Sáng 30/7/2024, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ đã phối hợp với Đoàn làm việc của tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo Kết nối Đắk Lắk và doanh nghiệp Mông Cổ. Hội thảo có sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn, Đại sứ Nguyễn Tuấn Thanh, Vụ trưởng Dịch vụ khách hàng thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Mông Cổ (MNCCI) Badamkhorol.E và đại diện các doanh nghiệp điều hành các chuỗi siêu thị lớn, các doanh nghiệp nhập khẩu nông sản của Mông Cổ.
Phát biểu tại Hội thảo, Đại sứ Nguyễn Tuấn Thanh cho biết trong 70 năm qua, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Mông Cổ đã không ngừng phát triển. Hai nước luôn ủng hộ và giành cho nhau sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và là những đối tác tin cậy, chân thành của nhau. Thế mạnh kinh tế của hai nước không mang tính cạnh tranh mà mang tính bổ trợ cho nhau rất cao. Việt Nam có thế mạnh trong sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng điện tử, ôtô, các mặt hàng nông sản (gạo, cà phê, các loại rau, củ quả tươi, thịt gia cầm, trứng), thực phẩm, thủy hải sản, dược phẩm, may mặc... Mông Cổ có thế mạnh trong khai thác và xuất khẩu các sản phẩm như khoáng sản, kim loại quý hiếm, các sản phẩm thịt gia súc, sữa, len, dạ, da... Đại sứ Nguyễn Tuấn Thanh bày tỏ tin tưởng rằng tỉnh Đăk Lăk và các doanh nghiệp của Mông Cổ sẽ tìm thấy các nhu cầu, các cơ hội hợp tác và sẽ kết nối được với nhau; sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp hai bên tìm kiếm được các cơ hội đầu tư; xuất khẩu được nhiều hàng hoá sang thị trường của nhau, góp phần nâng cao và thắt chặt hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới, mang lại lợi ích bền vững cho hai nước.
Ông Nguyễn Thiên Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã khái quát một số thế mạnh của Tỉnh; làm rõ tầm nhìn phát triển của Đắk Lắk trong dài hạn; nhất trí cung cấp môi trường đầu tư thuận lợi tại Đắk Lắk cũng như gợi mở một số phương án hợp tác với doanh nghiệp Mông Cổ trong thời gian tới.
Bà Badamkhorol.E, Vụ trưởng Dịch vụ khách hàng của MNCCI cho biết trong năm 2023, tổng kim ngạch thương mại song phương hai nước đạt 130 triệu USD; khẳng định MNCCI sẵn sàng hỗ trợ kết nối doanh nghiệp hai nước nhằm thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương trong thời gian tới.
Bà Lê Thị Mỹ Hạnh, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ tỉnh Đắk Lắk, Giám đốc Công ty Banana Brothers Farm cho biết hiện sản phẩm chuối của Công ty BBF đi vào khai thác ổn định với sản lượng bình quân 65 tấn/ha/năm và đã xuất khẩu gần 8000 tấn chuối tươi sang các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản trong năm 2023. Bà Hạnh cho biết thêm chuối sẽ được xuất khẩu sang Mông Cổ từ đại lý của BFF tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc giúp rút ngắn khoảng cách địa lý giữa hai nước.
Đại diện Hội hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam cam kết sẽ đồng hành cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ đóng vai trò là cầu nối giúp trực tiếp kết nối doanh nghiệp hai nước, tháo gỡ các rào cản về các vấn đề như: thông tin thị trường, văn hóa, ngôn ngữ,…
Các doanh nghiệp Mông Cổ đã đặt ra các câu hỏi cho đoàn làm việc tỉnh Đắk Lắk nhằm hiểu rõ thêm về các chính sách ưu đãi, quy trình, thủ tục xuất khẩu cũng như các sản phẩm xuất khẩu là thế mạnh của Tỉnh.
Tọa lạc bên đại lộ Hòa Bình lớn nhất Thủ đô Ulaanbaatar (Mông Cổ), Trường Liên cấp số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, gắn bó Việt Nam - Mông Cổ, nơi lan tỏa văn hóa Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh đến người dân Mông Cổ.
Vun đắp quan hệ
“Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh/Ai yêu Bác Hồ Chí Minh bằng chúng em nhi đồng...” - Các thành viên đoàn đại biểu cấp cao TPHCM trong chuyến thăm Trường Hồ Chí Minh (Trường Liên cấp số 14) mới đây không khỏi bất ngờ, xúc động khi lời bài hát Nhớ ơn Bác (nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu) được cất lên bởi giọng ca của một bé gái người Mông Cổ tại ngôi trường mang tên Bác ở giữa lòng Thủ đô Ulaanbaatar. Cùng với những lời ca về Bác, hình ảnh tà áo dài và chiếc nón lá mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam phối hợp hài hòa với những điệu múa của người dân Mông Cổ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng đoàn đại biểu.
Sau lễ dâng hoa Bác Hồ tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan Phòng truyền thống Hồ Chí Minh, không gian trưng bày hình ảnh các thế hệ lãnh đạo Việt Nam đến thăm Mông Cổ và xem các tiết mục văn nghệ đặc sắc, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, xúc động cho rằng, Trường Hồ Chí Minh là biểu tượng sinh động chứng minh tình hữu nghị đoàn kết giữa hai dân tộc, hai nước.
Đồng chí Nguyễn Văn Nên đặc biệt ấn tượng về tình cảm sâu sắc của thầy, trò Trường Hồ Chí Minh với Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn hóa con người Việt Nam. Điều đó nói lên tình cảm, giá trị kết tinh mối đoàn kết, hữu nghị giữa 2 nước ngày càng phát triển tốt đẹp. Đồng chí cũng tin tưởng những gì Trường Hồ Chí Minh làm được trong thời gian qua sẽ tiếp tục phát huy trong thời gian tới và TPHCM sẽ góp phần cùng với trường vun đắp mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết cũng như hiện thực hóa các quan điểm, hợp tác của các thế hệ lãnh đạo để tình hữu nghị ngày càng tốt đẹp hơn.
Lan tỏa văn hóa Việt
Được thành lập năm 1949, Trường Liên cấp số 14 là một trong những cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước Mông Cổ. Mỗi năm, ngôi trường này đào tạo hàng ngàn học sinh, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Mông Cổ. Đặc biệt, Tổng thống đầu tiên của Mông Cổ cũng từng học tại trường này.
Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 14-5-1980, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ đã ra quyết định cho phép Trường Liên cấp số 14 được vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến năm 2009, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được trang trọng đặt tại vị trí trung tâm trong khuôn viên của trường, nhìn ra đại lộ Hòa Bình - đại lộ lớn nhất của Thủ đô Ulaanbaatar. Cũng trong năm 2009, Phòng truyền thống Hồ Chí Minh với những hình ảnh, tư liệu về Bác Hồ được khai trương tại ngôi trường.
Ông E.Gungaajav, Hiệu trưởng Trường Hồ Chí Minh, cho hay, trường có khoảng 6.000 học sinh và 238 giáo viên, nhân viên. Mục tiêu đồng thời cũng là phương châm giáo dục của nhà trường là “tất cả vì từng học sinh”. Với tình cảm đặc biệt dành cho Việt Nam, tôn vinh sự nghiệp của lãnh tụ vĩ đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà trường đã thành lập Câu lạc bộ Tiếng Việt, ca nhạc, thơ và khiêu vũ Việt Nam, thu hút hơn 500 học sinh tham gia.
Ông E.Gungaajav chia sẻ, học sinh của trường được dạy và hiểu nội dung các bài hát về Bác Hồ, về văn hóa, phong tục tập quán của người Việt Nam. “Với tình cảm quý mến, nhà trường luôn vui mừng vì sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân Việt Nam nhằm cải thiện môi trường học tập như trao tặng máy tính, dàn nhạc dân tộc, trang phục múa cũng như áo dài Việt Nam. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn với đoàn TPHCM đã tặng 10 bộ máy tính để cải thiện điều kiện, môi trường học tập của giáo viên và học sinh của nhà trường”, Hiệu trưởng Trường Hồ Chí Minh bày tỏ.
Qua tìm hiểu về lịch sử của trường cũng như tham quan thực tế, đồng chí Nguyễn Văn Nên bày tỏ ấn tượng với những kết quả mà Trường Hồ Chí Minh đạt được trong thời gian qua. Nhất là học sinh của trường luôn tìm tòi, học hỏi về lịch sử, văn hóa đất nước Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cho biết, TPHCM sẵn sàng tăng cường thúc đẩy hợp tác giáo dục đào tạo với nhà trường thông qua việc cung cấp học bổng cho các em sinh viên sang Việt Nam học tiếng Việt và nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Hai bên cũng có thể triển khai chương trình giao lưu học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, TPHCM sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ về trang thiết bị dạy học với nhà trường.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên chúc các em, các cháu học sinh của trường giữ vững truyền thống và nỗ lực phấn đấu, đạt nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện, trở thành những người tài năng, tiếp bước cha anh xây dựng đất nước Mông Cổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, nâng cao vị thế trên trường quốc tế; đồng thời góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai đất nước Mông Cổ - Việt Nam ngày càng phát triển bền vững. Đồng chí mong rằng các em, các cháu luôn là những vị đại sứ mang tình hữu nghị và giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa đặc sắc của đất nước Mông Cổ đến với người dân Việt Nam.
Ulaanbaatar, ngày 23 tháng 7 năm 2024 /MONCAME/. Quý I/2024, có 753,4 nghìn lao động của 50,2 nghìn doanh nghiệp, tổ chức được đưa vào báo cáo đóng bảo hiểm xã hội của Tổng cục Bảo hiểm xã hội.
Phạm vi theo lĩnh vực:
112,0 nghìn người làm việc trong lĩnh vực giáo dục,
108,4 nghìn trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, bảo dưỡng ô tô và xe máy,
77,1 nghìn người thuộc lĩnh vực hành chính công, hoạt động quốc phòng, an sinh xã hội bắt buộc,
72,4 nghìn trong lĩnh vực chế biến,
52,1 nghìn từ lĩnh vực vận tải và kho bãi,
48,6 nghìn người làm việc trong lĩnh vực sức khỏe con người và phúc lợi xã hội,
48,2 nghìn người làm trong lĩnh vực xây dựng,
42,7 nghìn người đến từ lĩnh vực khai thác và khai khoáng,
29,9 nghìn người đến từ lĩnh vực tài chính và bảo hiểm,
28,1 nghìn cho hoạt động quản lý và hỗ trợ,
134,0 nghìn là các ngành khác.
Mức lương trung bình hàng tháng của nhân viên trong báo cáo quý I là 1798,7 nghìn MNT, tương đương 13,47 triệu VND), trung bình 6 tháng là 1,97 triệu MNT (tương đương 14,7 triệu VND)
Xét mức lương bình quân tháng của người lao động phân theo thành phần kinh tế:
Mức lương tối đa của công nhân trong ngành khai thác mỏ là 5,7 triệu MNT (tương đương 42,7 triệu VND),
Mức lương tối thiểu cho nhân viên trong ngành khách sạn, căn hộ, chung cư và dịch vụ ăn uống là 1,4 triệu MNT (tương đương 10,5 triệu VND),
Xem xét hình thức trách nhiệm của doanh nghiệp:
Mức lương trung bình hàng tháng của nhân viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn là 2,4 triệu MNT,
Mức lương trung bình hàng tháng của nhân viên trong công ty cổ phần là 2,6 triệu MNT,
Mức lương trung bình hàng tháng của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước là 2,9 triệu MNT,
Trong quý I, mức lương trung bình của nam cao hơn nữ 580,5 nghìn MNT. Ví dụ:
2,6 triệu cho nam,
2,0 triệu MNT cho phụ nữ,
Xét mức lương bình quân tháng của người lao động theo công việc, nghề nghiệp:
Mức lương trung bình hàng tháng của các nhà quản lý và chuyên gia là 2,9 triệu MNT,
1,2 triệu MNT cho lao động có trình độ nông, lâm nghiệp và thủy sản,
Mức lương bao gồm: Lương cơ bản, lương bổ sung, tiền thưởng, phụ cấp làm thêm giờ và các khoản phụ cấp khác. Đó là mức lương danh nghĩa trước khi khấu trừ các khoản đóng góp an sinh xã hội và thuế thu nhập cá nhân.
Ulaanbaatar, ngày 29 tháng 7 năm 2024 /MONCAME/. Sau ba ngày, 28 quốc gia đã giành được huy chương từ 206 đội tham gia Thế vận hội Paris.
Các vận động viên của 12 nước đứng trên bục huy chương vàng và hát quốc ca. Nhật Bản dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương với 4 huy chương vàng, tiếp theo là Australia, Mỹ, Pháp, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Mông Cổ đứng thứ 16 với 1 huy chương bạc. Huy chương này thuộc về B. Baasankhu, vận động viên thi đấu judo hạng cân 48 kg nữ, đã khiến người Mông Cổ vui mừng.
Ulaanbaatar, ngày 27 tháng 7 năm 2024 /MONCAME/. Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao B. Battsetse, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony J. Blinken sẽ thăm chính thức Mông Cổ vào ngày 1/8.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony J. Blinken sẽ gặp Tổng thống Mông Cổ U. Khurelsukh và Thủ tướng L. Oyun-Erdene. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao B. Battsetseg và Ngoại trưởng E. Blinken sẽ hội đàm chính thức.
Chuyến thăm Mông Cổ của Ngoại trưởng Mỹ sau 8 năm sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược láng giềng thứ ba của hai nước. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao cũng thông báo rằng điều quan trọng là phải tiếp tục các vấn đề hợp tác đã được thảo luận trong cuộc đối thoại chiến lược toàn diện được tổ chức gần đây
Để tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong hai ngày Quốc tang (25 và 26/07/2024), Đại sứ quán sẽ tổ chức lễ viếng, ghi sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 2024 diễn ra tại Anh Đội tuyển Việt Nam gồm 6 học sinh đạt 2 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng, đứng thứ 33. Trong khi đó, Đội tuyển Mông Cổ có 1 học sinh đạt Huy chương Vàng, 2 Bạc, và 3 Đồng, xếp thứ 13.
Chúc mừng đội tuyển Olympic Toán Mông Cổ.
Chia buồn với Việt Nam./.
Toán VN tụt 26 hạng (từ hạng 7 xuống 33), và đây là thành tích kém nhất trong vòng 50 năm qua.
LỜI CHIA BUỒN CỦA ĐẠI SỨ MỸ Ở VIỆT NAM MARC KNAPPER VỀ VIỆC TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG TỪ TRẦN
(Ngày 19/7/2024)
Chúng tôi vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới phu nhân, bà Ngô Thị Mận, cùng gia quyến của Ngài, và người dân Việt Nam trong thời điểm khó khăn này.
Trước sự ra đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta đau buồn khi mất đi một người lãnh đạo có tầm nhìn, người đã làm cầu nối giữa Việt Nam và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, cũng như toàn thể cộng đồng quốc tế trong suốt nhiều thập kỷ.
Hoa Kỳ trân trọng việc Ngài Tổng bí thư đã đưa quan hệ song phương giữa hai nước lên những tầm cao mới. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo Đảng đầu tiên của Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ, thể hiện cam kết to lớn đối với tình hữu nghị, đồng thời định hình mối quan hệ hướng tới tương lai giữa hai quốc gia. Di sản của Ngài càng được củng cố khi quan hệ song phương được nâng cấp lên Đối tác Toàn diện năm 2013 và, một thập kỷ sau đó, lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, cấp độ quan hệ ngoại giao cao nhất của Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Ngài cùng với Tổng thống Biden.
Hoa Kỳ sẽ mãi mãi biết ơn sự lãnh đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Chúng tôi coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong đợi hợp tác chặt chẽ với Chủ tịch nước Tô Lâm cùng với tất cả các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, và Quốc hội trong thời gian tới. Chủ tịch nước Tô Lâm đã luôn ủng hộ mạnh mẽ quan hệ song phương giữa hai nước. Với tư cách là Đối tác Chiến lược Toàn diện và bạn bè, chúng tôi luôn sẵn sàng ủng hộ một Việt Nam độc lập, tự chủ, thịnh vượng và có sức chống chịu.
Tôn vinh di sản của Tổng bí thư, quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta sẽ chỉ ngày càng được thắt chặt, mang lại hòa bình và thịnh vượng cho người dân Việt Nam và Hoa Kỳ. Chúng ta một lần nữa khẳng định sự tôn trọng đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và hệ thống chính trị của nhau. Khi Tổng thống Biden đến Hà Nội vào tháng 9, Ngài đã trích dẫn đại thi hào Nguyễn Du: “Vinh hoa bõ lúc phong trần. Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày.” Trong thời khắc đau buồn này, chúng ta hãy cùng nhau ghi nhớ tình hữu nghị tốt đẹp giữa người dân hai nước và cùng nhau tiếp tục hành trình này, đoàn kết với cam kết chung hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.
NDO - Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 103 Quốc khánh Mông Cổ (11/7/1921-11/7/2024), ngày 11/7, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi điện mừng tới Tổng thống Ukhnaagiin Khurelsukh; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện mừng tới Thủ tướng Luvsannamsrain Oyun-Erdene; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện mừng tới Chủ tịch Quốc hội Dashzegviin Amarbayasgalan.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng đã gửi điện mừng tới Bộ trưởng Ngoại giao Mông Cổ Batmunkh Battsetseg.
Nhân dịp Đảng Nhân dân Mông Cổ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội Mông Cổ khóa IX ngày 28.6.2024, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện chúc mừng đến ngài Luvsannamsrain Oyun-Erdene, Chủ tịch Đảng Nhân dân Mông Cổ, TTXVN thông tin.
Trước đó, ngày 9.7, nhân dịp ngài Luvsannamsrain Oyun-Erdene được bầu lại làm Thủ tướng Mông Cổ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi điện chúc mừng ngài Dashzegviin Amarbayasgalan nhân dịp được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ.
Ngày 4.7, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Mông Cổ, hội kiến với Tổng Thư ký Đảng Nhân dân Mông Cổ cầm quyền Yangug Sodbaatar, ông Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh - đã trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Chủ tịch Đảng Nhân dân, Thủ tướng Mông Cổ Luvsannamsrain Oyun-Erdene.
Tổng Thư ký Đảng Nhân dân Mông Cổ Yangug Sodbaatar trân trọng cảm ơn và chuyển lời thăm hỏi và chúc sức khỏe của Chủ tịch Đảng Nhân dân Mông Cổ tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngày 1.7, Ủy ban Bầu cử Mông Cổ công bố kết quả chính thức của cuộc tổng tuyển cử, cho thấy Đảng Nhân dân Mông Cổ (MPP) cầm quyền giành được 54% số ghế trong cơ quan lập pháp. Đảng Dân chủ (DP), đảng đối lập lớn nhất, giành được 42 ghế, tương đương 33%, tăng từ mức 14%.
Đây là cuộc bầu cử đầu tiên áp dụng hệ thống mới sau khi Mông Cổ sửa đổi Hiến pháp vào tháng 1.2024 và cải cách hệ thống bầu cử do dân số tăng. Theo đó, Quốc hội Mông Cổ được mở rộng từ 76 ghế lên 126 ghế. Trong số này, 78 ghế được chọn thông qua phổ thông đầu phiếu và 48 ghế còn lại thông qua hệ thống đại diện tỉ lệ mới thiết lập.
Theo Ủy ban Bầu cử Mông Cổ, tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 69,85%, thấp hơn so với tỉ lệ 73,6% trong cuộc bầu cử trước đó vào tháng 6.2020.
Ulaanbaatar, ngày 12 tháng 7 năm 2024 /MONCAME/. Nhân dịp 103 năm thành lập MC, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi lời chào tới Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagi Khurelsukh.
Trong lời chào: “Nhân dịp Quốc khánh Mông Cổ, tôi xin chân thành chúc mừng các bạn, chính phủ và nhân dân các bạn và chúc các bạn mọi điều tốt lành”. Cả Trung Quốc và Mông Cổ đều là những nước láng giềng quan trọng của nhau, sự phát triển ổn định và lâu dài của mối quan hệ láng giềng tốt đẹp là vì lợi ích cơ bản của nhân dân cả hai nước.
Cùng với các bạn, tôi sẵn sàng nỗ lực hướng tới mục tiêu tạo dựng vận mệnh chung của hai nước, bảo vệ nền tảng chính trị của quan hệ, làm sâu sắc thêm quan hệ và hợp tác, phát triển Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện một cách lành mạnh và ổn định. Tôi cầu mong sự thịnh vượng cho đất nước các bạn, hòa bình và hạnh phúc cho người dân”.
Ulaanbaatar, ngày 12 tháng 7 năm 2024 /MONCAME/. Tổng thống Liên bang Nga V.V. Putin đã gửi lời chào tới Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagi Khurelsukh nhân dịp Quốc khánh .
Trong lời chào: “Xin nhận lời chào chân thành của tôi nhân dịp kỷ niệm 103 năm Quốc khánh và Cách mạng Nhân dân. Cuộc gặp gần đây của chúng tôi ở Astana đã chứng minh bản chất thân thiện và mang tính kinh doanh trong mối quan hệ giữa Nga và Mông Cổ. Chúng tôi tin tưởng rằng sự hợp tác sẽ dần được mở rộng trên mọi lĩnh vực thông qua những nỗ lực chung trong tương lai vì lợi ích của người dân hai nước cũng như vì lợi ích tăng cường an ninh và ổn định của khu vực Á-Âu. Tôi chân thành chúc ngài sức khỏe, thành công trong công việc và hạnh phúc, thịnh vượng cho người dân Mông Cổ”.
Để tôn trọng quốc kỳ, Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagi Khurelsukh đã khởi xướng và xây dựng dự thảo luật bổ sung sửa đổi Luật Biểu tượng quốc gia.
Người phát ngôn của Tổng thống O. Zolbayar đọc lệnh treo quốc kỳ vĩnh viễn tại thủ đô Ulaanbaatar.
Hôm nay, 11/7/2024, nhân dịp “Ngày Quốc kỳ”, theo sắc lệnh nêu trên, Quốc kỳ đã được kéo lên một cách tôn kính và tiếp tục tung bay tại Công viên “Ulaanbaatar”. Trong bài phát biểu nhân dịp này, Tổng thống U. Khurelsukh cho biết: “Kể từ hôm nay, quốc kỳ, biểu tượng cho nền độc lập và chủ quyền của Mông Cổ, sự đoàn kết của người dân Mông Cổ và sức mạnh to lớn của nhà nước Mông Cổ, sẽ được treo mãi mãi ở thủ đô. Mong Mông Cổ trỗi dậy dưới sức mạnh của thiên đường vĩnh cửu.” Như vậy, kể từ hôm nay, Quốc kỳ cỡ 16×8 đã được kéo liên tục ở độ cao 60 mét tại công viên “Ulaanbaatar”.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đánh giá cao nỗ lực của các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ trong những năm qua, nhất là việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và thúc đẩy mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước.
0:00/0:00
0:00
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Mông Cổ, chiều 4-7, Đoàn đại biểu cấp cao TPHCM do đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ; gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam, hội doanh nghiệp Việt Nam tại Mông Cổ.
Mông Cổ coi trọng quan hệ với Việt Nam
Tại buổi thăm, đồng chí Nguyễn Văn Nên đã dành nhiều thời gian ân cần thăm hỏi, động viên cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ, bà con kiều bào Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Mông Cổ; tham quan Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong khuôn viên Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ.
Thông tin với đoàn, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mông Cổ Nguyễn Tuấn Thanh bày tỏ vui mừng đón Đoàn đại biểu cấp cao của TPHCM sang thăm và làm việc tại Mông Cổ.
Đại sứ Nguyễn Tuấn Thanh đã thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, tiềm năng, thế mạnh của Mông Cổ. Đại sứ nhấn mạnh, Mông Cổ coi trọng quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam không chỉ là đối tác quan trọng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà còn là đối tác quan trọng nhất tại khu vực Đông Nam Á. Mông Cổ đánh giá Việt Nam có vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao, có nhiều đóng góp tích cực vào các vấn đề của khu vực và quốc tế.
Đồng thời, Mông Cổ cho rằng sự ủng hộ của Việt Nam có ý nghĩa nhất định trong các vấn đề liên quan đến Mông Cổ hoặc Mông Cổ quan tâm, là cầu nối để Mông Cổ có thể tham gia vào các diễn đàn cấp cao của khu vực Đông Nam Á, mở rộng quan hệ với các nước trong khối ASEAN, phát triển quan hệ hợp tác với Liên hợp quốc, APEC...
Đại sứ Nguyễn Tuấn Thanh thông tin thêm, công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian qua được Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ chú trọng thực hiện. Cộng đồng người Việt Nam ở Mông Cổ chủ yếu là lao động tự do sang làm việc tại các xưởng sửa chữa xe ô tô do chủ Việt Nam đầu tư; các doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam đầu tư và kinh doanh vào ngành dịch vụ sửa chữa ô tô và khá thành công ở sở tại.
Đại sứ Nguyễn Tuấn Thanh nhấn mạnh, với ưu điểm khéo léo và được đào tạo tay nghề, lao động Việt Nam đang rất được tín nhiệm tại Mông Cổ. Cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ luôn có thái độ chính trị tốt, có ý thức trong việc gắn bó, hướng về cội nguồn.
Ông Nguyễn Huy Tuấn, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Mông Cổ thông tin, cộng đồng người Việt Nam tại Mông cổ có khoảng 800 người, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực sửa chữa xe ô tô, nhà hàng… Cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ đã có những hoạt động kết nối, đầu mối giao lưu kinh tế, thương mại giữa hai nước. Đồng thời tham gia tích cực các hoạt động thiện nguyện, góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ.
Ông Tuấn bày tỏ vui mừng được nghe các thông tin về đất nước, đặc biệt là TPHCM đang triển khai nhiều chính sách, cơ chế đặc thù, quan tâm thu hút và phát triển nguồn lực kiều bào xây dựng thành phố. Ông khẳng định, cộng đồng người Việt Nam ở Mông Cổ rất quan tâm hướng về đất nước và mong muốn được đóng góp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Đồng thời muốn hợp tác nhiều hơn nữa với các doanh nghiệp trong nước để thúc đẩy giao lưu kinh tế.
Tăng cường giao lưu nhân dân, thúc đẩy du lịch
Trao đổi với kiều bào, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan nhấn mạnh, tiềm năng ở Mông Cổ về các hoạt động du lịch, thương mại, nông nghiệp còn rất lớn. TPHCM có nhiều doanh nghiệp lớn về du lịch, thực phẩm chế biến đóng hộp như sản phẩm đóng gói, mì gói… đây cũng là những mặt hàng mà Mông Cổ cần để sử dụng cho mùa Đông. Đồng chí gợi mở, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Mông Cổ nghiên cứu kết nối với doanh nghiệp tại TPHCM để phát triển trên các ngành này.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM khẳng định, sau chuyến công tác, UBND TPHCM sẽ thành lập đoàn gồm các doanh nghiệp chuyên về mua bán, cung cấp lương thực thực phẩm để trao đổi, kết nghĩa với doanh nghiệp Việt Nam tại Mông Cổ, tìm kiếm cầu nối mở rộng sản xuất kinh doanh.
Về giao lưu nhân dân, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho hay, TPHCM có chương trình ca múa nhạc văn hóa nghệ thuật tổng hợp có thể áp dụng được ở tất cả các nước. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, UBND TPHCM sẽ nghiên cứu thành lập đoàn để qua Mông Cổ phục vụ kiều bào, kết nối quảng bá hình ảnh…
Qua thăm hỏi tình hình, đời sống cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ, đồng chí Nguyễn Văn Nên ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các cán bộ Đại sứ quán trong những năm qua, nhất là việc quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam và thúc đẩy mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước.
Theo đồng chí, hợp tác giữa Việt Nam và Mông Cổ được đẩy mạnh toàn diện và chuyển biến tích cực; nhiều chuyến thăm cấp cao được tổ chức, nhiều văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực được ký kết có sự đóng góp lớn của Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ. Cùng với đó là sự đóng góp rất tích cực của cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Mông Cổ luôn hướng về quê hương.
Đồng chí Nguyễn Văn Nên trân trọng tri ân những chặng đường lịch sử, những cá nhân đã góp phần xây dựng mối quan hệ ngoại giao hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam – Mông Cổ ngày càng tốt đẹp. Đồng chí tin tưởng, trên nền tảng tin cậy hiểu biết lẫn nhau, tương lai sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.
Vừa qua, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các nghị quyết, tạo điều kiện cho thành phố áp dụng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để phát huy tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực phát triển nhanh và bền vững. Để thực hiện mục tiêu đó, một trong các nguồn lực TPHCM hướng tới là triển khai đồng bộ, hiệu quả đường lối đối ngoại, chú trọng thúc đẩy ngoại giao kinh tế, văn hóa, mở rộng không gian hợp tác quốc tế.
Trong chuyến công tác, Bí thư Thành ủy TPHCM đã có buổi làm việc với Thống đốc Thủ đô Ulaanbaatar và thống nhất hai bên còn nhiều dư địa để hợp tác trong một số lĩnh vực hai bên có thế mạnh như: dệt may, da giày, nông nghiệp công nghệ cao, chế biến thực phẩm, các loại thảo dược. Đặc biệt là việc tăng cường giao lưu nhân dân, quảng bá về văn hóa, lịch sử và phát triển du lịch, lấy du lịch làm điểm đột phá.
Đồng chí Nguyễn Văn Nên gợi ý tăng cường tổ chức các hoạt động kết nối doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên tìm hiểu thị trường của nhau.
Đồng chí đề nghị Đại sứ quán cùng Hội Doanh nhân Việt Nam tại Mông Cổ hoạt động tích cực hơn nữa để làm cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế, du lịch, thương mại và đầu tư Việt Nam - Mông Cổ lên tầm cao mới. Cùng cộng đồng người Việt Nam tại Mông Cổ tham gia tích cực và hiệu quả các hoạt động thiện nguyện, góp phần vun đắp ngày càng sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ.
Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)