Tổng số lượt xem trang

Trang

Chào mừng các bạn đến với "Motthoimongolia"





Số người online -----


web trends

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022

ĐỘI TUYỂN JUDO VN TẬP HUẤN Ở MÔNG CỔ VÀ HY VỌNG SEAGAMES 31

 Trải nghiệm quý báu ở Ulaanbaatar

Vì đại dịch mà suốt hai năm, đội tuyển đối kháng không thể thi đấu và tập huấn ở nước ngoài. Do đó, chuyến tập huấn từ 10/3 đến 30/3 tại Trung tâm Judo Quốc gia ở thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh việc Mông Cổ là một cường quốc về judo, các điểm đến tập huấn truyền thống của judo Việt Nam trước đây như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn còn áp dụng các biện pháp phòng Covid-19 nghiêm ngặt, nên hạn chế đón tiếp các đoàn thể thao nước ngoài.

Theo HLV trưởng đội tuyển judo Việt Nam Nguyễn Duy Khanh, lực lượng VĐV Mông Cổ tập luyện tại Trung tâm Judo Quốc gia nước bạn rất đông và đồng đều, và nhiều người trong đó đạt đẳng cấp rất cao ở các hạng cân. Phía bạn cũng hỗ trợ, lên chương trình tập huấn rất chi tiết cho đội judo Việt Nam.

Các thành viên đội tuyển đối kháng của judo Việt Nam trong chuyến tập huấn tại Ulaanbaatar. Ảnh: Ban huấn luyện

Các thành viên đội tuyển đối kháng của judo Việt Nam trong chuyến tập huấn tại Ulaanbaatar. Ảnh: Ban huấn luyện

"Nhờ tập theo giáo án của Mông Cổ và đối luyện cùng các võ sĩ đẳng cấp châu lục và thế giới của họ hằng ngày, các võ sĩ Việt Nam học hỏi rất nhiều về kumi kata - cách nắm áo để chiếm lợi thế, cách kiểm soát đối thủ, kiểm soát trận đấu, cách thực hiện kỹ thuật để ghi điểm cả ở đấu đứng lẫn địa chiến", ông Duy Khanh nói với VnExpress.

Trong khi đó, HLV Đào Hồng Quân, thành viên ban huấn luyện, thì đề cao việc các HLV Mông Cổ luôn nhiệt tình chỉ dẫn những kỹ thuật sở trường của họ cho VĐV Việt Nam. Các võ sĩ chủ nhà, dù ở đẳng cấp rất cao, cũng thể hiện tinh thần chuyên nghiệp cao, tích cực tập luyện với đồng nghiệp Việt Nam. "Chuyến tập huấn này tạo môi trường rất tốt cho các võ sĩ Việt Nam cọ xát sau một thời dài không được tập huấn và thi đấu quốc tế", ông Quân nói.

Phần đông VĐV judo Mông Cổ đều từng tập bökh - môn vật cổ truyền có nhiều nét tương đồng với judo mà các bé trai Mông Cổ được làm quen từ rất nhỏ. Do đó, lối đánh thường thấy của họ là áp sát, với các đòn sở trường là những kỹ thuật judo có nét giống với kỹ thuật của môn vật, như Koshi Guruma, O Goshi - các đòn quật bằng hông, hay Ura Nage - đòn hy sinh, ném đối phương về phía sau, thường được dùng để phản đòn nhưng cũng có thể áp dụng cho tấn công trực tiếp. Tiếp cận và tập luyện thêm về lối đánh cũng như nhóm đòn nói trên là sự bổ trợ rất tốt về mặt kỹ thuật cho các tuyển thủ Việt Nam.

Lê Anh Tài, võ sĩ từng đoạt HC vàng SEA Games 30 ở hạng -90kg - hào hứng khi nhớ về những ngày ở Ulaanbaatar. Anh đánh giá cao hiệu quả từ việc được các HLV Mông Cổ rèn thể lực chuyên môn và cho đấu tập rất nhiều, trong khi các võ sĩ Mông Cổ thích nghi rất nhanh với lối đánh của đồng nghiệp Việt Nam.

"Tôi liên tục nếm đòn Ura Nage, Koshi Guruma của các võ sĩ Mông Cổ, và thua những đòn này. Nhưng sau khoảng một tuần làm quen với cảm giác đòn và được hướng dẫn về đòn thế, tôi đã có thể thắng điểm ngược lại bằng Ura Nage, Koshi Guruma", Anh Tài kể.

Ngay cả khi thua, võ sĩ này cũng hiểu rõ vì sao anh thua, từ đó rút ra kinh nghiệm để cải thiện về kỹ thuật và khả năng chiến đấu. Sau khoảng hai tuần, Anh Tài thật sự bắt nhịp được lối đánh của đội Mông Cổ và triển khai được phong cách đấu của bản thân một cách hiệu quả hơn. Anh kể thêm: "Tôi nhớ mãi về một buổi tập. Hôm đó, tôi đã cố gắng hoàn thành trọn vẹn 2 đợt đấu tập, mỗi đợt 7 trận đấu 4 phút, và sau đó thì mệt rũ".

Theo Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, đại diện duy nhất của judo Việt Nam tại Olympic Tokyo 2020, chuyến tập huấn ở Mông Cổ đã giúp cả đội tích lũy nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật và tiến bộ về thể lực. Trước đó, để chuẩn bị cho Olympic, Thanh Thủy từng tập luyện dài hạn tại Đại học Tokai, một trong những "lò" đào tạo judo danh tiếng nhất của Nhật Bản.

Các võ sĩ Việt Nam tập đối luyện Ne Waza (địa chiến) với các võ sĩ Mông Cổ tại Ulaanbaatar. Ảnh: Ban huấn luyện

Các võ sĩ Việt Nam tập đối luyện Ne Waza (địa chiến) với các võ sĩ Mông Cổ tại Ulaanbaatar. Ảnh: Ban huấn luyện

"So với những VĐV đẳng cấp cao ở Tokai, các võ sĩ Mông Cổ cũng có kỹ thuật rất tốt", nữ võ sĩ hạng -52kg nhận xét. "Điểm đặc biệt của các bạn Mông Cổ là đánh áp sát và rất khoẻ khi nắm áo, dễ tạo lợi thế trước đối thủ. Ngoài ra, họ vào đòn có độ bộc phát, ra lực nhanh rất hay. Tôi cũng thích kỹ thuật Ura Nage của đội Mông Cổ, cứ 10 trận thì phải thua vài điểm vì đòn này".

Đồng đội của Lê Anh Tài ở cả ĐTQG lẫn đội judo TP HCM, VĐV Nguyễn Hải Bá (hạng cân -73kg) thì rất ấn tượng về tinh thần của các võ sĩ chủ nhà: "Họ tập luyện với một niềm đam mê tuyệt vời, không chỉ các tuyển thủ chính mà kể cả những VĐV nhỏ tuổi hay những võ sĩ lão làng đã nghỉ thi đấu". Chính tinh thần ấy đã giúp "lên dây cót" để đội Việt Nam càng thêm nỗ lực trong các buổi tập. Đặc biệt, khi đối luyện, đội chủ nhà "hết mình" bao nhiêu thì đến giờ nghỉ, họ cũng hiếu khách, thân thiện bấy nhiêu, sẵn sàng hướng dẫn thêm về các đòn thế khi được hỏi. Nhờ đó mà các VĐV Việt Nam luôn cảm thấy vui vẻ, có thêm năng lượng tích cực để hồi phục sau những buổi tập nặng.

Không có nhận xét nào:

Chào mừng các bạn đến với MỘT THỜI MONGOLIA ĐỂ NHỚ

Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)