2021 là 100 năm Quốc khánh Mông Cổ. Hội cựu SVVN tại MC dự định tổ chức buổi gặp mặt toàn quốc tại TPHCM. Các kế hoạch cơ bản đã soạn thảo. Tuy nhiên, do Covid, buổi gặp đã không diễn ra.
Bác Đỗ Tú Mật là cựu LHS sang MC 1973 học Thú y. Sau khi về nước, bác là Giám đốc Cty kinh doanh tổng hợp huyện Hải Hậu, Nam Định nhiều năm. Cách nay hai chục năm, bác chuyển vào TPHCM sinh sống, hiện ngụ tại Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh.
Dù tuổi cao (năm nay bác73), sức khỏe giám sút do nhiều năm đi bộ đội, nhưng bác rất nhiệt tình với công tác Hội. Bài thơ là minh chứng cho tình cảm sâu đậm của 1 sinh viên với đất nước Thảo nguyên một thời để nhớ. Xin giới thiệu cùng Hội viên và các bạn.
18:00 ngày 28/9/2022, tại Nhà hàng Vườn Cau 2 số 171 Nguyễn Thái Sơn, Gò Vấp, TPHCMđã diễn ra cuộc gặp mặt các cựu SVVN tại MC.
Từ trái qua: Nguyễn Quế Côi, Đỗ Tú Mật, Nguyễn Ngọc Huân, Nguyễn Xuân Hạnh, Ngô Giản Luyện, Hồ Sỹ Tý, Lê Phạm Đại, Nghiêm Trọng Việt, và Nguyễn Quốc Đạt
3 món đặc sản Mông Cổ góp vui buổi gặp mặt
Buổi gặp được tổ chức nhân chuyến du lịch của vợ chồng TS Nguyễn Quế Côi, Trưởng Ban LL Hội. TS Ngô Giản Luyện lo phần tổ chức buổi gặp.
TS Nguyễn Quế Côi du lịch theo đoàn Bộ Kế hoạch - Đầu tư bên vợ, vốn là người thân của Bộ trưởng Bộ này.
Tham gia buổi gặp có các anh: Hồ Sỹ Tý, Trưởng Ban Liên lạc phía Nam, bác Đỗ Tú Mật, các anh Nguyễn Xuân Hạnh - Lãnh sự quán Danh dự Tổng lãnh sự quán MC tại TP HCM, Ngô Giản Luyện, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Ngọc Huân, Lê Phạm Đại, Nghiêm Trọng Việt.
Tại buổi gặp, nhiều đề tài được trao đổi, trong đó có việc anh Trịnh Quang Phong từ trần do tai nạn giao thông, dự kiến tổ chức chuyến thăm lại MC vào năm sau, quan hệ hợp tác VN - MC đang phát triển tốt đẹp, và các vấn đề liên quan đến Hội.
Đặc biệt, cũng tại buổi gặp này, bác Đỗ Tú Mật đã chia sẻ bài thơ sáng tác nhân dịp 100 năm Quốc khánh MC, dự định đọc tại buổi gặp mặt dự kiến tổ chức năm ngoái nhưng do Covid nên đã hoãn.
Góp vui và để nhắc nhớ về MC có các món quà của quê hương thảo nguyên của Đoàn thương gia MC sang thăm và đàm phán tại TPHCM tặng (do anh Hạnh đem tới), gồm: 2 chai rượu, thùng цагаан идээ (Fomai, và Ааруул)
Buổi gặp diễn ra trong không khí thân mật, vui vẻ.
Aleksey chia sẻ anh sang Mông Cổ tránh tòng quân không phải vì sợ, mà do không hiểu lý do người Nga phải tới chiến đấu ở Ukraine.
Ảnh vệ tinh do công ty công nghệ Maxar Technologies có trụ sở tại Mỹ chụp ngày 23/9 cho thấy các phương tiện đang xếp hàng dài gần biên giới Nga với Mông Cổ. Hàng nghìn người Nga được cho là đã sang Mông Cổ để tránh tòng quân, sau khi Tổng thống Vladimir Putin phát lệnh động viên một phần.
Aleksey, một công nhân xây dựng người Nga mới đến trọ tại nhà nghỉ của Suren Bat-Tur ở thủ đô Ulaanbaatar, cho biết anh tới Mông Cổ từ cuối tuần trước, để lại vợ và ba người con ở nhà. Aleksey đến biên giới Mông Cổ vào đêm muộn trên chuyến xe buýt chở đầy những người Nga trẻ tuổi khác.
"Chúng tôi không sợ hãi, nhưng tại sao chúng tôi phải tới chiến đấu ở Ukraine?", Aleksey giải thích về lý do anh rời nước Nga. "Nếu các nước khác tấn công Nga, chúng tôi sẽ chiến đấu vì đất nước. Nhưng lý do gì chúng tôi phải tới Ukraine? Vì cái gì?".
Người đàn ông 40 tuổi này dự định ở lại Mông Cổ tới khi tình hình ở Nga ổn hơn. Aleksey cũng chia sẻ sẽ làm bất cứ điều gì để tránh phải ra mặt trận tham chiến.
Tại cửa khẩu biên giới ở Kyakhta, tỉnh Buryatia thuộc Nga, nhiều người cho biết họ phải xếp hàng nhiều giờ, song không còn lựa chọn nào khác.
"Đất nước của tôi đã bắt đầu thực hiện lệnh động viên một phần và tôi không nghĩ nó mang lại tác động tích cực tới xã hội", một người Nga chờ xuất cảnh sang Mông Cổ nói. "Chúng tôi đã đợi khoảng 16 giờ ở biên giới".
Suren Bat-Tur, chủ nhà nghỉ ở Ulaanbaatar, đã giúp một số người bạn ở Buryatia tới trú ngụ để tránh phải tòng quân. Nhà nghỉ bình dân của Bat-Tur gần đây chật kín khách Nga kể từ khi nước này phát lệnh động viên.
"Tôi muốn giúp họ, điều đó thật khó khăn. Họ bây giờ đang tìm kiếm công việc trong lĩnh vực xây dựng hoặc nông nghiệp để có việc làm trong thời gian ở đây", Bat-Tur chia sẻ.
Mông Cổ vẫn giữ quan điểm trung lập trước chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Quốc gia này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào dầu khí Nga và có thể hưởng lợi từ đường ống dẫn khí đốt Nga dự định xây dựng tại đây.
Tổng thống Mông Cổ Ukhnaa Khurelsukh tháng trước gặp người đồng cấp Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Samarkand để thảo luận về kế hoạch xây dựng đường ống khí đốt, dự kiến hoàn thành trong hai năm.
Tổng thống Putin hôm 21/9 phát lệnh "động viên một phần", triệu tập lực lượng dự bị khoảng 300.000 người chủ yếu là quân nhân giải ngũ, có chuyên môn và kinh nghiệm quân sự. Đây là lần đầu tiên Nga ban bố lệnh động viên quân kể từ sau Thế chiến II.
Bộ Quốc phòng Nga sau đó thông báo các đối tượng được miễn trừ lệnh động viên, trong đó có nhân sự công nghệ, ngân hàng và nhà báo. Tổng thống Putin cũng ký lệnh miễn quân dịch cho sinh viên đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng nghề quốc gia.
Điện Kremlin thừa nhận quá trình tuyển quân theo lệnh động viên vẫn tồn tại một số bất cập, gây bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên, Nga tuyên bố không có kế hoạch đóng biên hay ban bố thiết quân luật ở một số khu vực biên giới.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo không áp đặt bất cứ hạn chế nào với hoạt động di chuyển của công dân liên quan đến lệnh động viên một phần. Cơ quan này hôm qua tuyên bố "chưa gửi bất kỳ yêu cầu nào tới chính quyền Kazakhstan, Gruzia hay các quốc gia khác để buộc công dân Nga phải trở lại đất nước và cũng không có kế hoạch làm như vậy".
Hai nước sẽ sớm đưa kim ngạch thương mại vượt mốc 100 triệu USD một cách ổn định và bền vững nếu khai thác tốt nhu cầu, thế mạnh của mỗi bên trong các lĩnh vực như nông sản, thực phẩm, than đá, khoáng sản, nguyên vật liệu dệt may, da giày.
Vừa qua, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đã tiếp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mông Cổ Batsumber Munkhjin nhân dịp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mông Cổ có chuyến công tác tại Việt Nam.
Tháp tùng Thứ trưởng tham dự buổi tiếp, về phía Việt Nam có đại diện lãnh đạo các đơn vị: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Văn phòng Bộ, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Xúc tiến thương mại và đại diện Vụ Đông Bắc Á của Bộ Ngoại giao. Về phía Mông Cổ, ông igjee Sereejav - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền; các cán bộ Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam và các cán bộ Bộ Ngoại giao Mông Cổ tham gia buổi tiếp.
Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Mông Cổ, được thể hiện qua tần suất trao đổi đoàn làm việc, đoàn doanh nghiệp giữa hai Bên đang tăng nhanh. Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2022, hai Bên đã trao đổi 4 đoàn cấp Bộ, 4 đoàn doanh nghiệp, lần gần đây nhất là Kỳ họp lần thứ 18 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Mông Cổ vào giữa tháng 9/2022.
Theo thống kê của trang Trung tâm Thương mại thế giới, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng gần gấp đôi từ 41,4 triệu USD năm 2017 lên 80,1 triệu USD năm 2021. Đặc biệt, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2021 đã đạt mức tăng trưởng 37,7% so với năm 2020 và tăng 20,7% so với năm 2019 trước đại dịch Covid-19.
Qua các dịp thăm và làm việc với các đối tác Mông Cổ, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh Việt Nam và Mông Cổ còn rất nhiều tiềm năng, dư địa để gia tăng quy mô thương mại song phương. Hai nước sẽ sớm đưa kim ngạch thương mại vượt mốc 100 triệu USD một cách ổn định và bền vững nếu khai thác tốt nhu cầu, thế mạnh của hai nước trong các lĩnh vực như nông sản, thực phẩm, than đá, khoáng sản, nguyên vật liệu dệt may, da giày.
Để thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại song phương, Thứ trưởng đã đề xuất với Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ một số biện pháp như: (i) Tận dụng tối đa các cơ chế hợp tác song phương hiện có như cơ chế Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Mông Cổ, Bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Mông Cổ; (ii) Thiết lập cơ chế hợp tác cung ứng các loại nông sản, thực phẩm và nguyên liệu thiết yếu như Bản ghi nhớ về thương mại gạo, thương mại than và các loại khoáng sản; (iii) Tăng cường hợp tác triển khai các hoạt động kết nối giao thương giữa doanh nghiệp hai nước như trao đổi đoàn doanh nghiệp, tổ chức hội thảo giao thương trực tiếp và trực tuyến…
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mông Cổ đã bày tỏ sự vui mừng được gặp lại Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, chia sẻ về tình hình kinh phát triển kinh tế của Mông Cổ và kế hoạch hoạt động trong chuyến thăm Việt Nam lần này. Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ nhất trí cao với những biện pháp do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đề xuất để thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại đồng thời đề nghị Bộ Công Thương Việt Nam hỗ trợ phía Mông Cổ các buổi tập huấn chia sẻ kinh nghiệm đàm phán Hiệp định thương mại tự do; hợp tác trong lĩnh vực dệt may; thúc đẩy nhiều hơn nữa các chương trình giao thương giữa doanh nghiệp hai Bên.
Kết thúc buổi tiếp, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mông Cổ Batsumber Munkhjin nhất trí giao đầu mối hai Bộ sớm thống nhất Kế hoạch công tác triển khai Bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế và thương mại để triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới giữa hai Bộ nói riêng và hai nước nói chung.
Ngay sau buổi tiếp, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh và Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ đã đồng chủ trì Hội nghị giao thương Việt Nam - Mông Cổ. Hội nghị đón nhận được sự quan tâm và tham gia của nhiều doanh nghiệp, trong đó 11 doanh nghiệp Mông Cổ và gần 20 doanh nghiệp Việt Nam tham dự và kết nối giao thương tập trung trong các lĩnh vực: lương thực thực phẩm; vật liệu xây dựng; vận tải, du lịch và công nghệ thông tin.
Phát biểu tại Hội nghị giao thương, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh và Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ đều khẳng định Hội nghị giao thương là chương trình có ý nghĩa sau thời gian dài không thể đi lại, gặp mặt do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Sự kiện đáp ứng kỳ vọng và mong mỏi của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Mông Cổ đang không ngừng tìm kiếm thông tin và cơ hội trao đổi thương mại và hợp tác đầu tư.
Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ Ngoại giao Mông Cổ sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp hai nước về thông tin thị trường, cơ chế, chính sách; luôn hỗ trợ doanh nghiệp hai nước giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình hợp tác đầu tư, kinh doanh cũng như thúc đẩy nhiều các hoạt động giao thương như sự kiện ngày hôm nay.
Tại Hội nghị giao thương, doanh nghiệp hai bên đã có những thông tin cơ bản về định hướng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Mông Cổ, nhận biết những lĩnh vực tiềm năng và cơ hội thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt, doanh nghiệp hai Bên đều rất hài lòng khi được trực tiếp giao dịch, kết nối với các đối tác phù hợp và có khả năng tiến tới cùng hợp tác, làm ăn.
Theo
đề xuất của Ngài B.Namjilsuren, Phó Chủ Tịch Phòng Thương Mại và Công Nghiệp quốc
gia Mông Cổ (MNCCI), Hội Đồng doanh nghiệp Mông Cổ đã cử một đoàn gồm 12 doanh
nghiệp thuộc các lãnh vực khác nhau đến Việt Nam từ ngày 22 đến ngày
30/09/2022 để giao lưu, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm cơ hội phát triển
thương mại giữa hai nước. 12 doanh nghiệp trong Đoàn gồm các lãnh vực: Ngoại
thương, Đầu tư, xây dựng, công nghệ thông tin, du lịch, vận tải, buôn bán
lương thực, thực phẩm, thịt và các sản phẩm thịt, sữa, xăng dầu và vận chuyển.
Trong chuyến giao lưu đoàn có 3 ngày làm việc tại phía bắc và 3 ngày làm việc tại
tp.HCM.
Đoàn làm việc tại Tp.HCM từ ngày 26 đến ngày 30/09/2022.
Sáng
26/09/2022 Lãnh Sự Quán Mông Cổ kết hợp với Chi nhánh Phòng Thương Mại và Công
Nghiệp Việt Nam tại Tp.HCM kết hợp tổ chức buổi giao lưu, trao đổi thương mại giữa
các doanh nghiệp 2 nước. Trong buổi gặp gỡ giao lưu, các doanh nghiệp Mông Cổ đã trưng bày và giới thiệu một số sản phẩm Mông Cổ mang theo như: Sữa khô, Pho mại, trà xanh bảo vệ sức khỏa, rượu Mông Cổ, thịt hộp, các loại dầu xịt
mũi... Sau khi kết thúc phần giới thiệu về VCCI và thị trường tiềm năng Tp.HCM,
các doanh nghiệp Việt Nam và Mông Cổ tự do trao đổi và giới thiệu sản phẩm tìm
kiếm cơ hội hợp tác đầu tư. Các sản phẩm của doanh nghiệp Mông Cổ cũng nhận được
sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp VN tham dự như: sữa khô, thịt hộp, pho mai,
dầu xịt mũi và rượu.
Buổi chiều Đoàn đi thăm Khu Công nghiệp và Công nghệ cao.
2
ngày còn lại Đoàn làm việc riêng lẻ với các công ty Việt Nam theo từng lĩnh vực
quan tâm với sự giới thiệu của Lãnh Sự Quán MC và Chi nhánh văn phòng VCCI.
Đoàn doanh nghiệp Mông Cổ trong 3 ngày làm việc tại Tp.HCM đã mở ra
nhiều triển vọng như: có nhiều doanh nghiệp VN quan tậm đến việc nhập khẩu rượu,
pho mai. Các doanh nghiệp Mông Cổ cũng tìm được nhiều sản phẩm cung cấp cho thị
trường MC như dầu ăn, bánh bột gạo, thuốc chữa bệnh, gạo và lương thực …
Được tin anh Trịnh Quang Phong (sn 1954, cựu SVVN tại MC khóa 1979-1986, cùng khóa với các anh Dương Văn Tri, Đàm Xuân Thành, Nghiêm Trọng Việt, Trần Huy Thái), từ trần ngày 21/9/2022 do tai nạn giao thông, xin gửi tới chị Nguyễn Thị Tân và gia quyến lời chia buồn sâu sắc.
Cầu cho hương hồn anh Phong siêu thoát miền cực lạc.
Nhân dịp sinh nhật giữa tháng 9, Đoan Trường tự thưởng cho mình chuyến du lịch đến đất nước anh mơ ước từ lâu - Mông Cổ. Đây là quốc gia thứ 52 nam ca sĩ đặt chân đến.
Từ Việt Nam sang Mông Cổ, du khách phải quá cảnh ở Hàn Quốc hoặc Trung Quốc. Theo Đoan Trường, tổng thời gian bay hai chặng và đợi nối chuyến mất khoảng 12 tiếng.
'Quy trình xin visa và nhập cảnh vào Mông Cổ khá đơn giản, thuận tiện. Du khách cần có giấy chứng nhận đã tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa Covid-19 và đeo khẩu trang nơi công cộng, trong không gian kín khi đến đây. Mùa du lịch bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Đẹp nhất là thời điểm mùa thu (tháng 9) khi các đồng cỏ bắt đầu chuyển từ màu xanh sang vàng úa, thời tiết mát mẻ, dễ chịu', Đoan Trường nói.
Nam ca sĩ phải đợi tới khoảng 8h tối mới có thể vừa uống cà phê vừa ngắm hoàng hôn ở Mông Cổ vì vào mùa thu, mặt trời lặn khá muộn.
Khi đi tham quan các công trình kiến trúc tiêu biểu, nam ca sĩ diện áo dài để giới thiệu hình ảnh Việt Nam với người dân và du khách ở Mông Cổ.
'Nhiều người nhận ra tôi mặc trang phục truyền thống Việt Nam và hỏi tôi có phải người Việt Nam không? Họ nói từng nhình thấy phụ nữ mặc áo dài nhưng đây là lần đầu thấy đàn ông Việt Nam diện trang phục này ở Mông Cổ. Tôi vui vì được khen áo dài cho nam giới Việt Nam đẹp. Tôi luôn muốn giới thiệu về văn hóa, hình ảnh quốc gia với bạn bè quốc nên trong các chuyến du lịch tôi thường mang theo áo dài, nón lá và quốc kỳ', Đoan Trường cho hay.
Đoan Trường cho biết đa số dân Mông Cổ không nói tiếng Anh nên việc giao tiếp với người bản xứ khá khó khăn. Chữ viết ở Mông Cổ nhìn giống tiếng Nga nhưng phát âm và ngữ điệu giống tiếng Hàn Quốc.
'Ai biết tiếng Nga có thể đọc, hiểu chữ Mông Cổ một chút vì phiên âm giống nhau. Các bảng hiệu trên đường hầu như được viết bằng chữ Mông Cổ', Đoan Trường nói.
Từ thủ đô Ulaanbaatar, Đoan Trường vượt hơn 1.500 km, qua 5 tỉnh thành để đến sa mạc Gobi, khám phá cuộc sống du mục của người dân nơi đây. Anh thích thú khi được trải nghiệm cảm giác cưỡi lạc đà - phương tiện vận chuyển chính của các gia đình sống kiểu du mục. 'Ở Mông Cổ, gia súc và căn lều là hai tài sản quý với các gia đình sống du mục', Đoan Trường nói.
'Sa mạc Gobi từng in dấu chân nhiều đoàn lữ hành vận chuyển trà, lụa, thương phẩm từ Á sang Âu. Hoàng hôn ở đây đẹp như tranh vẽ, khi nắng buông dần trên những đồi cát thì phong cảnh chuyển dần từ màu vàng sang nâu sẫm nhìn rất ấn tượng', Đoan Trường mô tả.
Nam ca sĩ được người dân địa phương chào đón, tiếp đãi ân cần khi tham quan một căn lều, tìm hiểu cuộc sống của người du mục ở Mông Cổ.
'Những ngôi nhà truyền thống được gọi là Ger, dựng lên từ những khung gỗ đan hình lưới, phủ mái bằng những tấm bạt chống thấm nước và các lớp da cừu chống lạnh. Để lắp lều người ta cần ba tiếng đồng hồ và tháo ra thì mất một tiếng. Trong lều có đầy đủ các vật dụng tiện nghi như giường, tivi, tủ lạnh, bàn ghế, nhà vệ sinh... Khi đến đây, tôi được người dân mời thưởng thức các đặc sản như phô mai, bánh kẹo, trà sữa, sữa chua, sữa ngựa', Đoan Trường cho biết.
Bàn ăn của người Mông Cổ thường có 4 món thịt là thịt heo, thịt dê, thịt cừu và thịt ngựa. 'Ở đây, người ta chủ yếu ăn thịt vì hải sản rất hiếm và đắt do Mông Cổ không có sông, biển. Thịt ngựa thơm ngon, không có mỡ. Đây là món ăn chính hàng ngày của nhiều gia đình Mông Cổ', Đoan Trường cho hay.
Ở đây, tôn giáo chính là Thiền phái Mật Tông Tây Tạng. Sau một ngày chu du trên thảo nguyên và sa mạc, Đoan Trường đi tham quan, ngồi thiền trong một thiền quán Mật Tông trang trí đầy màu sắc.
Tổng cộng Đoan Trường tốn 64 triệu đồng cho 9 ngày khám phá Mông Cổ. Nam ca sĩ vui vì có nhiều trải nghiệm thú vị, khó quên ở đây.
Baoquocte.vn.Ngày 23/9, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Minh Vũ và Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Batsumber Munkhjin đồng chủ trì Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Batsumber Munkhjin. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Tại cuộc họp, hai bên đã thông tin cho nhau về tình hình chính trị, kinh tế-xã hội mỗi nước; điểm lại tình hình hợp tác giữa hai nước thời gian qua, trao đổi và nhất trí về các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác Việt Nam-Mông Cổ thời gian tới; trao đổi ý kiến thực chất về tình hình khu vực và thế giới cũng như về các vấn đề hai bên cùng quan tâm.
Về quan hệ chính trị, hai bên khẳng định coi trọng và mong muốn tiếp tục phát triển hơn nữa quan hệ và hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực phù hợp với điều kiện, lợi ích của mỗi nước, góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và thế giới.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ đề nghị hai bên tiếp tục duy trì hoạt động trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao và các cấp giữa trung ương và địa phương hai nước với nhiều hình thức linh hoạt; chú trọng tăng cường quan hệ kênh đảng, nghị viện và thúc đẩy mạnh giao lưu nhân dân.
Thứ trưởng Batsumber Munkhjin khẳng định Mông Cổ coi Việt Nam là đối tác trọng tâm trong khu vực Đông Nam Á; nhất trí phối hợp thúc đẩy tổ chức các hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước diễn ra năm 2024, trong đó có hoạt động trao đổi đoàn cấp cao hai nước; tiếp tục thúc đẩy hiệu quả hơn nữa hợp tác về quốc phòng, an ninh; tăng cường phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan đại diện hai nước tại Việt Nam và Mông Cổ.
Về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, hai bên bày tỏ vui mừng về việc nhiều hoạt động giao lưu, hợp tác giữa các cơ quan về kinh tế và các doanh nghiệp hai nước được thực hiện gần đây; thống nhất triển khai tích cực, hiệu quả các nội dung đã đạt được tại Kỳ họp lần thứ 18 Ủy ban liên chính phủ Việt Nam-Mông Cổ về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học và kỹ thuật vào tháng 9/2022 vừa qua.
Hai Thứ trưởng đồng chủ trì Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh Việt Nam là đối tác phù hợp giúp Mông Cổ đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu; hai bên cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ, tìm kiếm các cơ hội nâng cao kim ngạch thương mại hai chiều trong thời gian tới; đề nghị phía Mông Cổ quan tâm, hỗ trợ Việt Nam cử lao động sang Mông Cổ làm việc.
Thứ trưởng Batsumber Munkhjin nhất trí đẩy nhanh tiến độ đàm phán để ký kết Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ về thương mại gạo trong thời gian sớm nhất; đẩy mạnh hơn nữa giao lưu và hợp tác về giáo dục và văn hóa giữa hai nước.
Về các vấn đề quốc tế và khu vực, hai bên bày tỏ hài lòng về sự phối hợp trên các diễn đàn quốc tế và khu vực cùng tham gia như Liên hợp quốc, Phong trào không liên kết, ASEM, ARF, UNESCO; nhất trí cho rằng cần giải quyết các bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình thông qua đối thoại, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, không có các hành động làm phức tạp tình hình.
Việt Nam nhất trí tiếp tục hỗ trợ Mông Cổ tăng cường hợp tác với ASEAN, APEC và các cơ chế, khuôn khổ hợp tác khác.
Baoquocte.vn. Sáng ngày 23/9, tại Trụ sở Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Batsumber Munkhjin chào xã giao nhân dịp đồng chủ trì Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Batsumber Munkhjin. (Ảnh: Tuấn Anh)
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bày tỏ vui mừng về việc quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước đang ngày càng phát triển, thu được nhiều thành tựu quan trọng; khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ghi nhớ những tình cảm, sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu mà Chính phủ và nhân dân Mông Cổ đã dành cho Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước trước đây.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ và hợp tác với Mông Cổ; đánh giá dư địa và tiềm năng hợp tác giữa hai bên còn rất lớn.
Bộ trưởng đề nghị Bộ Ngoại giao hai nước tích cực phát huy vai trò đầu mối, thúc đẩy các bộ ngành, địa phương hai nước tăng cường giao lưu; triển khai hiệu quả các nội dung hợp tác song phương và đa phương, nhất là các lĩnh vực hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư.
Bộ trưởng cũng đề nghị, hai bên phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và triển khai tốt các hoạt động kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2024.
Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Batsumber Munkhjin bày tỏ vui mừng được thăm Việt Nam, đánh giá cao những thành quả mà Chính phủ và Nhân dân Việt Nam đã đạt được trong công cuộc phòng chống dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội.
Thứ trưởng Batsumber Munkhjin khẳng định, Bộ Ngoại giao Mông Cổ sẽ nỗ lực phối hợp với Bộ Ngoại giao Việt Nam và các cơ quan liên quan hai nước thúc đẩy mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa quan hệ hợp tác hai nước thời gian tới như tinh thần thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước.
Cùng ngày, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ và Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Batsumber Munkhjin đã đồng chủ trì phiên Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ lần thứ 10.
Baoquocte.vn.Gắn bó công tác cộng đồng đã hơn 20 năm, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Mông Cổ Nguyễn Huy Tuấn chia sẻ vớiTG&VN về sự phát triển của một mái nhà Việt dù nhỏ, ở địa bàn còn nhiều khó khăn nhưng luôn đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau và chung một tâm nguyện hướng về quê hương, đất nước…
Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Mông Cổ Nguyễn Huy Tuấn (bên trái) thay mặt cộng đồng và người dân Mông Cổ tặng tranh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Trường Sa. (Ảnh: Duy Quang)
Sự ra đời của Hội người Việt Nam tại Mông Cổ hẳn là một dấu mốc rất quan trọng với bà con kiều bào sinh sống tại đây, phải không anh?
Người Việt định cư tại Mông Cổ chủ yếu hoạt động trong ngành nghề dịch vụ sửa chữa ô tô, kinh doanh một số dịch vụ khác như cung cấp các loại hàng hóa tiêu dùng (mang từ Việt Nam sang), ăn uống, chụp ảnh, cho thuê áo cưới…
Tuy nhiên, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bà con gặp nhiều bất cập về thủ tục giao dịch, ngoại ngữ và luật pháp của nước sở tại. Nhận thấy nhu cầu cấp thiết cần phải thành lập ra một hội nhằm giúp đỡ, tư vấn và khuyến cáo bà con sống và làm việc theo luật pháp sở tại, chúng tôi đã làm đơn lên Bộ Tư pháp của Mông Cổ và được cấp giấy phép để thành lập với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận phục vụ cộng đồng.
Sau khi ra đời vào năm 2010, Hội nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ, cũng như sự chăm lo và quan tâm của Đại sứ Hoàng Tuấn Thịnh. Trong suốt nhiệm kỳ công tác, Đại sứ đã đồng hành và hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của cộng đồng. Các Đại sứ của những nhiệm kỳ sau cho đến nay cũng luôn nhiệt tình và đóng góp cho sự phát triển của Hội.
Là một cộng đồng với số lượng không đông đảo trên địa bàn rộng lớn như Mông Cổ, Hội đã làm gì để tập hợp sức mạnh, tình đoàn kết của bà con?
Có thể thấy, thời kỳ người Việt Nam ở Mông Cổ nhiều nhất là khoảng 750 người, thời kỳ suy thoái kinh tế thì số lượng giảm xuống chỉ còn 284 người. Hiện tại, số người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại đây là khoảng 500 người.
Với tôi, việc tập hợp sức mạnh và đoàn kết của cộng đồng là “hữu xạ tự nhiên hương”. Để có tiếng nói cũng như uy tín trong cộng đồng, bản thân tôi và những thành viên trong Ban chấp hành Hội phải là những người tiên phong, đi đầu trong việc giúp đỡ bà con, đặc biệt những khi gặp hoạn nạn với tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”.
Bên cạnh hỗ trợ trong cuộc sống, chúng tôi tư vấn về luật, giấy tờ hợp pháp để giúp bà con thuận lợi làm ăn hơn. Ví dụ như nghề dịch vụ sửa chữa ô tô của người Việt ngày càng phát triển, hiện rất nổi tiếng và tạo được uy tín tại Mông Cổ.
Bản thân tôi cũng là một trong những người đầu tiên mở ra ngành dịch vụ sửa chữa ô tô ở đất nước này, đến nay lượng công nhân người Việt sang đây làm việc ngày càng nhiều hơn. Người dân sở tại rất cảm ơn cộng đồng người Việt đã giúp cải tạo những đồ hư, hỏng trở thành đồ lành lặn, hoàn thiện để tiếp tục sử dụng.
Ngoài vai trò là Chủ tịch Hội, anh còn là một doanh nhân chuyên đưa thực phẩm từ Việt Nam sang thị trường Mông Cổ tiêu thụ. Anh có thể chia sẻ tâm nguyện này của mình dành cho quê hương?
Hơn 20 năm qua, chúng tôi đã tìm cách đưa nông sản, thực phẩm Việt Nam sang tiêu thụ tại Mông Cổ, chủ yếu xuất khẩu dưa chuột, chuối, lạc, đường, cà phê, kẹo dừa… Khi về nước, tôi thấy một thực trạng rất khó khăn với bà con nông dân là khi mất mùa thì mới được giá, còn được mùa thì lại rớt giá, nên tôi mong họ có thu nhập ổn định hơn và mang lại ngoại hối cho đất nước.
Hàng năm, chúng tôi xuất khẩu hàng trăm container nông sản và thực phẩm sang Mông Cổ. Trong khó khăn của bối cảnh đại dịch Covid-19, chúng tôi vẫn cố gắng duy trì thị trường để giúp bà con có điểm tựa xuất khẩu sang đây. Việc làm này cũng xuất phát từ sự hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ rằng mỗi người Việt Nam hãy làm một đại sứ ở nước ngoài.
Mới đây, anh đã đại diện kiều bào Việt Nam tại Mông Cổ có mặt trong chuyến thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 theo thư mời của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), anh có thể chia sẻ cảm xúc về chuyến đi này?
Đó là chuyến đi rất đặc biệt, có ý nghĩa lớn đối với cá nhân tôi và với cộng đồng người Việt tại Mông Cổ. Tại các điểm đến, tôi cảm nhận sâu sắc sự thiêng liêng, phần máu thịt của đất nước giữa trùng khơi, đồng thời cũng cảm nhận được sự vất vả, hy sinh của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào mình nơi đầu sóng ngọn gió vì chủ quyền biển đảo.
Qua chuyến đi, chúng tôi thấy mình cần có trách nhiệm lớn hơn trong việc đồng lòng gìn giữ biển đảo với cán bộ chiến sĩ và đồng bào nơi này. Đồng thời, bản thân chúng tôi cũng có trách nhiệm truyền tải đầy đủ thông tin đến với cộng đồng nơi mình sinh sống và làm việc để mỗi người Việt, dù sống ở đâu trên thế giới cũng hiểu về phần máu thịt thiêng liêng này của Tổ quốc, nơi nguồn cội của mỗi người mang dòng máu Việt Nam.
Bức tranh đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được trao tặng cho Trường Trung học số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Ulan Bator. (Ảnh: NVCC)
Được biết, chuyến đi này anh còn mang theo một bức tranh về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Anh có thể chia sẻ rõ hơn về bức tranh đặc biệt này?
Đất nước Mông Cổ rộng lớn, người dân Mông Cổ rất thân thiện và hào phóng. Họ dành tình cảm tốt đẹp cho nhân dân Việt Nam, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Trong những người bạn bè của tôi, có một nghệ nhân chuyên làm tranh và các đồ nghệ thuật bằng da ngựa. Ông rất yêu quý Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh nên đã gửi gắm tình cảm của mình và nhân dân nơi đây vào bức tranh 3D làm bằng da ngựa này.
Bức tranh được làm rất kỳ công trong một tháng và chúng tôi rất vinh dự được đại diện cho công đồng người Việt và người dân Mông Cổ kính tặng cho cán bộ chiến sĩ và nhân dân Trường Sa. Bức tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng da ngựa cũng đã được chúng tôi trao tặng cho Chủ tịch Hội hữu nghị Mông Cổ-Việt Nam S.Dashtsevel, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Trường Trung học số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Ulan Bator.
Hơn 20 Cơ quan đại diện tại Mông Cổ tham gia Hội chợ từ thiện nhằm quyên góp giúp đỡ trẻ em nghèo, đồng thời quảng bá hình ảnh đất nước, con người.
Các Đại sứ và Phu nhân cùng quan khách Mông Cổ chụp ảnh lưu niệm sau lễ khai mạc.
Ngày 17/9 tại thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ đã phối hợp với Câu lạc bộ các nhà Ngoại giao nữ quốc tế (WDC) thuộc Bộ Ngoại giao Mông Cổ cùng các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Mông Cổ vui mừng đồng tổ chức Hội chợ từ thiện quốc tế thường niên nhằm quyên góp giúp đỡ trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật tại các cơ sở, trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ xã hội Mông Cổ.
Sau hai năm bị gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Hội chợ lần này chứng kiến sự tham gia tích cực của hơn 20 Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán nước ngoài tại Mông Cổ.
Bạn bè quốc tế chụp ảnh lưu niệm tại gian hàng của Đại sứ quán Việt Nam.
Ngoài ý nghĩa chung tay góp phần xây dựng một thế giới ngày càng tốt đẹp hơn, không có ai bị bỏ lại phía sau, Hội chợ còn là cơ hội giao lưu văn hóa, ẩm thực, tăng cường tình đoàn kết; quảng bá về đất nước, con người của mỗi quốc gia có Cơ quan đại diện tại Mông Cổ.
Các bài hát dân ca, điệu múa và trang phục truyền thống của nhiều nước mang đến Hội chợ, tạo nét đa dạng văn hóa, bức tranh đa sắc màu của Hội chợ.
Là thành viên Ban tổ chức, Việt Nam có một số tiết mục biểu diễn ấn tượng tại Lễ khai mạc. Đặc biệt khách mời sự kiện rất ấn tượng với màn trình diễn đàn T’rưng với ca khúc Việt Nam "Việt Nam Hồ Chí Minh" do giáo viên và học sinh Trường Trung học số 14 mang tên Hồ Chí Minh biểu diễn ngay phần khai mạc chương trình.
Tiết mục văn nghệ đặc sắc với đàn T'rưng tại lễ khai mạc.
Bên cạnh đó, những hình ảnh giới thiệu về danh lam thắng cảnh, nét sinh hoạt văn hóa và ẩm thực của một số vùng miền, dân tộc Việt Nam cũng được giới thiệu với bạn bè Mông Cổ và quốc tế.
Gian hàng Việt Nam được đặt ngay tại điểm đến đầu tiên của Hội chợ, đặc biệt thu hút khách tham quan với những tà áo dài bên cạnh quầy hàng giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; các món ăn truyền thống như nem rán, bánh chưng, giò chả; các loại cà phê của Việt Nam đang được thị trường Mông Cổ ưa chuộng.
Khách quốc tế và Mông Cổ xếp hàng đợi đến lượt mua nem tại gian hàng Việt Nam.
Một số tập đoàn lớn như Khunsexpress, Eco foods LLC, Nomin, Cruisetour cũng nhân dịp này xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam với hàng loạt sản phẩm được nhập khẩu từ Việt Nam.
Hội chợ diễn ra vỏn vẹn trong 6 giờ đồng hồ (từ 9h đến 15h) nhưng để lại nhiều ấn tượng và cả "tiếc nuối" khi hàng Việt Nam không đủ đáp ứng nhu cầu quá lớn của quan khách.
Với những nụ cười thân thiện, câu “cửa miệng” của cán bộ Đại sứ quán và một số kiều bào ta tới hỗ trợ gian hàng nói với quan khách lúc sắp kết thúc Hội chợ “hẹn sớm gặp lại vào mùa sau!”.
Vợ chồng Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ từng có nhiệm kỳ công tác ở Hà Nội, vô cùng thích thú khi đến thăm gian hàng Việt Nam.
Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)