Bình
Dương, ngày … tháng 10 năm 2012
PB thân,
Mình vốn đa sầu, đa cảm, hay nhớ về những kỷ niệm. Tất
nhiên là kỷ niệm thời đại học ở đất nước Mông Cổ thân thương.
Một thời gian dài sau khi về nước, mình vẫn nhắc đến đất
nước ấy trong mỗi câu chuyện với bạn bè. “Hồi
chúng tớ còn ở Mông Cổ…”; “Hồi học ở Mông Cổ vất vả mà vui…”; “Người Mông Cổ thật
thà hơn người mình nhiều…”. Những câu chen vào ấy là niềm tự hào của chúng mình một thời học tập,
phấn đấu cật lực.
Theo năm tháng, công việc bù đầu bù tai, choán hết những
suy nghĩ về thời quá khứ. Các cuộc hẹn gặp thưa dần, thưa dần....
Vướng víu vào công việc Nông trường làm mình chẳng còn nhiều thời
giờ nhớ về chuyện xưa. Nó xẩy ra cũng mấy mươi năm rồi, còn gì. Bây giờ không còn
đủ thời gian mà nghĩ về những buổi đi chợ ở cửa hàng Ngoại giao đoàn, giá lạnh
làm tê cóng đôi tay. Cũng chẳng mấy khi nhớ về những ngày miệt mài ở thư viện. Có dở hơi mới suốt ngày nhắc về kỷ niệm
trồng rau ở xóm lều, hay chuyện bắt cá giữa 'đêm trăng, đêm sao' sông Thol đã xa
lắc. Nói thật nhé, thiếu rau, thiếu cá, bảo con o-sin nó chạy ra 'Siêu thị' Nông
trường 5 phút là xong.
Nhiều lúc đang ba hoa với mấy em gái cùng Nông trường về những ngày trên đất thảo nguyên, thì sếp gọi điện “mấy bữa nay, mủ cao su mất trộm nhiều quá, ông biết không? Ông chỉ huy quân thế nào mà không bảo vệ nổi, tôi kỷ luật ông đấy !” Tức thật. Mới thấy, nhiều bạn không bao giờ nhớ đến ngày xưa mà vẫn thành đạt đó thôi. Thậm chí không ít bạn giàu có, cơ ngơi nguy nga, vợ con đề huề, xe hơi, nhà lầu, bất động sản, cổ phiếu rủng rỉnh. Khi nhắc về quá khứ, các bạn ấy cười: “lâu rồi…”
Nhiều lúc đang ba hoa với mấy em gái cùng Nông trường về những ngày trên đất thảo nguyên, thì sếp gọi điện “mấy bữa nay, mủ cao su mất trộm nhiều quá, ông biết không? Ông chỉ huy quân thế nào mà không bảo vệ nổi, tôi kỷ luật ông đấy !” Tức thật. Mới thấy, nhiều bạn không bao giờ nhớ đến ngày xưa mà vẫn thành đạt đó thôi. Thậm chí không ít bạn giàu có, cơ ngơi nguy nga, vợ con đề huề, xe hơi, nhà lầu, bất động sản, cổ phiếu rủng rỉnh. Khi nhắc về quá khứ, các bạn ấy cười: “lâu rồi…”
Âu cũng chuyện đời
thường. Cũng con người ấy xưa bảo tốt, nay bảo không, thì cũng cần xem lại nhận
xét ấy. Hóa ra, cái môi trường sống nó làm cho con người tốt-xấu. Cả thời gian
7 năm toàn là sách-đèn, đều 750 tuk-rik như nhau không tạo nên một đám người cùng
type mới lạ, PB ạ. Bây giờ, ngôi vị khác nhau, môi trường khác nhau, thu nhập
chẳng như nhau, quan hệ có-không, giàu-nghèo, trên-dưới tự nhiên sinh ra, thì cũng
là lẽ thường, bạn ạ.
Cho nên khi PB nhắc về khoa tử vi, mình rất tâm đắc. Trên
con đường học và nghiên cứu tử vi, chắc ai cũng dần dần nghiên cứu đến cách an
sao và cấu trúc nội tại của nó. Bởi vì tử vi được phát minh dựa trên cơ sở của
rất nhiều ngành khoa học, còn lưu truyền và đã thất truyền, nên các kiến thức của
tử vi rất rộng, và có rất nhiều mối liên hệ với các ngành khoa học khác. Sức người
sao lại số trời !
Nhưng nói gì thì nói, anh em học ở Mông Cổ chúng mình, dù
giầu, dù chưa giầu, ở địa vị nào chăng nữa, khi nhắc về cái thời gian khổ ấy,
chắc chắn đều có một mong muốn: quay về thăm 1 lần cho bõ cuộc đời. Khi nào, như
thế nào? lại là vấn đề thuộc về khoa tử vi, PB ạ.
Mình đọc và thấm thía cái tinh thần của anh Chí trong
truyện Nam Cao, của AQ trong truyện Lỗ Tấn. Không bíêt trong mình có bao nhiêu
phần trăm máu của các bác ấy, nhưng chắc chắn là có. Nên mình là
người lạc quan lắm. Chính vì thế, bạn tưởng mình có “cuộc sống đầy đủ và viên mãn cả về tâm hồn,
tình cảm và vật chất”, như trong thư vậy.
Thôi xin phép nhé. Thư viết chưa dài, nhưng mình phải chuẩn
bị đồ nghề đi thiến con mèo cưng của đại gia bất động sản và chứng khoán, để giải quyết cái khoản ngứa nghề cho bõ 7 năm đèn sách, vừa kiếm chút đỉnh cho bà xã bị tăng – xông đây. Hẹn PB
lần sau.
Thân,
PN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét