.
Cảm tác nhân đọc “Một lần lạc đường” của anh Nguyễn Quế Côi
Phạm Hồng Sơn
Giá gương đem phủ nhiễu điều
Nặng tình nhân nghĩa, rộng yêu giống nòi
Người ta sống ở trên đời
Miếng ăn khi đói bằng mười khi no
Lạc đường giữa bão tuyết to
Cảm lòng thơm thảo giữa cô quạnh buồn.
Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011
Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011
Lễ kỷ niệm 87 năm ngày tuyên ngôn của nước Mông Cổ
.
Tối ngày 24 tháng 11 năm 2011, tại Khách sạn Melia Hà nội đã diễn ra lễ kỷ niệm 87 năm ngày tuyên ngôn của nước Mông cổ ( 26/11/1924) do Đại sứ quán Mông cổ tại Việt nam tổ chức. Đến dự có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Phương Nga, các Quan chức trong đoàn ngoại giao, các đoàn thể, các cựu sinh viên... Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Mông cổ và Thứ trưởng Phạm Phương Nga đã phát biểu ca ngợi sự phát triển kinh tế và tình hữu nghị gắn bó giữa hai nước trong suốt 59 năm qua. Buổi lễ kỷ niệm diễn ra trong bầu không khí thắm tình hữu nghị anh em.
Tin: Nguyễn Quế Côi
Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011
CHÚC MỪNG NGÀY ĐỘC LẬP 26/11 CỘNG HÒA MÔNG CỔ
.
Nhân dịp 87 năm Ngày Lễ Độc lập (26 tháng 11 năm 1924) của CH Mông Cổ, Hội cựu sinh viên Việt Nam tại Mông Cổ xin chúc mừng nước bạn thịnh vượng, nhân dân hạnh phúc
Nhân dịp 87 năm Ngày Lễ Độc lập (26 tháng 11 năm 1924) của CH Mông Cổ, Hội cựu sinh viên Việt Nam tại Mông Cổ xin chúc mừng nước bạn thịnh vượng, nhân dân hạnh phúc
TM Hội
Nguyễn Quế Côi
Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011
Kí túc trường Tổng hợp
Kí ức về những năm đầu 1980 lưu học tại Mông Cổ
Phạm Hồng Sơn
Ba anh chung sống một phòng
Có riêng bàn viết với giường cá nhân
Kê trên một chiếc tủ con
Phạm Hồng Sơn
Ba anh chung sống một phòng
Có riêng bàn viết với giường cá nhân
Kê trên một chiếc tủ con
Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011
PHẬT GIÁO TẠI MÔNG CỔ
.
Mottoimongolia: Để giúp bạn đọc thêm thông tin về Mông Cổ, xin giới thiệu bài viết của HT Thích Giác Đằng nói về Phật giáo Mông Cổ. Bài thể hiện quan điểm của tác giả.
PHẬT GIÁO TẠI MÔNG CỔ
Thích Giác Đằng
Mông Cổ thật ra là một quốc gia theo chủ nghĩa Marxism và đã sớm ly khai sau Liên Bang Sô Viết. Cuộc cách mạng Bolsheviks năm 1917, Mông Cổ đã bắt đầu là một quốc gia theo Cộng Sản tới năm 1922 lúc bấy giờ Trung Quốc vẫn xem Mông Cổ là một phần đất của họ, nếu quí vị đến Trung Quốc ngày nay thì họ vẫn ca tụng Thành Cát Tư Hãn, lá cờ của Trung Quốc là ngũ kỳ, cờ có 5 ngôi sao thì ở trong 5 ngôi sao đó thì họ vẫn để Mãn, Hán, Mông, Tạng, Hồi. Chữ Mông là người Mông Cổ và họ xem người Mông Cổ và đất nước Mông Cổ vẫn là vùng đất của Trung Quốc. Thế nhưng vì lúc đó Trung Quốc rất yếu, do vậy Trung Quốc và Liên Xô đã thoả hiệp với nhau, họ đã cắt vùng đất mênh mông của xứ Mông Cổ ra thành hai; một bên gọi là Mongolia mà người Trung Hoa gọi là Ngoại Mông, phần đất kia của Mongolia cũng rất lớn nằm ở phía bên trong Trung Quốc gọi là Nội Mông. Ngày nay Nội Mông cũng giống như Tây Tạng thuộc về Trung Quốc, và Ngoại Mông là một Mông Cổ độc lập.
Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011
Kỷ niệm một chuyến đi
.
Nguyễn Quế Côi
Tôi nhớ kỳ nghỉ đông năm thứ 3 Trường tổ chức chuyến dã ngoại 3 tỉnh miền tây Mông Cổ. Mục đích của chuyến đi là để kiểm tra kết quả đào tạo thông qua học sinh đã tốt nghiệp và tìm hiểu nhu cầu đào tạo của thực tiễn sản xuất. Để khuyếch trương Ban giám hiệu đã đưa cả đoàn ca múa của trường đi theo biểu diễn. Đoàn ca múa của trường được tổ chức tương đối hoàn hảo. Đội múa và hát được tuyển từ các khoa đều là sinh viên hoa khôi năm thứ nhất. Tôi là sinh viên nước ngoài vừa là ca sĩ vừa là nhạc công cho nên rất được ưu ái cũng vì thế mà tôi bị thiệt thòi so với các bạn Mông Cổ. Di chuyển giữa các tỉnh tôi phải bay cùng Ban Giám hiệu . Tuy vậy đến các tỉnh tôi lại được cùng đi, cùng sinh hoạt với đoàn cho nên cũng có nhiều kỷ niệm khó quyên.
Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011
Đồi Zaisan chiều đông vắng tuyết
Phạm Hồng Sơn
Hàng cây trơ trọi cành gầy
Đứng run trong gió cuối ngày đìu hiu
Cỏ già xao xác trong chiều
Cố vươn bóng giữa cô liêu rầu rầu
Tường vi mấy khóm đỏ nhàu
Dầm chân tuyết cũ xỉn màu thời gian
Giữa mấy trăm bậc đường lên
Dấu giày đây đó còn in tuyết dày
Trong vi vút gió, vươn tay
Tượng đài giương ngọn cờ bay phật phù...
Chân đồi lại có ai chờ
Chiếc xe buýt lại lờ mờ hiện ra.
.
Hàng cây trơ trọi cành gầy
Đứng run trong gió cuối ngày đìu hiu
Cỏ già xao xác trong chiều
Cố vươn bóng giữa cô liêu rầu rầu
Tường vi mấy khóm đỏ nhàu
Dầm chân tuyết cũ xỉn màu thời gian
Giữa mấy trăm bậc đường lên
Dấu giày đây đó còn in tuyết dày
Trong vi vút gió, vươn tay
Tượng đài giương ngọn cờ bay phật phù...
Chân đồi lại có ai chờ
Chiếc xe buýt lại lờ mờ hiện ra.
.
Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011
Té băng đường tuyết
.
Phạm Hồng Sơn
Cùng mấy anh đi cửa hàng
Chiều Mông Cổ rực nắng vàng giữa đông
Giày da, áo dạ, mũ lông,
Còn cổ, miệng... quấn mấy vòng khăn len
Cùng cất bước, miệng huyên thuyên
Tuyết kêu lạo xạo, tiếng rên mũi giày
Con đường nhựa vốn chẳng lầy
Giữa ngày sáng, tuyết trắng đầy, thênh thang
Bỗng chới với, quá bàng hoàng
Cả người lật ngửa vội vàng chống tay
Không đau nhờ có áo dày
Thở dốc mà vẫn thấy may mắn nhiều
Phải khi xách nặng thì phiêu
Đường về tuyết phủ khó liều với băng
Toàn thân chạy trượt mặt đường
Người chịu được...
Trứng, sữa... thường khó yên.
Chiều Mông Cổ rực nắng vàng giữa đông
Giày da, áo dạ, mũ lông,
Còn cổ, miệng... quấn mấy vòng khăn len
Cùng cất bước, miệng huyên thuyên
Tuyết kêu lạo xạo, tiếng rên mũi giày
Con đường nhựa vốn chẳng lầy
Giữa ngày sáng, tuyết trắng đầy, thênh thang
Bỗng chới với, quá bàng hoàng
Cả người lật ngửa vội vàng chống tay
Không đau nhờ có áo dày
Thở dốc mà vẫn thấy may mắn nhiều
Phải khi xách nặng thì phiêu
Đường về tuyết phủ khó liều với băng
Toàn thân chạy trượt mặt đường
Người chịu được...
Trứng, sữa... thường khó yên.
.
Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011
Không thể nào quên
.
Nguyễn Quế Côi
Tuổi ấu thơ là quãng đời đẹp nhất, đáng nhớ nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Nó theo chúng ta suốt cuộc đời và trở nên đậm nét khi chúng ta bước sang tuổi xế chiều.
Tập thể lưu học sinh khóa 1971 là những học sinh xuất sắc từ khắp mọi miền của Tổ quốc được gửi đi học tập tại các nước XHCN để làm nòng cốt cho đội ngũ cán bộ KHCN xây dựng đất nước sau chiến tranh. Những Lưu học sinh thời đó đến nay đã minh chứng một điều là họ đã nhận, và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lớn lao do Tổ quốc giao phó. Họ đã không hổ thẹn với những người bạn cùng thời và lớp cha anh đã hiến dâng máu xương vì độc lập, tự do của đất nước.
Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011
Một Thời Mông Cổ
.
Một Thời Mông Cổ
Nguyễn Ngọc Huân
Một thời tuổi xuân ta gửi lại
Một thời yêu, và cả một thời...
Trời tuýêt trắng nhuộm hương đồng nội,
Bờ sông Thôn rực nắng thu vàng…
Lối lên còn uốn ngọn Zai-săng ?
Bầy cừu trắng nhẩn nha gặm cỏ ?
Ôm gấu bông em còn ngồi đó
Nhớ nhà thầm khóc…em nhớ ai ?
Bạn cũ, thầy xưa giờ xa mãi
Gió thời gian cuốn bụi đời thường !
Những tưởng là đã hết vấn vương
Đường xa quá, nhịp đời vội quá
Đã thử cố quên thời vất vả
Lạ thay nỗi nhớ cứ đong đầy.
Một thời tuổi xuân xin gửi lại
Một thời yêu... và một thời hùng.
Tháng 11/2011
GỬI
.
GỬI...
Phạm Chiến Thắng
Anh muốn gửi vào gió
Cho tình yêu bay xa
Anh muốn gửi vào hoa
Cho tình yêu rực rỡ
Và hoa bắt đầu nở
Và chim bắt đầu ca
Hát tình yêu đôi ta
Về tháng ngày bất tận..
Phạm Chiến Thắng
Anh muốn gửi vào gió
Cho tình yêu bay xa
Anh muốn gửi vào hoa
Cho tình yêu rực rỡ
Và hoa bắt đầu nở
Và chim bắt đầu ca
Hát tình yêu đôi ta
Về tháng ngày bất tận..
.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chào mừng các bạn đến với MỘT THỜI MONGOLIA ĐỂ NHỚ