từ ngày 8 đến 15/02/2024, anh Bùi Công Đĩnh, cựu SVVN tại MC khóa 1986-93, có thơ chào mừng. Trân trọng giới thiệu cùng Hội viên và các bạn.

CHÚC TẾT
Tết đến xuân về chúc nhóm ta
Mạnh khỏe, An khang, Phúc đầy nhà;
Cháu Dâu, cháu Gái thêm Cu Tí
Để cháu đông vui quấn quýt bà.

CÔ SANG Đất trời hoa nở đón cô sang Tuổi cao sức yếu chẳng dễ dàng. Gặp mặt cô trò và hơn nữa Đã thấy quanh mình ánh hào quang.

TUYẾT VẪN RƠI

Ngày xưa đá bóng bởi ham chơi
Tuyết rơi vẫn đá chạy phờ hơi.
Ngày nay gặp lại râu tóc bạc
Chợt thấy trong lòng tuyết vẫn rơi.

Bùi Công Đĩnh

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2024

TS Nguyễn Huy Tuấn tham dự Đại hội Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tại Tp Hồ Chí Minh

 


Ngày 27/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Đại hội đại biểu Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028 nhằm tổng kết nhiệm kỳ 2018-2023, đề ra phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2023-2028 và bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới..

Đến dự có nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Dũng.

Tại Đại hội, các đại biểu đã bầu ra Ban Chấp hành Hiệp hội nhiệm kỳ 2023-2028 gồm 43 thành viên, do Tiến sĩ Nguyễn Hồng Huệ (Peter Hồng) giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài.

TS Nguyễn Huy Tuấn được bầu là Ủy viên BCH Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2023 – 2028.

Ảnh trên: TS Nguyễn Huy Tuấn đứng thứ 3 từ phải qua, hàng đứng sau.




TIN GẶP MẶT

 Ngày 3/02/2024, nhân chuyến về thăm VN và vô tp Hồ Chí Minh công tác, anh Nguyễn Huy Tuấn đã đến thăm các chiến hữu ở Tp Hồ Chí Minh. Do cuối năm nhiều hoạt động cá nhân, nên chúng tôi tổ chức buổi cà phê sáng nhẹ nhàng với nhau tại quán SEN CAFE, Nguyễn Văn Đậu, Bình Thạnh, Tp HCM. 



Ngoài TS Tuấn là khách, tham dự buổi cafe có các anh: Ngô Giản Luyện, Hồ Sỹ Tý, Nguyễn Ngọc Huân, Nguyễn Quốc Đạt, và Nguyễn Xuân Hạnh.

Buổi trưa nhiều anh có việc riêng, buổi tối anh Tuấn đã bay ra Hà Nội, nên cuộc gặp đơn giản vẫn vui vẻ, ấm cúng.

Chủ đề câu chuyện xoay quanh quan hệ hữu nghị 2 nước, về cấp visa, về các hiệp định 2 nước, về bay thẳng VN -MC, về sức khỏe, công tác các hội viên.

Anh Tuấn năm nay cho cả gia đình về ăn Tết tại VN, để các thành viên sum họp, chia sẻ không khí, văn hóa Tết Cổ truyền VN.

Cuộc gặp cũng trao đổi về tổ chức chuyến đi thăm lại MC, tuy nhiên, các chi tiết sẽ thảo luận sau.


Ảnh 1 chụp tại quán SEN, ảnh 2 tại nhà anh Hồ Sỹ Tý



Chào mừng các bạn đến với MỘT THỜI MONGOLIA ĐỂ NHỚ

Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)