Vào ngày cuối thu năm 2023, tôi và anh
Nguyễn Văn Trinh đều là Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ, towsi
Đại sứ quán Mông Cổ tại phố Vạn Bảo, quận Ba Đình, Hà Nội. Vừa nghe tiếng
chuông báo có khách, anh Glbaadav Kharbayar đã ào ra cửa nắm chặt tay tôi. Cái
bắt tay siết chặt như hồi gặp nhau trên thảo nguyên muôn hồng ngàn tía của đất
nước Mông Cổ.
Anh Glbaadav Kharbayar là cựu sinh viên
Cao học ngành y tại Hà Nội. Năm 2022, anh được bổ nhiệm làm Bí thư thứ Nhất Đại
sứ quán Mông Cổ tại Hà Nội. Khi đang là sinh viên tai Hà Nội, anh được các bạn
sinh viên yêu quý đặt cho tên Việt Nam là Tuấn. Tên Tuân theo anh đến bây giờ
và sẽ theo suốt cuộc đời. Ngài Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Mông Cổ tại Việt
Nam nhiệm kỳ trước tại Việt Nam Dorj Enkhbat rất vui và hạnh phúc mang tên Việt
Nam là Bảo. Nhà văn Dashtsevel, Chủ tịch Hội hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam, mang
tên Việt Nam là Viên.
Trong cuộc gặp mặt anh Tuấn tại thủ dô
Ulan Bato, anh tâm tình với tôi:
- - Người Mông Cổ công tác, học tập tại Việt Nam, người
nào cũng có riêng cho mình cái tên Việt Nam.
Hôm nay, ngày thu Hà Nội, anh Tuấn nhắc đến
hạnh phúc về tên người. Anh cho rằng, tên riêng là “Di sản văn hóa phi vật thể”
cuộc đời con người.
Tôi và anh Nguyễn Văn Trinh được Ngài Jigjee
Serejaav, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Mông Cổ tại Việt Nam, niềm nở đón tiếp. Cô
gái xinh đẹp như nàng tiên thảo nguyên tên Jann Tumurtuya là Bí thư thứ Ba của
Đại sứ quán, làm phiên dịch. Cô là cựu sinh viên Đại học Hà Nội, phát âm chuẩn
tiếng Việt phổ thông người Hà Nội.
Chúng tôi cùng ngài Đại sứ và Bí thư thứ
ba bàn về các chương
trình văn hoá chào mừng kỷ niệm 70 năm 2 nước Việt Nam - Mông Cổ thiết
lập quan hệ ngoại giao.
Thế hệ ngài Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền
cùng toàn bộ cán bộ Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam năm 1954 ngày ấy, giờ đã hóa “làn mây trắng trên đất nước thảo
nguyên”. Những người vinh dự ký kết văn
bản thiết lập quan hệ ngoại giao 2 nước nay đã ở thế giới khác. Nhưng năm nay, 70 năm, ngày lịch sử 17/11 (1954- 2024) vẫn nóng hổi trong trái tim mỗi người Việt Nam và Mông Cổ.
Sau cuộc làm việc thắm tình hữu nghị, Ngài Đại sứ Đặc
mệnh toan quyền Mông Cổ và cô Bí thư thứ Ba bày tỏ với tôi:
- -Chúng tôi muốn các nhà văn Việt Nam đặt cho mỗi cúng tôi một cái tên Việt
Nam !
Tôi cảm động vì sự tin cậy của Ngài Đại sứ
và cô Bí thư thứ Ba. Tôi bâng khuâng nhìn qua khung cửa sổ của Tòa Đại sứ quán.
Lúc này bầu trời Hà Nội nắng thu vàng rực rỡ. Tôi trân trọng nói với Ngài Đại sứ:
- -Tên Việt Nam của Ngài là Hoàng. Hoàng là nắng thu vàng chan hòa bầu trời
Hà Nội. Hoàng là vàng – tài nguyên giàu có và quý giá của nước Mông Cổ !
Rồi thân mật nói với cô Bí thư thứ Ba:
- - Tên Việt Nam của cô là Thu. Thu là mùa thu Hà Nội. Mùa thu Hà Nội bay
bay lá cây bàng rơi nghiêng giống như lá cây Phong trên đường phố Ulan Bato !
Ngài Hoàng và cô Thu rất cảm động đón nhận
tên Việt Nam cho mình. Ngài ôm tôi thật chặt trong căn phòng treo bức tranh
Thành Cát Tư Hãn.
Lê Toán, nhà văn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét