Tổng số lượt xem trang

Trang

Chào mừng các bạn đến với "Motthoimongolia"





Số người online -----


web trends

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2023

Olympic Asiad 19: Cập nhật thành tích VN và MC

 Asiad ngày 30/9: Việt Nam nhảy vọt nhờ HC vàng bắn súng

Việt Nam hiện ở vị trí 15 trên bảng tổng sắp Asiad 19, nhờ HC vàng bắn súng của Phạm Quang Huy sáng 28/9/2023.

Đến 12:00 30/9/2023, VN xếp thứ 15 (trong số 45 nước thi đấu), xếp thứ 5 ở Đông Nam Á, trong khi MC xếp thứ 23, như bảng tổng sắp sau:











Thứ Năm, 21 tháng 9, 2023

Người Việt đi Mông Cổ có thể xin e-visa, 3 ngày có kết quả

 

Theo thông tin từ Cơ quan Xuất nhập cảnh Mông Cổ, nước này đã triển khai cấp thị thực điện tử (e-visa) để tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho công dân từ 98 quốc gia, vùng lãnh thổ có nhu cầu đến Mông Cổ.

Danh sách được cập nhật đến 15.2 có tên Việt Nam. 

Quá đã: Người Việt đi Mông Cổ có thể xin e-visa, 3 ngày có kết quả - Ảnh 1.

Mông Cổ vào đông là một trong những trải nghiệm rất ấn tượng với du khách

PHẠM HOÀI THƯƠNG

Theo đó, người nước ngoài muốn xin e-visa vào Mông Cổ truy cập trang web www.evisa.mn để điền vào đơn xin thị thực. Phí cấp thị thực điện tử là 25 USD, có thể thanh toán trực tuyến. Cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ 24/7, xử lý trong vòng 3 ngày làm việc (72 giờ). Nếu được chấp thuận, ETA/Giấy phép du lịch điện tử của bạn sẽ được gửi đến địa chỉ email đã cung cấp trong tờ khai. 

Sau khi được cấp thị thực điện tử, du khách có thể in ra hoặc lưu trong điện thoại thông minh, xuất trình tại cửa khẩu khi kiểm tra cùng với hộ chiếu.

Mông Cổ cấp visa điện tử cho công dân 98 quốc gia, vùng lãnh thổ đến đây với 3 mục đích: Du lịch, quá cảnh hoặc tham gia các sự kiện văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.

Cơ quan Xuất nhập cảnh Mông Cổ lưu ý du khách cần điền chính xác và đầy đủ mẫu đơn xin thị thực điện tử. Hộ chiếu phải còn hiệu lực ít nhất 180 ngày tính từ khi nộp đơn xin thị thực điện tử. Việc thực hiện các hoạt động khác với mục đích nêu trong thị thực là vi phạm pháp luật. 

Trước đây, xin visa du lịch Mông Cổ tự túc rất phức tạp vì đòi hỏi thư mời nhưng hiện nay, loại visa single 3 tháng nhập cảnh 1 lần không bắt buộc thư mời. Trừ hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, tất cả các trường hợp khác muốn nhập cảnh Mông Cổ bắt buộc phải xin visa.

MỘT NĂM TRỊNH QUANG PHONG VỀ CÕI PHẬT

 

Trịnh Quang Phong (đeo kính) trong ngày đoàn tụ với các con ở Mông Cổ

10:00 ngày này năm ngoái, Trịnh Quang Phong đột ngột ra đi ở tuổi 68, vì tai nạn giao thông trên QL6 đoạn qua Hòa Bình. Con người đào hoa ra đi để lại tiếc thương cho 4 người con, và cho gia đình. Thế mới biết cuộc sống vô thường, và con người ta mới vô minh lắm.

Trịnh Nhạc sĩ bảo: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân ta/ để một mai ta về cát bụi…”

Đời người là KHỔ: Sinh ra là khổ; lớn lên lăn lộn mưu sinh là khổ; già bệnh tật là khổ; chết trong đau buồn là khổ. 70 năm cuộc người hỏi có bao nhiêu phút giây bình an, hạnh phúc, trong khi vì cái THÂN, cái BẢN NGÃ hư vô mà ta suốt bon chen, kèn cựa, để rồi đau khổ…Thế nên, TBT Nguyễn Phú Trọng bảo: "Tiền nhiều khi chết có mang theo được đâu. Chỉ danh dự của con người mới là cái cao quý nhất..."

Thay cho nén nhang thắp cho người quá cố…

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật./.

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2023

BÓNG ĐÁ ASIAD 19 TẠI HÀNG CHÂU, TRUNG QUỐC: VIỆT NAM THẮNG MÔNG CỔ 4 : 2

 


Trận đấu diễn ra lúc 15:00 ngày 19/9/2023. Hai đội trình diễn lối bóng đá cởi mở. Kết quả, đội tuyển Olympic VN thắng tuyển Olympic MC 4: 2

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2023

Số lượng sinh viên Mông Cổ học tập tại Cuba ngày càng tăng

 La Habana /MONCAME/. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học MC hiện đang thăm Cộng hòa Cuba. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông đã gặp Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học Cuba Walter Baloja García và Thứ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư Cuba Ana Fresita Fraga.

 


Tại buổi làm việc,  phía Cuba thông báo sẽ tăng số lượng sinh viên Mông Cổ sang học tập tại Cuba lên 5 người. Về phía MC, số lượng sinh viên Cuba sang Mông Cổ theo học bổng sẽ tăng lên đến mức này. Yêu cầu đào tạo sinh viên Mông Cổ đã tốt nghiệp ngành y ở Cuba lên cấp độ tiếp theo, tức là đào tạo nội trú, đã được đón nhận tích cực.


Hai bên cũng trao đổi quan điểm về việc bắt đầu nghiên cứu chung của các nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực vắc xin, nông nghiệp và thú y. Ngoài đề xuất này, phía Cuba đã đạt được thỏa thuận bằng cách đưa ra các đề xuất hợp tác trong các lĩnh vực an ninh lương thực, thay đổi môi trường và năng lượng tái tạo.

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2023

TIN GẶP MẶT





17:00 ngày 17/9/2023, tại Nhà hàng Vườn Cau 2 số 171 Nguyễn Thái Sơn, Gò Vấp, TPHCM diễn ra buổi gặp mặt anh em cựu SVVN tại MC nhân chuyến thăm lại MC và dự buổi gặp mặt với các bạn cùng lớp Chăn nuôi khóa 1980-85 của 2 anh Lê Phạm Đại và Nguyễn Xuân Hạnh.

Hai anh có các hoạt động sôi nổi đáng nhớ trong 6 ngày tại MC: Họp lớp cũ được gặp lại các bạn MC sau nhiều năm xa cách, thăm và tham gia một số hoạt động cùng các anh chị trong Hội người VN tại MC...

Tham gia buổi gặp mặt hôm nay, có các anh đang sinh sống, làm việc tại TPHCM và Bình Dương: Hồ Sỹ Tý, Ngô Giản Luyện, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Ngọc Huân, Nguyễn Xuân Hạnh, Lê Phạm Đại và anh Tự (Sở Ngoại Vụ TPHCM).

Anh Đại anh Hạnh báo cáo lại kết quả chuyến thăm MC, mọi người trao đổi nhanh về kế hoạch tổ chức chuyến thăm MC vào năm 2024 là năm 2 nước VN, MC kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao. Trong năm 2024, có nhiều sự kiện quan trọng sẽ diễn ra: Tổng thống MC thăm VN, các đoàn thăm qua lại giữa 2 nước, triển lãm tại mỗi nước...

Để tham khảo, xin đưa ra dự trù kinh phí cho chuyến tham quan, cụ thể:

- Vé máy bay thẳng khứ hồi: 800 $/người;
- Ăn ở 700 $/người 7 ngày đêm.
- Lịch trình tại MC sẽ nhờ TS Nguyễn Huy Tuấn, Chủ tịch Hội người VN tại MC thiết kế giúp.
- Visa: Lệ phí 25$ (Anh Nguyễn Xuân Hạnh, Lãnh sự quán Danh dự giúp)

 

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2023

Tăng cường truyền thông về Mông Cổ trên VOV hướng tới kỷ niệm 70 năm ngoại giao

 VOV.VN - Sáng 14/9, ông Đỗ Tiến Sỹ - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Mông Cổ tại Việt Nam Jigjee Sereejav.

Tổng Giám đốc Đỗ Tiến Sỹ nồng nhiệt chào đón ngài Đại sứ đến thăm Đài Tiếng nói Việt Nam tại thời điểm đài đang kỷ niệm 78 năm ngày thành lập (7/9/1945 – 7/9/2023) và cho biết, hiện nay đài đang có 16 kênh truyền hình, 8 kênh phát thanh quốc gia, 2 tờ báo điện tử, 1 tờ báo in.

Tổng Giám đốc VOV khẳng định: “Những người đứng đầu đất nước chúng tôi như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khi nói về đất nước Mông Cổ luôn dành những tình cảm đặc biệt. Trong thời gian gần đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đón tiếp đoàn công tác của Mông Cổ ngày 12/9”.

Năm 2021, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức cuộc thi “Hát lên Việt Nam” với quy mô lớn, trong đó 1 thí sinh người Mông Cổ đã đạt giải đặc biệt. Tiếng hát đã giúp gắt kết tình cảm hữu nghị tốt đẹp giữa 2 đất nước Việt Nam – Mông Cổ.

“Có thể nói trong thời gian qua, với thế mạnh mình, VOV đã truyền tải được các hoạt động của lãnh đạo hai nước Việt Nam và Mông Cổ cũng như những thông tin về văn hóa, kinh tế, xã hội một cách đậm đặc, cụ thể và sinh động. Chúng tôi cảm ơn ngài Đại sứ và Đại sứ quán Mông cổ đã hỗ trợ VOV về mặt thông tin”, Tổng Giám đốc Đỗ Tiến Sỹ nói.

Tổng Giám đốc Đỗ Tiến Sỹ cho biết, sắp tới, VOV sẽ cử một đoàn công tác sang Mông Cổ để thực hiện các tin bài, chương trình về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hoá của Mông Cổ để truyền thông trên các hạ tầng của đài, hướng tới kỷ niệm 70 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2024.

“Chúng tôi nghĩ rằng sau chuyến công tác này, đây sẽ là nguồn tư liệu quý để VOV tuyên truyền, phổ biến trên truyền hình, phát thanh, báo điện tử và các phương tiện truyền thông của đài”, Tổng Giám đốc VOV nhấn mạnh.

VOV cũng đề nghị Đại sứ quán Mông Cổ phối hợp với VOV và Hội Hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ tổ chức cuộc thi tìm hiểu về lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

“Một lần nữa cảm ơn Đại sứ dành thời gian để chúng ta có một cuộc trò chuyện hết sức thú vị và ý nghĩa. Hy vọng trong thời gian tới, những mong muốn của chúng ta sẽ sớm trở thành hiện thực”, Tổng Giám đốc Đỗ Tiến Sỹ nói.

Ngài Jigjee Sereejav, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Mông Cổ tại Việt Nam cảm ơn sự đón tiếp của lãnh đạo và đội ngũ làm báo VOV dành cho ông, đồng thời bày tỏ sự đồng thuận và hưởng ứng với các đề nghị của VOV trong việc hợp tác sản xuất các sản phẩm báo chí để phát sóng, đăng tải trên các phương tiện của VOV. 

“Từ khi tôi còn nhỏ đã được nghe trên báo chí rằng người dân Việt Nam anh hùng và rất tài giỏi. Những điều đó đã khắc ghi trong tôi. Đến thời điểm này, tôi đã sang Việt Nam công tác được gần 2 năm. Không biết vì sao nhưng khi nói về Việt Nam, tôi hay nói là Việt Nam của tôi”, Đại sứ Jigjee Sereejav cho hay.

Ngài Jigjee Sereejav cũng mong muốn VOV sớm chia sẻ các thông tin chi tiết về hoạt động của đoàn công tác cũng như kế hoạch tổ chức cuộc thi để phía Đại sứ quán chuẩn bị, hỗ trợ tốt, giúp cho chương trình thành công tốt đẹp. Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Mông Cổ tại Việt Nam cũng đề xuất, thời gian tới, trên các kênh truyền hình của VOV sẽ phát sóng nhiều bộ phim của Mông Cổ sản xuất về các chủ đề lịch sử, văn hoá du mục cũng như cuộc sống đương đại của nước này.

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam dự hai cuộc gặp của ICAPP

 Các cuộc gặp với chủ đề "Sự tham gia của thanh niên vào đối thoại chính trị-xã hội vì sự tiến bộ kinh tế-xã hội thời kỳ hậu đại dịch" và "Thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ nhằm đạt sự phục hồi sau đại dịch trong vấn đề bình đẳng giới" đã được tổ chức với sự tham gia của 18 chính đảng đến từ 14 quốc gia châu Á, các đoàn quan sát viên thuộc các đảng, các tổ chức khu vực, quốc tế và đoàn ngoại giao tại Mông Cổ.


Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp xúc song phương với Đảng Dân Chủ Mông Cổ.

ICAPP là diễn đàn đối thoại của hơn 350 chính đảng châu Á được thành lập từ năm 2000. ICAPP ngày càng khẳng định vị thế, mở rộng thành viên, lĩnh vực hợp tác và chủ thể tham gia.

Cuộc gặp của Tổ chức Thanh niên và Tổ chức Phụ nữ của ICAPP năm nay do Đảng Nhân dân Mông Cổ đăng cai tổ chức sau 4 năm bị gián đoạn do đại dịch COVID-19 nhằm thúc đẩy vai trò của thanh niên và phụ nữ trong quá trình hoạch định chính sách của mỗi quốc gia, đóng góp quan trọng vào sự phát triển toàn diện, tiến bộ và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Các chính đảng đã thảo luận, chia sẻ những giải pháp, kinh nghiệm thiết thực trong xử lý những thách thức xã hội đối với thanh niên và phụ nữ trong thời kỳ phục hồi hậu đại dịch COVID-19 như tăng cường sự tham gia của thanh niên và phụ nữ vào các sự kiện chính trị-xã hội, hỗ trợ đào tạo, tài chính, y tế, tạo việc làm, các cơ hội khởi nghiệp, đặc biệt là khuyến khích thanh niên đi đầu trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học-công nghệ, sáng tạo-đổi mới và thúc đẩy hơn nữa bình đẳng giới.

Hội nghị đã nhất trí thông qua "Tuyên bố Ulan Bator" khẳng định sự đoàn kết của các chính đảng trong thúc đẩy vai trò của thanh niên và phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội và thực hiện Chương trình Phát triển Bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc.

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Doãn Khánh Tâm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mông Cổ, làm trưởng đoàn đã tham dự các cuộc gặp trên.


Đoàn đã thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng và những thành tựu đạt được trong công tác thanh niên và phụ nữ; đồng thời khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối ngoại đảng, trong đó có các diễn đàn đa phương chính đảng; nhấn mạnh Đảng Cộng sản Việt Nam, với tư cách là Ủy viên Ủy ban Thường trực ICAPP, ủng hộ tích cực mục tiêu, hoạt động của ICAPP cũng như của các tổ chức trực thuộc vì hòa bình, phát triển và thịnh vượng của khu vực.

TÌNH NGHĨA CHIẾN HỮU



Tháng 9/2023, anh Nguyễn Xuân Hạnh, Lê Phạm Đại có chuyến trở lại quê hương thứ 2 để họp lớp. Bữa gọi Zalo 2 đ/c này bảo, "Cái chính là làm, chứ không nói nhiều", ý là khoe. Không làm, mà nói được cũng là quý, còn hơn không làm và không nói á.

Cái quý thứ 2, là gặp các chiến hữu đang sinh sống làm việc tại MC, càng thêm ấm áp giữa Thảo nguyên mênh mông. 

Các anh cùng nhau chia sẻ các khoảnh khắc đốt lửa, nướng thịt, nhâm nhi bên bờ sông Tuul, nhất là anh Hạnh, anh Đại lần nữa được hít thở không khí thơ mộng của nhiều năm trước. Lớp Chăn nuôi năm ấy, còn thiếu PGS Bùi Quang Tuấn, giảng viên Đại học Nông nghiệp 1 nữa thì đủ bộ 3. Chắc GS còn mải "cày cuốc" nên vắng chuyến này.

TS Nguyễn Huy Tuấn (Chủ tịch Hội Doanh nhân người Việt, Chủ tịch Hội người Việt tại Mông Cổ) còn gửi 2 chai rượu Mông Cổ làm quà cho chúng tôi. Anh bảo với tôi, "Tiếc quá anh ạ, chúng em chuẩn bị 1 đùi cừu gửi các anh. Nhưng vì nó to quá, những 7 kg, nên không cho vừa Valy". Thật là cảm động !

Tôi cảm ơn Tuấn và bảo, "Người ta đến với nhau và quý là cái TÂM."  Anh Tuấn nói, bọn em chỉ cố gắng theo truyền thống các anh trước đây đã xây dựng nên.

Mong rằng sẽ có nhiều chuyến đi thăm lại MC nữa...

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

Đẩy mạnh hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam với Bộ Tư pháp và Nội vụ Mông Cổ

 

Chiều 11/9, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã có buổi tiếp Ngài Khishgee Nyambaatar - Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Nội vụ Mông Cổ cùng đoàn công tác sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp Ngài Khishee Nyambaatar - Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ Mông Cổ, Bộ trưởng Lê Thành Long bày tỏ vui mừng vì quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước không ngừng được củng cố, phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Nhân dịp này, Bộ trưởng đã giới thiệu về chức năng, cơ cấu tổ chức và những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Tư pháp Việt Nam cho Ngài Khhishee Nyambaatar, cũng như chia sẻ thông tin Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, trong đó xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 
 

Bộ trưởng Lê Thành Long vui mừng đón tiếp Ngài Khishgee Nyambaatar - Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Nội vụ Mông Cổ

Bộ trưởng Lê Thành Long cũng đề xuất hai Bên tiến hành đàm phán, ký Bản Ghi nhớ hợp tác mới thay thế Nghị định thư hợp tác hai Bên đã ký năm 2000, phù hợp với chức năng nhiệm vụ mới của Bộ Tư pháp hai Bên. Qua đó, Bộ trưởng cũng mong muốn trong thời gian tới, các đơn vị đầu mối của hai Bộ sẽ trao đổi, thống nhất được các hoạt động hợp tác cụ thể, thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu và điều kiện thực tiễn của hai Bên.
 


Bộ trưởng Lê Thành Long và đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn công tác của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Nội vụ Mông Cổ 
 
Cảm ơn sự tiếp đón của Bộ Tư pháp Việt Nam và đánh giá cao những kết quả hai Bên đã đạt được trên các lĩnh vực hợp tác trong thời gian qua, Ngài Khishgee Nyambaatar – Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Nội vụ Mông Cổ khẳng định sẽ tiếp tục quan tâm để thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác hiệu quả, thiết thực giữa hai Bên trong các hoạt động của ngành Tư pháp, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.
 
Thu Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Nội vụ Mông Cổ

 Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam nhất quán coi trọng và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển trên nhiều lĩnh vực, phù hợp với khả năng và nhu cầu của hai bên.

Bộ trưởng Tô Lâm hội đàm Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ Mông Cổ

 (ANTV) - Sáng nay, 11/9/2023, tại Hà Nội, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã có buổi hội đàm với ngài Khishgee Nyambaatar, Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ Mông Cổ trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc với Bộ Công an Việt Nam.

Tại buổi Hội đàm, Bộ trưởng Tô Lâm bày tỏ vui mừng về quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam với các cơ quan thực thi pháp luật Mông Cổ trong đó có Bộ Tư pháp và Nội vụ Mông Cổ được quan tâm thúc đẩy.

Hai bên đã thống nhất tiếp tục thúc đẩy hoạt động trao đổi đoàn cấp cao và các cấp và duy trì hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ Công an Việt Nam với Bộ Tư pháp và Nội vụ cũng như các các cơ quan hữu quan phía Mông Cổ.

Trước mắt, cùng phối hợp chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ vào năm 2024.

Tích cực phổi hợp triển khai thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hợp tác đã ký kết giữa hai nước cũng như hai cơ quan. Đồng thời, phối hợp chuẩn bị cho việc ký kết các văn bản hợp tác trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, xuất nhập cảnh; tạo điều kiện thuận lợi cho công dân nước này sinh sống, học tập và làm việc tại nước kia.

Về hợp tác an ninh, quốc phòng, hai bên tiếp tục phát huy, đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin chiến lược, phòng chống các loại tội phạm liên quan đến hai nước; tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nhằm phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm: tội phạm tham nhũng, ma túy, tội phạm xuyên quốc gia góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định, an ninh trong khu vực và trên thế giới.

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2023

ĐẠI SỨ Ж.Сэрээжав TIẾP ĐOÀN HỘI NGƯỜI MÙ MÔNG CỔ

 Ngày 10/9/2023, Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam  Ngài Ж.Сэрээжав đã tiếp ông Б.Ганзориг và Đoàn đại biểu Hội người mù Mông Cổ tham dự Hội thảo massage nguời mù châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 16 diễn ra trong 3 ngày 7 đến 9/9/2023 tại Hà Nội.



Việc đào tạo chuyên sâu về nghề Massage đã mang lại cơ hội cho người khiếm thị được đóng góp phục vụ cộng đồng, tham gia ngành chăm sóc sức khỏe, nâng cao thu nhập của bản thân và tạo thêm việc làm cho nhiều người đồng tật khác, cũng như giúp các cơ sở y tế điều trị bệnh có thêm một phương pháp hiệu quả trong công tác phòng bệnh, điều trị bệnh.



Thúc đẩy quan hệ Việt Nam và Mông Cổ phát triển trên nhiều lĩnh vực thực chất hơn

Chiều 12/9, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ Mông Cổ Khishgee Nyambaatar đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ Mông Cổ Khishgee Nyambaatar nhất trí đánh giá trong gần 70 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1954-2023), quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước Việt Nam-Mông Cổ không ngừng được củng cố và phát triển trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực tiếp tục có nhiều biến động.

Thời gian qua, hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp giữa hai nước được duy trì thường xuyên; sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau được củng cố và quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực được tăng cường; hợp tác trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng luôn là trụ cột quan trọng trong tổng thể quan hệ, hợp tác song phương; hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước có những tiến triển mới trong thời gian qua.

Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam không bao giờ quên sự ủng hộ của Mông Cổ trong những ngày tháng khó khăn; nhất quán coi trọng và mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển trên nhiều lĩnh vực thực chất hơn nữa, phù hợp với khả năng và nhu cầu của hai bên, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của nhân dân mỗi nước.

Thủ tướng cho rằng hai nước cần cùng nỗ lực nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác song phương; trong đó, tiếp tục phối hợp, thúc đẩy hoạt động trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, các cấp và địa phương hai nước; thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng phát triển thực chất, hiệu quả; tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, giao lưu nhân dân, du lịch..., phát huy các thế mạnh có thể bổ sung cho nhau.

Thủ tướng cho biết Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Mông Cổ tới đây; tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Nhân dịp này, Thủ tướng chuyển lời thăm hỏi và lời mời thăm Việt Nam đến Thủ tướng Mông Cổ Oyun-Erdene Luvsannamsrai.

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam và Mông Cổ phát triển trên nhiều lĩnh vực thực chất hơn ảnh 1

Quang cảnh buổi tiếp. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Hoan nghênh kết quả hợp tác giữa Bộ Nội vụ và Tư pháp Mông Cổ với các bộ, ngành của Việt Nam, Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ và Tư pháp Mông Cổ và các cơ quan phía Việt Nam tăng cường hợp tác, nhất là trong trao đổi kinh nghiệm, đào tạo nhân lực, bảo đảm an ninh mạng, lĩnh vực tư pháp...

Thủ tướng chân thành cảm ơn và đề nghị phía Mông Cổ tiếp tục quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng Việt Nam tại Mông Cổ yên tâm làm ăn, sinh sống và học tập; đồng thời hỗ trợ cộng đồng Việt Nam hội nhập tốt hơn với sở tại, góp phần phát huy vai trò cầu nối quan hệ hữu nghị hai nước.

Bộ trưởng Khishgee Nyambaatar khẳng định Mông Cổ luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam; chuyển lời thăm hỏi của Thủ tướng Mông Cổ Oyun-Erdene Luvsannamsrai tới Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thông báo về các kết quả hợp tác với Bộ Công an, Bộ Tư pháp Việt Nam và những định hướng hợp tác thời gian tới với các cơ quan, Bộ trưởng cho biết Mông Cổ mong muốn nâng quan hệ với Việt Nam lên tầm cao mới, hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ năm 2024, qua đó thúc đẩy quan hệ trên các lĩnh vực, đặc biệt là làm phong phú hơn quan hệ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tương xứng với quan hệ chính trị.

Bộ trưởng Khishgee Nyambaatar cho biết sẽ báo cáo lãnh đạo Mông Cổ về các đề xuất của Thủ tướng Phạm Minh Chính và cá nhân ông sẽ tích cực góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, nhất là những nội dung mà Thủ tướng đã có ý kiến.

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2023

HAI NĂM CHỊ HẠNH ĐI XA

 

Thời đó, duy nhất chị là sinh viên nữ. Khi chúng tôi sang MC năm 1977 thì chị đã về nước. Lớp sau này chỉ được nghe kể về chị, về Nguyễn Diệp Ái – con gái chị, học trường Nhạc bên đó -, về mối tình với chàng thanh niên MC (sau này là Nhà Việt Nam học nổi tiếng), do không có duyên bền chặt với nhau.

Chúng tôi có một kỷ niệm với chị. Ấy là năm 1996 khi làm thủ tục học Cao học, phải có Sao y Bằng Tốt nghiệp Đại học, chúng tôi tìm đến nhà chị ở 133 Lê Lợi, Trung tâm Sài Gòn. Chị ở một mình, khá rộng rãi. Ấn tượng ban đầu là sự tốt bụng. Chị hiền hậu, thoải mái, cởi mở. Dù không biết nhau và chỉ nghe cùng học ở Ulan Bato, nhưng chị đon đả hỏi thăm tất cả những người quen biết chị: ai làm gì, ở đâu, sống ra sao…Khi nghe tôi nói mục đích đến thăm nhờ vả, chị sốt sắng thay đồ lên xe tôi chở đến Phòng Công chứng số 1 ở 97 Pasteur, quận Nhất. Bản dịch tôi đã chuẩn bị sẵn. Công chứng viên yêu cầu chị xuất trình bằng cấp chuyên môn liên quan của người dịch, ghi cam kết các điều trong bản dịch là đúng, rồi ký tên, là xong.

Khi con gái có gia đình riêng, chị ở nhà một mình, ít giao du, sống yên bình giữa thành phố ồn ào bậc nhất cả nước, an nhiên với cuộc sống tuổi già.

Bẵng đi thời gian, chúng tôi được tin chị mất vào tháng 9 năm 2021, khi cả nước Covid-19 đang bùng phát.

Thế mà đã 2 năm một chiến hữu đi xa.

Tiếc là, chúng tôi không có tấm ảnh nào của chị. Và viết bài này như là thắp nén nhang tưởng nhớ Chị - Nguyễn Diệp Hồng Hạnh.

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật./.

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2023

NGƯỜI VIỆT NAM THAM GIA TRUYỀN GIÁO Ở MÔNG CỔ


 

NGƯỜI VIỆT NAM THAM GIA TRUYỀN GIÁO Ở MÔNG CỔ

(Nói chuyện với Linh mục Anre Nguyễn Trung Tín, người ngồi giữa trong ảnh)

Đầu tiên vào năm 1992, công việc truyền giáo đã bắt đầu tại Mông Cổ. LM Tín kể lại:

"Thực ra anh em truyền giáo đến MC là vào năm 1992. Đến năm 2000 thì Linh mục Tín (người của dòng Giáo Saledieng Don Bosco) được mời đến truyền giáo, nhưng sau gần 1 năm chuẩn bị thì đến năm 2001 thì LM Tín mới đến MC. Tức là LM Tín xa Việt Nam đã 23 năm, và ở MC thì đã được 22 năm.

Lúc đến MC thì bắt đầu công việc tại 1 trường kỹ thuật. Khi đó mới chỉ có 4-5 anh em thôi. Lúc bấy giờ vừa học ngôn ngữ, lo công việc, hỗ trợ các bạn trẻ tiếp xúc với nền văn hóa mới.

Khi mới sang rất bỡ ngỡ, chẳng biết hỏi ai, làm gì. Như ở Việt Nam thì mình chạy qua hàng xóm mượn cái búa,cái đinh… để làm cái này, cái kia. Nhưng ở đây thì chẳng biết hỏi ai cả.

Phải đến 2005 (chính xác là ngày 1/4/2005) thì mới khám phá một số cái tại cái thành phố này nằm phía Bắc Ulan Bator cách thủ đô 220 cây số. Đó là thành phố Darkhan. Khu chúng ta ở là vùng Selenge. Nếu tới biên giới với Nga chỉ gần 100 cây số thôi.

Tại đây, đã có hơn 30 nhà thờ Tin Lành. Nhưng Công giáo thì chỉ có 1 nhà thờ được gọi là Nhà thờ Đức Mẹ phù hộ các giáo xứ.

Công việc truyền giáo bắt đầu bằng con số KHÔNG. Lúc ấy chỉ có 2 người: LM Tín và 1 Cha người Ấn Độ (hơn LM Tín 4 tuổi đến năm 2008 thì Cha này rời Mông Cổ do không thích nghi với thời tiết, khí hậu nơi đây)

Năm 2006 thì chính thức được phép làm nhà xứ. Năm 2012 thì khánh thành Nhà Thờ hiện tại. Đến nay, đã có hơn 300 giáo dân sinh hoạt tại đây.

Nhiệm vụ ở đây là vừa giáo dục vừa truyền giáo, nhất là cho các bạn trẻ. Các buổi chiều, các bạn ấy đến đây rất đông để tham gia sinh hoạt.

Bắt đầu là cán hoạt động chơi bóng rổ. Dần dần, đến dạy các kỹ thuật, rồi dạy giáo lý cho họ.

Sau đó, kéo theo các Xơ đến đây và ở trong một nhà xây riêng. Các Xơ phân công nhau đi thăm viếng các gia đình, mời gọi họ tới nhà Thờ để làm quen, dạy họ học ngoại ngữ, giáo lý…từ từ, rồi họ chịu rửa tội, theo Đạo.

Rất nhiều người từ các nước đến đây tham gia truyền giáo. Nhưng do các điều kiện khác nhau, đều không ở lại được. Cho nên, hiện chỉ có LM Tín, và 2 người giúp việc từ Việt Nam qua đang làm việc tại đây.

Nhà Thờ được chọn nơi đây để tiện tập hợp các bạn trẻ. Ở Ulan Bator thì có 1 trường kỹ thuật có nhà nội trú cho các bạn ở. Một số khác thì ở nhờ các gia đình quen biết cho tiện việc học tập. Ở Darkhan thì không có nhà nội trú, vì các bạn trẻ đều sống gần đây. Hiện đang suy nghĩ làm sao để giúp các bạn trẻ có thể đến đây ở, nhưng do phải xin phép khá khó khăn nên hiện chưa thực hiện được.

Để trợ giúp giáo dân, Nhà Thờ có xe đưa đón các em tới sinh hoạt tối, và đưa đón các giáo dân quanh đây đến sinh hoạt ngày thứ Bẩy, Chủ nhật. Chứ nếu không thì những người già không thể đến Nhà Thờ được.

Có nhiều nhà tài trợ cho việc mua xe bus, và các hỗ trợ khác.

Năm 2005, đã tuyển một cô gái người Mông Cổ cho xuống Ulan Bator học, đào tạo. Sau đó đưa cô ấy về đây giao việc như là người quản lý Nhà Thờ. Đó là giáo dân đầu tiên ở đây.

Sau đó đào tạo thêm một số nhân viên người bản địa thành các giáo viên dạy giáo lý.

Hiện tại toàn Mông Cổ có khoảng 10 giáo xứ, trong đó 7 cái ở Thủ đô, 1 cái ở Darkhan và 1 cái ở cách đây 160 cây số (nhưng chưa có nhà thờ riêng mà ở chung cư thuê), và 1 cái ở phía bắc Thủ đô...."

 Cái khó công việc truyền giáo là số giáo dân rất ít. Theo thống kê, có khoảng 1.500 người. Nhưng con số này là bao gồm tất cả những người được rửa tội, kể cả những người đã chết, chứ thưc ra, số còn sống chiir khoảng 1.200 thôi.

Cái nữa là duy trì các sinh hoạt rất khó. Chẳng hạn, họ sinh hoạt 1 thời gian rồi chuyển đi nơi khác thì bỏ sinh hoạt. Một số lấy vợ/chồng không theo Đạo cũng khó cho việc đi nhà Thờ. Hoặc nguời không theo đạo không chịu học giáo lý, không chịu làm phép Thánh. Một số khi chết gia đình không mời Cha đến làm lễ. Hoặc khi đó, họ chôn cất người chết theo tập quán cũ của Mông Cổ là Thiên Táng (tức là để người chết không mặc gì trên 1 sàn lộ thiên cho chim đến rỉa thịt).

Hiện nay, Giáo phạn tham gia nhiều hoạt động xã hội khác do chính phủ đề ra. Chẳng hạn, đã lập 1 trang trại chuyên cung cấp cây giống cho dân. Nhà thờ tổ chức lượm các hạt cây rụng tự nhiên, sau đó gieo ở trại này, rồi cung cấp cho chiến dịch trồng 1 tỷ cây. Tính đến nay, đã cung cấp được 5.000 cây giống.


Chào mừng các bạn đến với MỘT THỜI MONGOLIA ĐỂ NHỚ

Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)