Tỉ lệ
mắc bệnh lao phổi của trẻ em tại Mông Cổ hiện đang ở mức cao nhất trên thế giới
do khói than và nhà máy điện “phủ kín” thủ đô Ulaanbaatar mỗi khi mùa Đông đến.
Ô
nhiễm không khí lấy đi sinh mạng của khoảng 7 triệu người trên thế giới mỗi
năm. Hiện nay, than đang là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm bầu không khí và
biến đổi khí hậu. Ulan Bator hiện đứng thứ 5 các thành phố có bầu
không khí bẩn nhất thế giới. (nguồn: National Geographic)
Than
có ở khắp nơi thủ đô Mông Cổ. Than được chất thành đống lớn bên dưới các ống
khói cao chót vót của các nhà máy nhiệt điện. Trên những chiếc xe bán tải chạy
quanh thành phố, tài xế xếp các túi than để đưa đến các gia đình, giúp họ vượt
qua cái lạnh khắc nghiệt của mùa Đông.
Khói
ở Thủ đô có lúc dầy tới mức người ta chỉ nhìn thấy các vật lờ mờ. Vào các ngày
thời tiết xấu, mức độ ô nhiễm không khí ở Mông Cổ được đánh giá là vượt quá mức
độ khuyến nghị tối đa của WHO.
Những
năm gần đây, Thủ đô đã phát triển nhanh chóng nhưng quy hoạch chưa khoa học. Những
người dân du mục đã rời các vùng quê để đến sinh sống tại các khu ngoại ô Ulan
Bator trong các ngôi nhà đơn giản và sử dụng bếp than để sưởi ấm và nấu nướng.
Khói
bụi dầy tại Baăng Khoshuu, một trong những khu phố ô nhiễm nhất của thành phố,
khiến cho các bậc phụ huynh Mông Cổ phải tìm cách bảo vệ cho con cái khỏi khói
bụi.
Trong
nỗ lực bảo vệ trẻ em, chính quyền đã buộc phải đóng cửa một số trường học trong
vòng 2 tháng từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 2 năm sau. Tuy nhiên không ai đoan
chắc tính hiệu quả của biện pháp này. Vào mùa Đông, các bệnh viện thủ đô đều
quá tải vì các bệnh nhân viêm đường hô hấp, nhất là ở trẻ em.
Tất
cả các trường học ở thủ đô đều trang bị máy lọc không khí.
Mông
Cổ vẫn đang trong quá trình cải cách, mở cửa. Quốc gia này rất cởi mở với các tập
đoàn, công ty nước ngoài cho phép họ khai thác vàng, đồng, than ở Sa mạc Gô Bi.
Việc
này làm cho dân chúng giận dữ, xuống đường biểu tình.
Có
nên phát triển bằng mọi giá hay không là câu hỏi chính quyền phải trả lời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét