Tổng số lượt xem trang

Trang

Chào mừng các bạn đến với "Motthoimongolia"





Số người online -----


web trends

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2020

ANH ĐÀM XUÂN THÀNH GẶP ANH NGUYỄN TRÍ HUỆ TẠI CẦN THƠ

 Nhân chuyến công tác tại Cơ quan Thú y vùng VII (Cần Thơ), Ngày 22/9/2020, tại Cần Thơ, ThS Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y và gia đình đã có cuộc gặp thân mật anh Nguyễn Trí Huệ.


Có lẽ đã rất lâu rồi kể từ khi tốt nghiệp về nước, bây giờ 2 anh mới gặp nhau.

Anh Thành cùng khóa với anh Dương Văn Tri, và Trần Huy Thái (cùng thú y), Nghiêm Trọng Việt, và Trịnh Quang Phong (học Chăn nuôi), sang Mông Cổ năm 1979. 

Anh Thái mất năm 1992 do nấm thần kinh não.

Anh Tri, nguyên Phó Giám đốc Cơ quan Thú y vùng IV (Vinh), anh Việt àm cho Logistíc Nhật, anh Phong làm cho Viện Chăn nuôi, cả 3 đã nghỉ hưu. 

Anh Huệ học cùng lớp Thú y với anh Hồ Văn Hoàng (làm cho Navetco), sang Mông Cổ năm 1981, cả 2 cũng đã nghỉ hưu. Vợ và con anh Huệ hiện sống ở Mỹ.

Anh Thành cùng vợ và con trai chụp kỷ niệm cùng anh Huệ

Anh Thành, anh Huệ cùng các anh, chị Cơ quan thú y vùng Cần Thơ


Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Học bổng diện Hiệp định Chính phủ 2020 đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Mông Cổ

 


Giáo dục 16/09/2020 17:22

(Tổ Quốc) - Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ GDĐT) vừa thông báo tuyển sinh đi học tại Mông Cổ năm 2020 diện Hiệp định Chính phủ với 5 học bổng dài hạn đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Theo đó, Chính phủ Mông Cổ cấp 5 học bổng dài hạn cho lưu học sinh Việt Nam đẻ đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Trong đó, thời gian đào tạo chương trình đại học là 4 năm, chương trình thạc sĩ là 5 năm, chương trình tiến sĩ từ 3-4 năm.

Về chế độ học bổng, Chính phủ Mông Cổ tiếp nhận đào tạo, nghiên cứu miễn phí và cấp học bổng hàn tháng theo quy định của phía Mông Cổ. Phía Việt Nam cấp vé máy bay một lượt đi và một lượt về, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa, bảo hiểm y tế và cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng theo chế độ hiện hành đối với lưu học sinh học bổng Hiệp định.

Học bổng diện Hiệp định Chính phủ 2020 đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Mông Cổ  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Về yêu cầu đối với các ứng viên dự tuyển, ngoài đáp ứng các điều kiện chung về phẩm chất chính trị, sức khỏe, cam kết sau khi hoàn thành chương trình, ngành học đăng kí dự tuyển… Ứng viên cần đáp ứng một trong các yêu cầu về ngoại ngữ như, có bằng đại học, thạc sĩ học tại Mông Cổ bằng tiếng Mông Cổ đối với các trường hợp dự tuyển học thạc sĩ, tiến sĩ bằng tiếng Mông Cổ, nếu ứng viên chưa biết tiếng sẽ được bố trí học một năm dự bị tiếng tại Mông Cổ trước khi vào học chuyên ngành.

Đối với từng học bổng cụ thể, ứng viên cần đáp ứng yêu cầu của học bổng dự tuyển. Trong đó, học bổng đại học dành cho sinh viên hoàn thành năm thứ nhất các đại học, học viện, trường đại học Việt Nam, hệ chính quy tập trung, có kết quả học 3 năm THPT và năm thứ nhất đại học đạt từ 6,5 trở lên. Học sinh tốt nghiệp THPT năm 2020 đã đoạt giải tại các kỳ thi quốc tế, khu vực, quốc gia thuộc các đối tượng được tuyển thẳng vào đại học theo Quy chế tuyển sinh ĐH hiện hành, có kết quả học tập bậc THPT từ 6,5 trở lên.

Đối với học bổng thạc sĩ dành cho người có trình độ đại học đang công tác tại các cơ quan Nhà nước, không quá 35 tuổi, có thời gian công tác tối thiểu 12 tháng kể từ khi có hợp đồng lao động đầu tiên tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ; sinh viên tốt nghiệp đại học với kết quả học tập đạt loại khá trở lên tại Mông Cổ hoặc tại Việt Nam trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ, chưa có quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động và cam kết sau khi hoàn thành khóa học về nước làm việc theo yêu cầu của Nhà nước.

Chương trình học bổng tiến sĩ dành cho người có trình độ thạc sĩ đang công tác tại cơ quan Nhà nước, không quá 45 tuổi, có thời gian công tác tối thiểu 12 tháng kể từ khi có HĐLĐ đầu tiên sau khi tốt nghiệp ĐH, thạc sĩ, tính đến ngày nộp hồ sơ; học viên tốt nghiệp thạc sĩ với kết quả học tập đạt loại khá trở lên tại Mông Cổ hoặc tại Việt Nam trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ, không quá 35 tuổi, chưa có quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng làm việc, HĐLĐ và cam kết sau khi hoàn thành khóa học sẽ về nước làm việc theo yêu cầu của Nhà nước.

Ứng viên quan tâm nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên có thể nộp hồ sơ trực tuyến tại địa chỉ http://tuyensinh.vied.vn/ hoặc chuyển hồ sơ giấy tới Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ GDĐT) trong thời gian đến ngày 25/9/2020.

Trên cơ sở hồ sơ ứng viên gửi, Bộ GDĐT sẽ xem xét, sơ tuyển và đề cử với phía Mông Cổ. Cục Hợp tác Quốc tế sẽ thông báo, hướng dẫn và giải quyết thủ tục để đi học tại Mông Cổ trong tháng 10/2020.

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

160 trung tâm giữ trẻ ở Mông Cổ sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày mai 15/9/2020

 B.Ulziibat, thành viên Hội đồng quản trị của Hiệp hội các Trung tâm Chăm sóc Trẻ em , cho biết trong cuộc họp báo hôm nay, “Có 77.000 trẻ em từ 2-3 tuổi trên cả nước. Trong số này, 3.000 trẻ sẽ được nhận giữ trẻ đến hết năm nay. Nhà nước đã ngân sách 2 tỷ MNT cho các dịch vụ chăm sóc trẻ em. Nhiều người phản đối quyết định này và ủng hộ việc xây dựng nhà trẻ thay vì dịch vụ trông trẻ. Nhưng chúng ta cần suy nghĩ xem lựa chọn nào tốt hơn, xây dựng một nhà trẻ với 100 giường với chi phí 2 tỷ MNT hoặc để trang trải cho 3.000 trẻ em với dịch vụ trông trẻ. Chính phủ và Ủy ban đặc biệt của Bang đã quyết định đưa trẻ em từ 2-3 tuổi vào các dịch vụ chăm sóc trẻ em vào năm 2020-2021. Kết quả là khoảng 160 trung tâm giữ trẻ sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày mai ”.

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

Mông Cổ trong vòng xoáy 'tam quốc'

 Với dân số hơn 3,2 triệu người, Mông Cổ chật vật giữa cuộc đua tranh giành ảnh hưởng của Trung Quốc, Nga và Mỹ.

Thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ trong thời điểm phòng chống dịch Covid-19 /// AFP
Thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ trong thời điểm phòng chống dịch Covid-19

Các động thái của Trung Quốc, Nga và Mỹ ở lục địa Á - Âu đặt chính phủ Mông Cổ vào tình thế tiến thoái lưỡng nan nhưng vẫn cố giữ lập trường trung lập với chiến lược “nước láng giềng thứ 3”, theo tờ South China Morning Post.

Dè dặt trước Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

Hình ảnh Mông Cổ trong cuộc đua tranh giành sức ảnh hưởng của các nước lớn được thể hiện rõ qua vai trò “quan sát viên” trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vốn là một liên minh chính trị, kinh tế và an ninh lục địa Á - Âu.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov hồi tháng 7 kêu gọi Mông Cổ làm thành viên chính thức của SCO, tuy nhiên ông khẳng định Nga không có ý định gây ảnh hưởng đến sự lựa chọn của Mông Cổ.
Các nhà phân tích nhận định Mông Cổ lo ngại việc gia nhập SCO sẽ bị chỉ trích là chống phương Tây, đe dọa mối quan hệ của nước này với Mỹ lẫn phương Tây. Chuyên gia Mendee Jargalsaikhan thuộc Quỹ châu Á - Thái Bình Dương (Canada) cho rằng với danh tiếng “chống lại phương Tây” của SCO, Mông Cổ khó có thể sớm hành động theo lời kêu gọi từ Nga.

“Tam quốc” tranh giành sức ảnh hưởng

Đang giữ ghế Chủ tịch SCO năm nay, Nga muốn chào đón Mông Cổ làm thành viên chính thức SCO vì quân đội Mông Cổ nhận vũ khí, tập trận chung thường niên với Nga kể từ năm 2008, theo chuyên gia Dmitry Stefanovich tại Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (Nga).
Nga đồng thời thúc đẩy việc mở rộng SCO, bao gồm tái cân nhắc nỗ lực xin làm thành viên của Iran. “Những động thái này cho thấy Nga muốn giữ vị thế dẫn đầu trong SCO, cùng lúc làm giảm sức ảnh hưởng và quyền lực mềm của Trung Quốc trong tổ chức này”, chuyên gia Raffaello Pantucci tại Viện Nghiên cứu RUSI (Anh) nhận định.
Về phía Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường hợp tác và kêu gọi Mông Cổ gia nhập SCO kể từ khi ông Khaltmaagiin Battulga nhậm chức tổng thống hồi năm 2017, theo AFP. Chuyên gia Pantucci cho rằng Trung Quốc cũng muốn Mông Cổ là thành viên SCO nhằm loại trừ “khuynh hướng nghiêng về phương Tây”. Bên cạnh đó, Bắc Kinh lo ngại Mông Cổ có thể trở thành cơ sở để phương Tây “can thiệp hoặc thúc đẩy nền dân chủ ở sân sau của Trung Quốc”, theo ông Pantucci.
Tuy Mỹ không quan tâm nhiều đến SCO, nhưng Washington muốn Mông Cổ duy trì thể chế dân chủ và tăng cường mối quan hệ với các quốc gia khác, nhất là tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, theo chuyên gia Alicia Campi thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ).
Chuyên san Nikkei Asian Review đánh giá SCO chưa đủ sức hấp dẫn để Mông Cổ phải quyết định gia nhập. Theo ông Campi, sức ảnh hưởng của SCO đã bị suy giảm do không có quy tắc rõ ràng nhằm bảo vệ thành viên về mặt chính trị lẫn quân sự như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Do đó, Mông Cổ vẫn giữ vai trò “quan sát viên” của SCO suốt 16 năm qua, tiếp tục duy trì chính sách “nước láng giềng thứ 3” và nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác với các nước phương Tây. Bên cạnh Nga, Trung Quốc, các quốc gia được Mông Cổ xem là “láng giềng thứ 3” bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU) và Hàn Quốc.
Được thành lập năm 2001, SCO ban đầu bao gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan, sau đó Ấn Độ và Pakistan gia nhập năm 2017. SCO có 4 quốc gia tham gia với vai trò “quan sát viên” là Afghanistan, Belarus, Iran, Mông Cổ và 6 đối tác đối thoại gồm Armenia, Azerbaijan, Campuchia, Nepal, Sri Lanka và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài những cuộc tập trận chung chống khủng bố và mối đe dọa an ninh khác, các quốc gia thành viên SCO còn hợp tác để giải quyết nạn buôn bán ma túy và đảm bảo an ninh mạng.

ĐẠI SỨ VN TẠI MÔNG CỔ THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TỈNH ZAVKHAN

 Mới đây, Đại sứ Đoàn Thị Hương cùng đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Zavkhan nhằm tìm hiểu tiềm năng và thế mạnh của Zavkhan, từ đó, thiết lập quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Zavkhan, ông Tsangia Balkhyarvaa cùng các lãnh đạo của tỉnh đã tiếp và làm việc với đoàn.

dai su viet nam tai mong co lam viec voi tinh zavkhan

Đại sứ Đoàn Thị Hương làm việc với Chủ tịch huyện Telmen, tỉnh Zavkhan.

Tại buổi làm việc, Đại sứ Đoàn Thị Hương đã thông tin ngắn gọn về tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam; những thế mạnh của Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế, du lịch, nông nghiệp, y tế, công nghệ thông tin… mà hai bên có thể đầu tư hợp tác.

Đại sứ nhấn mạnh, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/8, là cơ hội lớn để Việt Nam và Mông Cổ để tăng cường hợp tác, thúc đẩy hoạt động đầu tư và hướng tới xuất khẩu các sản phẩm chủ đạo sang thị trường châu Âu. Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Mông Cổ đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam với tinh thần đôi bên cùng có lợi. Đại sứ Đoàn Thị Hương khẳng định, khi đặt chân vào thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp Mông Cổ sẽ có cơ hội tiếp cận rộng rãi với thị trường ASEAN, thị trường của các hiệp định thương mại tự do và gợi mở.

Bày tỏ sự vui mừng được đón tiếp đoàn công tác của Đại sứ quán, Chủ tịch Tsangia Balkhyarvaa đã giới thiệu khái quát về đặc điểm kinh tế, văn hóa, điều kiện tự nhiên của tỉnh Zavkhan. Theo Chủ tịch Balkhyarvaa, Zavkhan có phong cảnh thiên nhiên đẹp, có nhiều danh lam thắng cảnh mang nét đặc trưng của Mông Cổ; khí hậu thiên nhiên ưu đãi nên trồng trọt, chăn nuôi phát triển; hệ thống giao thông tốt, kết nối với thủ đô Ulaanbaatar và các tỉnh miền Tây của Mông Cổ dễ dàng.

Đặc biệt, Zavkhan có sân bay Donoi - sân bay nội địa mới được đầu tư, nâng cấp với tần suất 8 chuyến bay/tuần; trong thời gian tới, sân bay Donoi sẽ tiếp tục được đầu tư nâng cấp mở rộng đường băng để đáp ứng tiêu chuẩn đón các máy bay cỡ lớn, hướng tới việc mở các tuyến bay quốc tế đi/đến tỉnh Zavkhan. Do đó, rất thuận lợi trong hợp tác du lịch và đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt.

Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Zavkhana bày tỏ mong muốn, Đại sứ quán sẽ là cầu nối giúp tỉnh trao đổi đoàn và học tập kinh nghiệm với các địa phương của Việt Nam trong thời gian tới để trực tiếp tìm hiểu tiềm năng và cơ hội phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam.

dai su viet nam tai mong co lam viec voi tinh zavkhan
Đại sứ Đoàn Thị Hương chụp ảnh lưu niệm với các vận động viên xuất sắc của tỉnh Zavkhan.

Nằm trong chương trình làm việc, Đại sứ Đoàn Thị Hương và đoàn công tác đã thăm và khảo sát sân bay Donoi, thăm một số cơ sở du lịch, cơ sở cung ứng máy móc phục vụ nông nghiệp, nông trường chuyên canh sản phẩm nông nghiệp và một số cơ sở chăn nuôi, chế biến các sản phẩm từ gia súc.

Ông Togor, một trong những chủ doanh nghiệp làm ăn hiệu quả của tỉnh Zavkhan, người từng học tại Đại học Ngoại thương tại Việt Nam, nguyên là Chủ tịch huyện Telmen, tỉnh Zavkhan, bày tỏ mong muốn kết nối với các công ty du lịch Việt Nam để thúc đẩy hợp tác du lịch giữa các vùng miền của hai đất nước, nhất là hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu phục vụ du lịch trên các con hồ xinh đẹp và rộng lớn trên đỉnh núi cao của tỉnh Zavkhan. Đây sẽ là loại hình du lịch độc đáo, mang nét đặc trưng của Mông Cổ, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Tại buổi làm việc với đoàn, ông Togor chia sẻ: “Tôi vô cùng cảm ơn Chính phủ Mông Cổ và Chính phủ Việt Nam đã cho tôi cơ hội được học tập tại đất nước Việt Nam tươi đẹp. Những bài học và kinh nghiệm thực tiễn được học từ trường đại học và từ các đối tác, bàn bè tại Việt Nam đã giúp ích rất nhiều cho tôi trong việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp, đóng góp cho mô hình phát triển kinh tế của địa phương. Tôi mong rằng, trong thời gian tới, các dự án về phát triển mô hình du lịch và chăn nuôi, trồng trọt của tôi với các đối tác tại Việt Nam sẽ thúc đẩy kim ngạch thương mại giữa hai nước và góp phần nhỏ bé vào sự phát triển quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời giữa Việt Nam và Mông Cổ”.

Cũng trong chuyến thăm, làm việc, Đại sứ Đoàn Thị Hương đã có buổi gặp gỡ, nói chuyện, động viên và trao tặng quà cho các vận động viên xuất sắc đang tập trung rèn luyện để tham gia Hội thi thể thao của tỉnh Zavkhan.

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

Trang trọng kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2/9 tại Mông Cổ

 Ngày 1/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

3748-image-1

Đại sứ Cuba tại Mông Cổ Raul Delgado Concepcion chúc mừng 75 năm Quốc khánh Việt Nam.

Tham dự Lễ kỷ niệm có Đại sứ Cuba, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Lào tại Mông Cổ, Chủ tịch Hội Hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam, toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, đại diện Ban chấp hành Hội Người Việt Nam và sinh viên Việt Nam đang làm ăn sinh sống, học tập tại Mông Cổ.

Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Đại sứ Đoàn Thị Hương đã nêu bật ý nghĩa to lớn của Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9 và điểm lại một số thành quả Việt Nam đạt được trong những năm qua. Đại sứ nhấn mạnh, 75 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao; an ninh, chính trị được giữ vững. Đất nước Việt Nam ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế trong khu vực và quốc tế…

Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử đó là minh chứng cho tinh thần, ý chí mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, tiến bước mạnh mẽ trên con đường 75 năm cách mạng vẻ vang, Việt Nam đang vươn tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế và đóng góp tích cực, có trách nhiệm cho hoà bình, hợp tác tại khu vực và trên toàn cầu.

Điểm lại những thành tựu trên lĩnh vực ngoại giao, Đại sứ cho biết, đây cũng là dịp kỷ niệm 75 thành lập ngành ngoại giao (28/8/1945-28/8/2020). Trong suốt 75 năm trưởng thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự dìu dắt trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, ngoại giao Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, góp phần quan trọng vào những thắng lợi vẻ vang trong lịch sử hào hùng của dân tộc…

Ngày nay, trong bối cảnh thế giới nói chung, Việt Nam và Mông Cổ nói riêng đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có thách thức, khó khăn dịch Covid-19 gây ra. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ, nhân viên Đại sứ quán phải sớm thích nghi với tình hình mới để thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo an toàn chống dịch, vừa thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, ngoại giao… giữa Việt Nam và Mông Cổ tiếp tục phát triển đi lên.

"Đạt được những thành tựu đó, chúng tôi luôn ghi nhớ và trân trọng sự ủng hộ, hỗ trợ hiệu quả và quý báu của nhiều quốc gia, bạn bè, cộng đồng quốc tế, nhất là của nước có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời là Mông Cổ và các nước có quan hệ đặc biệt với Việt Nam như Cuba và Lào…”, Đại sứ Đoàn Thị Hương khẳng định.

Đại biện lâm thời Đại sứ quán Lào tại Mông Cổ Bulvath Ketsouvanh chia sẻ, được tham dự Lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Việt Nam là niềm tự hào, là vinh dự lớn. Lào và Việt Nam là hai nước láng giềng có mối quan hệ đặc biệt thân thiết.Dự Lễ kỷ niệm, các đại biểu đều bày tỏ sự phấn khởi về những thành tựu trong phát triển, đổi mới của Việt Nam. Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Cuba Raul Delgado Concepcion xúc động nói: Tôi rất vinh dự được tham gia Lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Việt Nam. Quốc khánh là một ngày trọng đại đối với không chỉ người dân Việt Nam mà còn là niềm vui của nhân dân Cuba. Bởi lẽ, Việt Nam và Cuba có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp lâu đời, là những người anh em thân thiết. Cuba luôn bên cạnh đồng hành cùng các bạn Việt Nam".

Cùng chung cảm xúc, Giáo sư S. Dashtsevel,Chủ tịch Hội Hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam nói: “Tôi đã dự nhiều lễ kỷ niệm Quốc khánh của Việt Nam, mỗi lần đều để lại cho tôi cảm giác tươi mới và cung bậc cảm xúc khác nhau. Trong 3 năm qua, Đại sứ quán Việt Nam đã làm được rất nhiều việc, đặc biệt là thúc đẩy hợp tác kinh tế, du lịch, giáo dục, an ninh, quốc phòng… phát triển vược bậc, đóng góp lớn cho phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và Mông Cổ. Đại sứ quán là cầu nối vững chắc cho mối quan hệ giữa hai nước".

Chào mừng các bạn đến với MỘT THỜI MONGOLIA ĐỂ NHỚ

Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)