Tổng số lượt xem trang

Trang

Chào mừng các bạn đến với "Motthoimongolia"





Số người online -----


web trends

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2023

NGƯỜI VIỆT NAM THAM GIA TRUYỀN GIÁO Ở MÔNG CỔ


 

NGƯỜI VIỆT NAM THAM GIA TRUYỀN GIÁO Ở MÔNG CỔ

(Nói chuyện với Linh mục Anre Nguyễn Trung Tín, người ngồi giữa trong ảnh)

Đầu tiên vào năm 1992, công việc truyền giáo đã bắt đầu tại Mông Cổ. LM Tín kể lại:

"Thực ra anh em truyền giáo đến MC là vào năm 1992. Đến năm 2000 thì Linh mục Tín (người của dòng Giáo Saledieng Don Bosco) được mời đến truyền giáo, nhưng sau gần 1 năm chuẩn bị thì đến năm 2001 thì LM Tín mới đến MC. Tức là LM Tín xa Việt Nam đã 23 năm, và ở MC thì đã được 22 năm.

Lúc đến MC thì bắt đầu công việc tại 1 trường kỹ thuật. Khi đó mới chỉ có 4-5 anh em thôi. Lúc bấy giờ vừa học ngôn ngữ, lo công việc, hỗ trợ các bạn trẻ tiếp xúc với nền văn hóa mới.

Khi mới sang rất bỡ ngỡ, chẳng biết hỏi ai, làm gì. Như ở Việt Nam thì mình chạy qua hàng xóm mượn cái búa,cái đinh… để làm cái này, cái kia. Nhưng ở đây thì chẳng biết hỏi ai cả.

Phải đến 2005 (chính xác là ngày 1/4/2005) thì mới khám phá một số cái tại cái thành phố này nằm phía Bắc Ulan Bator cách thủ đô 220 cây số. Đó là thành phố Darkhan. Khu chúng ta ở là vùng Selenge. Nếu tới biên giới với Nga chỉ gần 100 cây số thôi.

Tại đây, đã có hơn 30 nhà thờ Tin Lành. Nhưng Công giáo thì chỉ có 1 nhà thờ được gọi là Nhà thờ Đức Mẹ phù hộ các giáo xứ.

Công việc truyền giáo bắt đầu bằng con số KHÔNG. Lúc ấy chỉ có 2 người: LM Tín và 1 Cha người Ấn Độ (hơn LM Tín 4 tuổi đến năm 2008 thì Cha này rời Mông Cổ do không thích nghi với thời tiết, khí hậu nơi đây)

Năm 2006 thì chính thức được phép làm nhà xứ. Năm 2012 thì khánh thành Nhà Thờ hiện tại. Đến nay, đã có hơn 300 giáo dân sinh hoạt tại đây.

Nhiệm vụ ở đây là vừa giáo dục vừa truyền giáo, nhất là cho các bạn trẻ. Các buổi chiều, các bạn ấy đến đây rất đông để tham gia sinh hoạt.

Bắt đầu là cán hoạt động chơi bóng rổ. Dần dần, đến dạy các kỹ thuật, rồi dạy giáo lý cho họ.

Sau đó, kéo theo các Xơ đến đây và ở trong một nhà xây riêng. Các Xơ phân công nhau đi thăm viếng các gia đình, mời gọi họ tới nhà Thờ để làm quen, dạy họ học ngoại ngữ, giáo lý…từ từ, rồi họ chịu rửa tội, theo Đạo.

Rất nhiều người từ các nước đến đây tham gia truyền giáo. Nhưng do các điều kiện khác nhau, đều không ở lại được. Cho nên, hiện chỉ có LM Tín, và 2 người giúp việc từ Việt Nam qua đang làm việc tại đây.

Nhà Thờ được chọn nơi đây để tiện tập hợp các bạn trẻ. Ở Ulan Bator thì có 1 trường kỹ thuật có nhà nội trú cho các bạn ở. Một số khác thì ở nhờ các gia đình quen biết cho tiện việc học tập. Ở Darkhan thì không có nhà nội trú, vì các bạn trẻ đều sống gần đây. Hiện đang suy nghĩ làm sao để giúp các bạn trẻ có thể đến đây ở, nhưng do phải xin phép khá khó khăn nên hiện chưa thực hiện được.

Để trợ giúp giáo dân, Nhà Thờ có xe đưa đón các em tới sinh hoạt tối, và đưa đón các giáo dân quanh đây đến sinh hoạt ngày thứ Bẩy, Chủ nhật. Chứ nếu không thì những người già không thể đến Nhà Thờ được.

Có nhiều nhà tài trợ cho việc mua xe bus, và các hỗ trợ khác.

Năm 2005, đã tuyển một cô gái người Mông Cổ cho xuống Ulan Bator học, đào tạo. Sau đó đưa cô ấy về đây giao việc như là người quản lý Nhà Thờ. Đó là giáo dân đầu tiên ở đây.

Sau đó đào tạo thêm một số nhân viên người bản địa thành các giáo viên dạy giáo lý.

Hiện tại toàn Mông Cổ có khoảng 10 giáo xứ, trong đó 7 cái ở Thủ đô, 1 cái ở Darkhan và 1 cái ở cách đây 160 cây số (nhưng chưa có nhà thờ riêng mà ở chung cư thuê), và 1 cái ở phía bắc Thủ đô...."

 Cái khó công việc truyền giáo là số giáo dân rất ít. Theo thống kê, có khoảng 1.500 người. Nhưng con số này là bao gồm tất cả những người được rửa tội, kể cả những người đã chết, chứ thưc ra, số còn sống chiir khoảng 1.200 thôi.

Cái nữa là duy trì các sinh hoạt rất khó. Chẳng hạn, họ sinh hoạt 1 thời gian rồi chuyển đi nơi khác thì bỏ sinh hoạt. Một số lấy vợ/chồng không theo Đạo cũng khó cho việc đi nhà Thờ. Hoặc nguời không theo đạo không chịu học giáo lý, không chịu làm phép Thánh. Một số khi chết gia đình không mời Cha đến làm lễ. Hoặc khi đó, họ chôn cất người chết theo tập quán cũ của Mông Cổ là Thiên Táng (tức là để người chết không mặc gì trên 1 sàn lộ thiên cho chim đến rỉa thịt).

Hiện nay, Giáo phạn tham gia nhiều hoạt động xã hội khác do chính phủ đề ra. Chẳng hạn, đã lập 1 trang trại chuyên cung cấp cây giống cho dân. Nhà thờ tổ chức lượm các hạt cây rụng tự nhiên, sau đó gieo ở trại này, rồi cung cấp cho chiến dịch trồng 1 tỷ cây. Tính đến nay, đã cung cấp được 5.000 cây giống.


Không có nhận xét nào:

Chào mừng các bạn đến với MỘT THỜI MONGOLIA ĐỂ NHỚ

Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)