GS THÔNG - THẦY THÔNG
Nguyễn Ngọc Huân
GS Thông
năm nay 86 tuổi, nhưng rất khỏe mạnh. GS đón khách bằng cái bắt tay chắc nịch,
nồng ấm của người tràn trề sinh khí.
- Hằng
ngày, Thầy vẫn bơi 1 tiếng đồng hồ đấy. GS khoe với chúng tôi.
Chà, ông
già gần chín chục còn hăng hái thế ! Chả bù cho mấy thanh niên đương trai cường
tráng nhưng suốt ngày ngập trong rượu chè, lụ khụ.
- Cô thì cũng bơi 1 tiếng, nhưng là bơi thực sự. Chứ Thầy bây giờ chỉ là “đùa nước” thôi. GS nói thêm.
Vào ngày
lễ Mùng Một tháng Năm, đường xá ít xe cộ, không khí cũng quang đãng hơn. Khi
chúng tôi đến, GS đã mở cửa sẵn có ý chờ. Vừa nhác thấy khách qua khung cửa sổ,
GS khoan thai đứng dậy, bước ra ngoài, vồn vã “Vào đây! Vào đây !”
Vẫn căn
phòng hầu như không thay đổi ấy tại địa chỉ nhiều lần chúng tôi đến thăm. Vẫn cách bài trí mà GS
chung thủy: các bàn ghế, các kệ sách, các bức tranh, các kỷ vật… Cách trang trí
này rất phổ biến tại nhà các trí thức lớn Hà Nội. Chỉ bức GS chụp chung
với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có chữ ký đề tặng “Thân tặng Trần Thế Thông", tôi khen bức ảnh
quý, thì GS gợi ý:
- Nếu
thích, tôi tặng 1 tấm. Tấm in đàng hoàng, chứ không gửi file ảnh đâu nha. Tôi
thầm nghĩ: ”Về em scan thì cũng thành file thôi, thưa Thầy”
Nhân nhắc chuyện con anh bạn học giỏi, ngay từ
bé đã mơ đoạt giải Nobel, như chợt nhớ, GS bảo:
- Này,
mọi người có biết tháng Năm này có 5 ngày thứ Sáu, 5 ngày thứ Bẩy, và 5 ngày Chủ
nhật không. 635 năm mới có một tháng như vậy đấy. Hôm nay tôi là người may mắn.
Vì nếu báo cho 5 người biết thì tôi sẽ được hưởng may mắn. Và người gửi cho
5 người khác cũng là người như vậy. Biết đâu vợ chồng sẽ là người may mắn, con đoạt giải ?
Chúng tôi từng nhận nhiều tin nhắn như vậy qua email, hy vọng thông báo của GS không thuộc loại ấy.
Chúng tôi từng nhận nhiều tin nhắn như vậy qua email, hy vọng thông báo của GS không thuộc loại ấy.
Chúng tôi nhắc về Cổ phần được hưởng ở Proconcon, GS bảo: "Để lại cho các em còn nhiều người khó khăn cần giúp đỡ"
- Thầy lấy chẳng để làm gì. Trước đây lãnh đạo các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh nói, nếu Thầy đồng ý, sẽ cắt cho mỗi nơi 10ha. Có trồng cao su rồi nha. Chứ Thầy không như cái thằng Trần Đông B. Nó đi đâu, ai cho gì cũng nhận. Bây giờ thằng này có cả nghìn ha. Thầy bảo.
Thầy ơi, "Chim sẻ ăn gần, Đại bàng ăn xa". Chẳng thế, có lãnh đạo ăn cả của nhân viên, lúc nào cũng lo cho mình, đưa cháu chắt, vợ con đầy cơ quan. Chẳng thế người xưa bảo "Gà què ăn quẩn cối xay" là vậy.
GS không phải loại người ấy. Nên dù nghỉ mấy chục năm, bây giờ học trò, nhân viên vẫn tới thăm.
Trở thành Viện trưởng Viện Chăn nuôi vào năm 1971, sau đó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam cho đến nghỉ hưu, GS là người lãnh đạo tài ba, học thức uyên thâm, khả năng hùng biện, có tài phân tích, tổng hợp cực kỳ nhanh.
- Thầy lấy chẳng để làm gì. Trước đây lãnh đạo các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh nói, nếu Thầy đồng ý, sẽ cắt cho mỗi nơi 10ha. Có trồng cao su rồi nha. Chứ Thầy không như cái thằng Trần Đông B. Nó đi đâu, ai cho gì cũng nhận. Bây giờ thằng này có cả nghìn ha. Thầy bảo.
Thầy ơi, "Chim sẻ ăn gần, Đại bàng ăn xa". Chẳng thế, có lãnh đạo ăn cả của nhân viên, lúc nào cũng lo cho mình, đưa cháu chắt, vợ con đầy cơ quan. Chẳng thế người xưa bảo "Gà què ăn quẩn cối xay" là vậy.
GS không phải loại người ấy. Nên dù nghỉ mấy chục năm, bây giờ học trò, nhân viên vẫn tới thăm.
Trở thành Viện trưởng Viện Chăn nuôi vào năm 1971, sau đó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam cho đến nghỉ hưu, GS là người lãnh đạo tài ba, học thức uyên thâm, khả năng hùng biện, có tài phân tích, tổng hợp cực kỳ nhanh.
Có một
giai thoại kể rằng, khi được yêu cầu giải thích tên gọi của mình, GS nghiêm mặt
nói “Tôi là Thông Trần Thế”, rồi cười khà khà. Về âm tiết, cách giải thích đưa
người nghe tới một sự hiểu khác “Tôi là Thông trần thế”. Chà, rất là Giáo Văn Sư.
Ở Viện
Chăn nuôi, những người độ tuổi U60, U70, không ai không nhớ câu thơ vui nói về GS,
mà câu mở đầu là “Ai về thăm Viện Chăn nuôi…” Cách nay 5 năm, trong buổi gặp mặt
các cựu nhân viên Viện Chăn nuôi tại Thành phố Hồ Chí Minh, bác Trần Doãn Hối rất
vui khi đọc lại câu thơ này, rồi giả vờ “bực tức” mà rằng:”Chúng nó đểu thật, đểu
thật, dám ví râu mình…”
Không có
diễm phúc được làm học trò GS, được làm nhân viên của GS, nhưng chúng tôi ngưỡng
mộ GS, kính trọng GS, trân trọng gọi GS là Thầy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét