.
Mottoimongolia: Để giúp bạn đọc thêm thông tin về Mông Cổ, xin giới thiệu bài viết của HT Thích Giác Đằng nói về Phật giáo Mông Cổ. Bài thể hiện quan điểm của tác giả.
PHẬT GIÁO TẠI MÔNG CỔ
Thích Giác Đằng
Mông Cổ thật ra là một quốc gia theo chủ nghĩa Marxism và đã sớm ly khai sau Liên Bang Sô Viết. Cuộc cách mạng Bolsheviks năm 1917, Mông Cổ đã bắt đầu là một quốc gia theo Cộng Sản tới năm 1922 lúc bấy giờ Trung Quốc vẫn xem Mông Cổ là một phần đất của họ, nếu quí vị đến Trung Quốc ngày nay thì họ vẫn ca tụng Thành Cát Tư Hãn, lá cờ của Trung Quốc là ngũ kỳ, cờ có 5 ngôi sao thì ở trong 5 ngôi sao đó thì họ vẫn để Mãn, Hán, Mông, Tạng, Hồi. Chữ Mông là người Mông Cổ và họ xem người Mông Cổ và đất nước Mông Cổ vẫn là vùng đất của Trung Quốc. Thế nhưng vì lúc đó Trung Quốc rất yếu, do vậy Trung Quốc và Liên Xô đã thoả hiệp với nhau, họ đã cắt vùng đất mênh mông của xứ Mông Cổ ra thành hai; một bên gọi là Mongolia mà người Trung Hoa gọi là Ngoại Mông, phần đất kia của Mongolia cũng rất lớn nằm ở phía bên trong Trung Quốc gọi là Nội Mông. Ngày nay Nội Mông cũng giống như Tây Tạng thuộc về Trung Quốc, và Ngoại Mông là một Mông Cổ độc lập.
Trước năm 1922 Mông Cổ bị đô hộ bởi người Mãn Châu, nói cách khác là Trung Quốc, và người Mãn Châu họ dùng một cách để giữ người Mông Cổ ở trong sự kiểm soát của họ, thật ra người Mãn Châu và Mông Cổ đều sống ở thời tiết giống nhau nhưng người Mông Cổ rất mạnh, do vậy người Mãn Châu đặc biệt ủng hộ Phật Giáo Tây Tạng (Phật Giáo Mật Tông) ở Mông Cổ. Chúng ta đọc lịch sử thì biết rằng không có nhà nào mà không có con đi tu và nhờ người ta đi tu nhiều như vậy nên 700 năm qua người Mông Cổ là một quốc gia rất hiền hòa, họ hiền hoà thì rất tốt nghĩa là họ không trở thành một quốc gia hung hãn như đế quốc Mông Cổ thời xưa, nhưng bù lại thì họ trở thành một quốc gia tương đối rất yếu. Trước đó thì họ bị người Mãn Châu đô hộ và triều đình Mãn Châu ủng hộ Phật Giáo Tây Tạng do đó triều đình Mãn Châu ủng hộ Phật Giáo Mông Cổ. Nhiều người xem đó là sách lược về chính trị và quân sự, có nghĩa là người Mông Cổ theo Đạo Phật càng nhiều thì họ càng suy yếu, họ càng suy yếu thì dễ bị trị. Về điểm này vẫn còn là một câu hỏi và nhiều ý kiến khác nhau. Chúng ta không có ý kiến về sử quan, có nhiều người bàn khác nhau.
Sau năm 1922 thì đất nước Mông Cổ lại trở thành một quốc gia theo chủ nghĩa Marxism, và người Nga đã thúc ép đảng Cộng Sản Mông Cổ đập phá chùa chiền và hầu như giết rất nhiều tăng sinh, nhiều tăng sĩ và cuộc triệt hạ đó gần giống cuộc triệt hạ của Cộng Sản ở Cambochia, nhưng không đến nỗi khủng khiếp như dưới chế độ Pol Pot, nhưng nó còn mạnh hơn ở Bắc Việt Nam: hầu như chùa chiền bị triệt hạ phần lớn, ước độ 95% hoặc 97%. Họ chỉ giữ lại một vài ngôi chùa để gọi là làm cái tiêu biểu thôi.
Sau năm 1992 khi chế độ Cộng Sản sụp đổ thì Mông Cổ chỉ còn vọn vẹn 101 vị tăng sĩ, giờ thì số 101 vị tăng sĩ là con số lớn so với trước kia. Nhưng đến nay thì có chừng 50% người Mông Cổ ghi danh trong giấy tờ là họ theo đạo Phật, con số đó dĩ nhiên là lớn hơn nhưng mà 40% người Mông Cổ thì họ nói là họ theo chủ nghĩa vô thần.
Tại sao vậy ? Tại vì những người Ky Tô Giáo nhất là hai giáo phái là Seventh-day Adventist của Mỹ và The Mormon. Đạo The Mormon và đạo Seventh-day Adventist, khi họ đến thì đất nước Mông Cổ sau chế độ chủ nghĩa rất nghèo do vậy họ mua chuộc những người trẻ, họ dựng lên những trung tâm sinh hoạt, và những ngôi nhà thờ thì họ làm rất vui nhộn có đèn neol thắp sáng, rồi hát bản thánh ca. Thậm chí họ có bốn đài phát thanh của Ky Tô giáo tại thủ đô của Mông Cổ, và những đài phát thanh này thì bài bác Phật Giáo ra rả, đó là vấn đề hiện nay hết chế độ Cộng Sản thì bây giờ Phật Giáo Mông Cổ đang đối diện với những nhà truyền bá của Ky Tô Giáo rất mạnh mẽ.
Có mấy điểm chúng tôi có thể ghi nhận ở tại đây: thứ nhất Mông Cổ vẫn còn có những tu viện đã được xây dựng lại như hai tu viện chúng tôi có đến thăm viếng là Gesar Süm thì tu viện vẫn còn có nhiều một số kiến trúc cổ và một tu viện lớn khác ở tại đó là tu viện Gandantegchinlin Khiid. Đức Dala Lama có đến Mông Cổ một vài lần.
Điều khó khăn hiện nay là người Mông Cổ viết chữ thì họ dùng mẫu tự của Nga nhưng khi họ học kinh Phật thì họ phải biết chữ Tây Tạng bởi vì chữ Mông Cổ bây giờ không còn nữa, đó là một điều rất thảm hại. Chúng tôi được nghe nói là thời trước khi Cộng Sản thành lập khi họ làm giấy tờ thì viết bằng chữ Mãn Châu rồi sau này tại Nội Mông thì họ dùng chữ Trung Quốc. Như vậy là người Mông Cổ ngày nay họ đã mất đi chữ viết của họ, họ học kinh Phật thì học bằng tiếng Tây Tạng mà tiếng Tây Tạng thì thật sự không được biết nhiều ngoài giới chùa chiền. Chúng tôi thưa với qúi vị như vầy là chữ Nga nếu đọc thì giống chữ Hi Lạp mà hầu hết người trẻ họ quen thuộc mẫu tự này. Do vậy ngày nay những vị lãnh đạo Phật Giáo tại Mông Cổ họ nói đến chuyện là Phật Giáo Mông Cổ phải vượt qua một số những trở lực là Phật Giáo Mông Cổ phải có một thứ ngôn ngữ mà khả dĩ đi vào trong quần chúng. Những nhà sư Tây Tạng từ bên Ấn Độ sang sinh hoạt ở Mông Cổ rất dễ dàng tại vì những nhà sư Mông Cổ đều học Phật Pháp bằng tiếng Tây Tạng, họ học tiếng Sanskrit cũng bằng tiếng Tây Tạng. Và chúng tôi biết là viện đại học quốc gia của Ulan Bator tức là viện đại học thủ đô đã có chương trình dạy Phạn ngữ Pali, có hai vị sư người Tích Lan được mời sang dạy. Và ngày nay, một vị sư Tích Lan nói rằng họ có cơ may đó là họ đang xử dụng mẫu tự La Tinh để viết tiếng Phạn hay là tiếng Pali để người trẻ có thể dễ học hơn.
Nói chung thì Đạo Phật tại Mông Cổ đặt nặng về lễ nghi, người Mông Cổ rất thích lễ nghi. Họ là dân du mục sống trên những thảo nguyên mênh mông thích đánh vật, thích cưỡi ngựa, bắn cung, đó là những sở trường của họ. Tại Mông Cổ những nhà sư được cưỡi ngựa là vì xứ Mông Cổ mênh mông, không có đường ngoại trừ ngoài thủ đô thì có một số đường được tráng nhựa còn đa số là đồng cỏ nên chỉ đi bằng ngựa, do đó nhà sư mà cưỡi ngựa là chuyện rất bình thường tại Mông Cổ. Một cách khác là Phật Giáo Mông Cổ đang có trăn trở lớn tại vì họ đang trong buổi giao thời và các tổ chức truyền giáo Tây Phương đã đổ tiền rất nhiều qua Mông Cổ để điền khuyết vào một chỗ trống sau khi mất đi sự kiểm soát của nhà nước Cộng Sản từ năm 1990 đến nay. Phật Giáo Mông Cổ họ lại có một nguồn hy vọng lớn từ sự ủng hộ của những nhà sư Tây Tạng, những nhà sư Tây Tạng đến từ Ấn Độ và Đức Dalai Lama cũng đặc biệt quan tâm về điều này, Ngài xem như là Ngài có bổn phận đối với người Phật tử Mông Cổ tương tựa như là Ngài có trách nhiệm với một số các quốc gia theo Phật Giáo Mật Tông ở tại Nga.
Ở đây một điều mà chúng tôi rất vui là tại thủ đô Ulan Bator họ xây một Phật đài có tượng Phật đứng cao rất đẹp, chúng tôi nghĩ rằng tượng Phật đứng đó cũng là một niềm vui cho người Phật tử Mông Cổ và cho người Phật tử trên thế giới thấy rằng trong sự phục hồi của đất nước Mông Cổ thì người ta vẫn cố gắng không những làm sống lại một cái gì cổ xưa mà họ dùng hình ảnh của Đức Phật như là một nguồn sống tâm linh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét