Ngày 3/8/2010, tình cờ chúng tôi nhận E-mail của anh Lê Quang Vinh, cựu sinh viên, hiện là doanh nhân tại Ulanbator, giới thiệu Link bài viết của tác giả Nguyễn Vũ Tùng trên báo Thể thao & Văn hóa cuối tuần về chuyến ngao du của nhóm thành viên Tây Bắc Group trên đất nước thảo nguyên Mông Cổ.
Xin chân thành cảm ơn anh Lê Quang Vinh và tác giả Nguyễn Vũ Tùng.
Motthoimongolia trân trọng giới thiệu loạt bài viết rất hay này.
Phần 5: Mùa Hè băng giá và tu viện Phật giáo lớn nhất Mông Cổ
Điều gì đã gây nên sự tan vỡ của đế chế Mông Cổ hùng mạnh mà vó ngựa đã in dấu từ châu Á sang tới châu Âu? Có một văn hóa, một triết lý sống, một nhân sinh quan rất hiện đại của người Mông Cổ từ nhiều thế kỷ trước mà bạn có thể nghiệm ra trên con đường khám phá đất nước thảo nguyên này…
Amarbayasgalant Khiid là một trong ba tu viện Phật giáo lớn nhất ở Mông Cổ, xây dựng vào thế kỷ 18 trong thời kỳ nhà Mãn Châu (ở phía Đông Bắc Trung Quốc - lập ra nhà Thanh) đã lớn mạnh thành một đế chế, tiêu diệt nhà Nguyên do Hốt Tất Liệt - một đại hãn Mông Cổ lập nên. Tu viện được xây dựng thời đó với số tiền tương đương gần 4 tấn bạc nén, là nơi tu hành và giảng dạy Phật giáo. Cho tới đầu thế kỷ 20, tu viện đã là một thư viện, một kho tàng các sách vở, tư liệu, kinh kệ nhà Phật lớn hàng đầu ở Mông Cổ. Không may, những biến cố lịch sử trong những năm cuối thập kỷ 30 của thế kỷ trước đã tàn phá hầu hết những gì nó đã tích giữ được trong gần 200 năm. Tuy thế, cũng còn may mắn so với nhiều công trình kiến trúc Phật giáo khác cùng thời trên đất nước này bị phá hủy gần như hoàn toàn. Những gì còn lại của tu viện dễ mang đến cho bạn cảm giác bùi ngùi trước những thăng trầm của lịch sử. Con người xây nên hết cả rồi cũng phá đi hết!
Amarbayasgalant Khiid là một trong ba tu viện Phật giáo lớn nhất ở Mông Cổ, xây dựng vào thế kỷ 18 trong thời kỳ nhà Mãn Châu (ở phía Đông Bắc Trung Quốc - lập ra nhà Thanh) đã lớn mạnh thành một đế chế, tiêu diệt nhà Nguyên do Hốt Tất Liệt - một đại hãn Mông Cổ lập nên. Tu viện được xây dựng thời đó với số tiền tương đương gần 4 tấn bạc nén, là nơi tu hành và giảng dạy Phật giáo. Cho tới đầu thế kỷ 20, tu viện đã là một thư viện, một kho tàng các sách vở, tư liệu, kinh kệ nhà Phật lớn hàng đầu ở Mông Cổ. Không may, những biến cố lịch sử trong những năm cuối thập kỷ 30 của thế kỷ trước đã tàn phá hầu hết những gì nó đã tích giữ được trong gần 200 năm. Tuy thế, cũng còn may mắn so với nhiều công trình kiến trúc Phật giáo khác cùng thời trên đất nước này bị phá hủy gần như hoàn toàn. Những gì còn lại của tu viện dễ mang đến cho bạn cảm giác bùi ngùi trước những thăng trầm của lịch sử. Con người xây nên hết cả rồi cũng phá đi hết!
Cảnh tuyệt vời: Những nhà lều (Ger) trắng trong bình minh hồng Thảo nguyên
Zanabazar, người đã xây dựng nên tu viện này, là con trai của một Hãn Mông Cổ thời đó, theo Phật giáo Tây Tạng và cũng lại là một lãnh đạo tinh thần Phật giáo của xứ Đông Mông Cổ, vậy nên dấu vết Phật giáo ở đây đậm nét Tây Tạng mà ngay tại tu viện còn nhìn thấy rất rõ. Có nhiều sự trái ngược về Zanabazar, tỉ như đã dựa vào thế quân Mãn Châu để chống lại chính hãn Mông Cổ phía Tây, mở đầu cho sự phụ thuộc vào Mãn Châu và cuối cùng bị Mãn Châu thôn tính, trở thành thuộc địa của nhà Thanh, đến tận đầu thế kỷ 20 mới độc lập thành đất nước Mông Cổ ngày nay. Nhưng về mặt nghệ thuật, Zanabazar lại được coi là Michelangelo của châu Á với những đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật, ngôn ngữ, thiên văn, hội họa. Ngày nay, nếu bạn gõ chữ “Zanabazar” trên Google thì dường như những cảm nhận của Phật giáo và nghệ thuật sẽ lấn át hết những dấu vết về lịch sử của con người này.
Chiều tà, những tia nắng cuối cùng nghiêng bóng trên những vách tường, ô cửa lặng lẽ của tu viện. Một nhà sư nép mình bước dưới bóng đổ xiêu xẹo của những mái nhà cong vút, nơi đã từng có tới 2.000 nhà sư tu hành. Ngày nay, ở đây chỉ còn vài chục người mà hiếm hoi lắm du khách mới nhìn thấy bóng dáng của họ. Tu viện u tịch như chốn không người. Vẻ quạnh hiu của nó càng được đè nặng với bóng đêm rộng lớn đang lan dần từ khe núi phía Đông Bắc.
Phật giáo, cũng giống các tôn giáo khác, không có những dấu hiệu rõ ràng ở những bộ tộc du mục Mông Cổ cho tới khi Thành Cát Tư Hãn xây dựng được đế chế của mình. Trên hành trình chinh phục các vùng đất khác nhau với các tín ngưỡng khác biệt, Hãn đã ngạc nhiên khi gặp các ngôi chùa Phật giáo, các thánh đường Hồi giáo hay nhà thờ Thiên chúa: “Trên mặt đất này đâu chẳng có Trời, cần gì phải đến một địa điểm nhất định để tỏ lòng tôn kính?”. Đây cũng là nhân sinh quan của các bộ tộc du mục, nơi mà cuộc sống nay đây mai đó, ngẩng mặt là trời, cúi mặt là đồng cỏ, xung quanh là gia súc. Và ngay khi đã xây dựng được đế chế trải rộng từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam tới hàng chục ngàn cây số với sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, dân tộc, luật của Hãn cũng định rõ: “Trong đế quốc của ta, ai cũng có quyền tin tưởng nơi thượng đế của họ, nhưng phải tuân theo luật do Thành Cát Tư Hãn ban hành”. Do vậy, dưới thời Đại Hãn, các tôn giáo được tự do phát triển. Thế nhưng, chính sự rộng mở về mặt tư tưởng này cũng dẫn tới sự khác biệt lớn lao về sau giữa các Hãn. Các Hãn được Đại Hãn giao cai quản các phần đất phía Tây và Tây Bắc của đế quốc, dần dần ảnh hưởng và theo đạo Hồi, trong khi đó, các Hãn ở trung tâm đế quốc hoặc cai quản miền đất phía Nam, mà sau này trở thành đế quốc Nguyên Mông, lại chịu tác động sâu sắc của đạo Phật và Khổng giáo Trung Hoa. Điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra sự tan vỡ của đế chế vào giữa thế kỷ 13, khi mà mỗi Hãn, cai quản một vùng rộng lớn, bị ảnh hưởng của các tôn giáo khác nhau, đã có sự xa lạ về văn hóa, triết lý, nhân sinh quan, không còn như xuất phát từ một dòng họ nữa mà đã là những đế quốc khác biệt.
Chiều tà, những tia nắng cuối cùng nghiêng bóng trên những vách tường, ô cửa lặng lẽ của tu viện. Một nhà sư nép mình bước dưới bóng đổ xiêu xẹo của những mái nhà cong vút, nơi đã từng có tới 2.000 nhà sư tu hành. Ngày nay, ở đây chỉ còn vài chục người mà hiếm hoi lắm du khách mới nhìn thấy bóng dáng của họ. Tu viện u tịch như chốn không người. Vẻ quạnh hiu của nó càng được đè nặng với bóng đêm rộng lớn đang lan dần từ khe núi phía Đông Bắc.
Phật giáo, cũng giống các tôn giáo khác, không có những dấu hiệu rõ ràng ở những bộ tộc du mục Mông Cổ cho tới khi Thành Cát Tư Hãn xây dựng được đế chế của mình. Trên hành trình chinh phục các vùng đất khác nhau với các tín ngưỡng khác biệt, Hãn đã ngạc nhiên khi gặp các ngôi chùa Phật giáo, các thánh đường Hồi giáo hay nhà thờ Thiên chúa: “Trên mặt đất này đâu chẳng có Trời, cần gì phải đến một địa điểm nhất định để tỏ lòng tôn kính?”. Đây cũng là nhân sinh quan của các bộ tộc du mục, nơi mà cuộc sống nay đây mai đó, ngẩng mặt là trời, cúi mặt là đồng cỏ, xung quanh là gia súc. Và ngay khi đã xây dựng được đế chế trải rộng từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam tới hàng chục ngàn cây số với sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo, dân tộc, luật của Hãn cũng định rõ: “Trong đế quốc của ta, ai cũng có quyền tin tưởng nơi thượng đế của họ, nhưng phải tuân theo luật do Thành Cát Tư Hãn ban hành”. Do vậy, dưới thời Đại Hãn, các tôn giáo được tự do phát triển. Thế nhưng, chính sự rộng mở về mặt tư tưởng này cũng dẫn tới sự khác biệt lớn lao về sau giữa các Hãn. Các Hãn được Đại Hãn giao cai quản các phần đất phía Tây và Tây Bắc của đế quốc, dần dần ảnh hưởng và theo đạo Hồi, trong khi đó, các Hãn ở trung tâm đế quốc hoặc cai quản miền đất phía Nam, mà sau này trở thành đế quốc Nguyên Mông, lại chịu tác động sâu sắc của đạo Phật và Khổng giáo Trung Hoa. Điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra sự tan vỡ của đế chế vào giữa thế kỷ 13, khi mà mỗi Hãn, cai quản một vùng rộng lớn, bị ảnh hưởng của các tôn giáo khác nhau, đã có sự xa lạ về văn hóa, triết lý, nhân sinh quan, không còn như xuất phát từ một dòng họ nữa mà đã là những đế quốc khác biệt.
Đêm nay, chúng tôi không phải cắm trại ngoài cánh đồng mà được ở trong một khu lều Mông Cổ (ger ), nằm gần tu viện. Quanh tu viện có một vài khu nghỉ, cũng giống như nhiều nơi khác, không có nhà mà phần lớn là ger. Lều này được dựng nguyên trạng như khu lều của người dân, chỉ khác là nó sạch sẽ hơn. Trong lều không nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh, đơn giản chỉ có những chiếc giường đơn và ở giữa là lò sưởi. Quen thói khách sạn, đầu tiên cả đội cũng hỏi han đủ thứ kiểu như có toilet, có nước nóng… không. À, có tất nhưng nó là một dãy phòng vệ sinh công cộng riêng ở ngoài. Cái toilet thì như một cái thùng có nắp chứ ở đây nước không có nhiều để mà xa xỉ xây cái toilet giật nước xoành xoạch như ở ta. Còn nước nóng cho mỗi người là một ấm nước sôi muốn tắm chỗ nào thì tắm! Trong giá phòng bao gồm các bữa ăn. Mà thật ra thì không ăn ở đó thì cũng chả biết ăn đâu. Vậy nên khi tới đây, bao giờ cũng phải trù tính xem mình ở lại mấy đêm, ăn mấy bữa thì người ta mới biết đường mà tính giá.
Đêm, nhiệt độ ngoài trời xuống tới suýt soát 0 độ, vang váng một làn băng trong không gian, dù vẫn đang mùa Hè. Bên trong lều, hơi lửa ấm sực lên xóa tan cái giá lạnh ngoài kia, dù chỉ cách nhau bằng một lớp dạ lông cừu làm vách…
Gần tu viện, có một xóm nhỏ. Khác với các làng xóm ở ta, đầu làng bao giờ cũng chợ, thì ngay cả những xóm nhỏ Mông Cổ, nơi dân sống tập trung hơn, thay cho chợ chỉ là một vài cửa hàng bách hóa cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết nhưng đơn giản cho cuộc sống du mục, từ kim chỉ, xà phòng đến ắc quy ô tô. Ngoài ra, mỗi làng đều có một “trung tâm giải trí” ở một quán nhỏ, nơi có một vài bàn bi-a, bán ít rượu Chingis hoặc những thứ tương tự, nơi mà thanh niên trong vùng gặp nhau, trò chuyện, uống rượu và bàn chuyện tán gái. Còn các cô gái, dường như họ chỉ loanh quanh với đàn ngựa, đàn bò của mình!
Đêm, nhiệt độ ngoài trời xuống tới suýt soát 0 độ, vang váng một làn băng trong không gian, dù vẫn đang mùa Hè. Bên trong lều, hơi lửa ấm sực lên xóa tan cái giá lạnh ngoài kia, dù chỉ cách nhau bằng một lớp dạ lông cừu làm vách…
Gần tu viện, có một xóm nhỏ. Khác với các làng xóm ở ta, đầu làng bao giờ cũng chợ, thì ngay cả những xóm nhỏ Mông Cổ, nơi dân sống tập trung hơn, thay cho chợ chỉ là một vài cửa hàng bách hóa cung cấp những nhu yếu phẩm cần thiết nhưng đơn giản cho cuộc sống du mục, từ kim chỉ, xà phòng đến ắc quy ô tô. Ngoài ra, mỗi làng đều có một “trung tâm giải trí” ở một quán nhỏ, nơi có một vài bàn bi-a, bán ít rượu Chingis hoặc những thứ tương tự, nơi mà thanh niên trong vùng gặp nhau, trò chuyện, uống rượu và bàn chuyện tán gái. Còn các cô gái, dường như họ chỉ loanh quanh với đàn ngựa, đàn bò của mình!
Nguyễn Vũ Tùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét