Mông Cổ là quốc gia được đánh giá là thành công trong ngăn chặn dịch Covid-19. Tuy nhiên đến ngày 11/11/2020 vừa qua, MC đã phát hiện ca nhiễm Covid đầu tiên trong cộng đồng, và Chính phủ đã phải ra lệnh thực hiện biện pháp giãn cách xã hội từ ngày 11/11 cho đến hết ngày 11/12/2020.
Trừ một số dịch vụ thiết yếu như y tế, hội nghị, còn lại tất cả các hoạt khác như cửa hàng, trường học, cơ quan, xí nghiệp, du lịch, vui chơi giải trí… sẽ phải đóng cửa.
Trước đây, Ulan Bator lúc bình thường nổi tiếng với đặc sản là kẹt xe, tuy nhiên trong những ngày qua đường phố vắng tanh, không ai được phép ra đường, ngoại trừ các trường hợp cần thiết được cơ quan thẩm quyền cho phép. Chính vì thế, đời sống của người lao động, trong đó có người lao động Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
Bà ĐS Đoàn Thị Hương cho biết: “Chúng tôi theo các giải pháp dịch bệnh, thường xuyên thông tin kịp thời đến bà con người Việt. Đồng thời động viên bà con giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ khó khăn với nhau, và thực hiện tốt các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây nhiễm dịch bệnh. Đại sứ quán cũng công khai địa chỉ email, số điện thoại đường dây nóng 24/24 giờ để tiếp nhận các phản ánh, vướng mắc, và các khó khăn của bà con để có biện pháp giải quyết và giúp đỡ kịp thời. Chúng tôi cũng làm việc với các cơ quan chức năng liên quan của Mông Cổ để có biện pháp hỗ trợ giúp người lao động Việt Nam tại Mông Cổ vượt qua khó khăn trong thời điểm giãn cách xã hội rất là khó khăn này”.
Người Việt tại Môg Cổ có khoảng 300 người, chủ yếu làm nghề sửa chữa xe ô tô. Theo quy định của Pháp luật Mông Cổ, để có được một Visa lao động, thì người lao động Việt Nam hằng tháng phải đóng 840 nghìn Tug-rik tiền thuế, và 500 nghìn Tug-rik tiền bảo hiểm, cộng với các lệ phí làm các loại giấy tờ khoảng 100 nghìn Tug-rik. Tổng cộng 1 tháng, người lao động Việt Nam phải bỏ ra 1.400.000 Tug-rik, tương đương với khoảng 14 triệu VND. Nếu cộng cả tiền ăn ở, sinh hoạt, thì bình quân 1 người phải chi trả 20 triệu VND/tháng. Còn đối với chủ xưởng người Việt Nam, ngoài chi phí trên còn phải trả tiền thuê nhà, máy móc, thiết bị.
Anh Đinh Xuân Tới, chủ một garage cho biết, “Trong những ngày giãn cách xã hội, xưởng phải đóng cửa, anh em công nhân phải nghỉ việc, với gần 1 tháng, kể cả tiền thuế, tiền bảo hiểm nộp cho Nhà nước Mông Cổ, tiền thuê nhà xưởng, thì thiệt hại cho đến hôm nay là khoảng gần 20 triệu Tug-rik tương đương 200 triệu VND. Đấy là chưa kể tiền thuê nhà, ăn uống, chi tiêu sinh hoạt. Chúng tôi rất mong ĐSQ tác động các cơ quan chức năng Chính phủ Mông Cổ hỗ trợ cho người lao động Việt Nam giảm tiền bảo hiểm, tiền thuế cho chúng tôi vượt qua khó khăn này”
Anh Đinh Văn Bão, công nhân sửa chữa ô tô nói, “Tình hình dịch Covid vẫn đang diễn biến phức tạp như thế này, thì cũng không thể biết chúng tôi phải nghỉ việc đến bao giờ. Không chỉ riêng tôi mà tất cả anh em công nhân người Việt ở Mông Cổ đều rất là lo lắng. Muốn về Việt Nam cũng không được vì không có đường bay, và ở lại thì không biết lấy đâu ra tiền để nộp cho Nhà nước và tiền ăn uống, sinh hoạt. Anh em sang đây làm việc phần lớn gia đình nhà nông, nông dân nên cũng chẳng có tiền gửi sang mà trang trải. Tuy nhiên, nếu kéo dài thì sẽ không trụ được, lúc đó không biết sẽ ra sao”.
Chi phí vẫn phải bỏ ra, trong khi nhà xưởng đóng cửa, công nhân phải nghỉ việc nên người Việt tại Mông Cổ đang gặp rất nhiều khó khăn. Công ty càng nhiều xưởng, càng nhiều người thì thiệt hại càng nhiều, lỗi lo càng lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét