Tổng số lượt xem trang

Trang

Chào mừng các bạn đến với "Motthoimongolia"





Số người online -----


web trends

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2023

KẾT QUẢ THI OLYMPIC QUỐC TẾ CỦA HOC SINH MÔNG CỔ NĂM 2023


1) Kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 55 (IChO 2023) được tổ chức tại Zurich, Thụy Sĩ từ ngày 16 đến 25/7, với sự tham gia của 348 học sinh đến từ 87 quốc gia đã tranh tài về kiến ​​thức và trí tuệ, Mông Cổ đã giành được 2 giải đồng và 1 giải đặc biệt.


Cụ thể, 4 học sinh đại diện Mông Cổ dự thi Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 55:

  •  Huy chương đồng của A. Amartuvshin, học sinh trường "Orchlon"
  • B. Nomin-Undrah, học sinh trường "Orchlon", huy chương đồng
  • B. Ermoonbold, học sinh của trường "New Mông Cổ Harumafuji", đã giành được giải đặc biệt.

2) Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế lần thứ 53 được tổ chức tại Tokyo, thủ đô Nhật Bản, từ ngày 10 đến ngày 17 tháng 7 năm 2023. 


Hơn 450 học sinh từ hơn 90 quốc gia đang tham gia kỳ thi Olympic này, và đội Mông Cổ đã giành được 1 huy chương bạc, 2 huy chương đồng và 1 giải thưởng. 


- O. Anirchuluu, học sinh Trường Thánh, huy chương bạc, 

- G. Azjargal, học sinh trường Sant, huy chương đồng, 

- Học sinh Trường Thế Hệ Mới G. huy chương đồng Batbayar, 

- L. Dolgoon, học sinh khối 11, đạt giải. 


Trong số học sinh này, O. Anirchuluu đã 3 năm liền đoạt huy chương (2 bạc, 1 đồng) tại kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế, còn 2 học sinh khối 10 lần đầu tiên đoạt huy chương đồng. L. Dolgoon, người giành được suất đặc cách, đã giành huy chương đồng tại kỳ thi Olympic Vật lý châu Á. 

Olympic Toán quốc tế tổ chức tại Chiba, Nhật Bản .

 

3) Mông Cổ đã giành được một vàng, bốn đồng và một vị trí đặc biệt trong kỳ thi Olympic Toán Quốc tế Cụ thể, Delgerdalayin Erelt đã giành HCV với 35 điểm và trở thành người đoạt HCV thứ 7 của Mông Cổ và là học sinh thứ 6 đoạt HCV Olympic Toán quốc tế.


A. Iveel và T. Saikhanbileg giành huy chương đồng với 23 điểm mỗi người, H. Nursoltan với 21 điểm và B. Tenunsaikhan với 19 điểm .


 4) kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 34 tổ chức tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất từ ​​ngày 3-11/7/2023, đội tuyển Mông Cổ đang mang về cho nước nhà bộ đôi huy chương đồng và một suất đặc cách.

 

Học sinh lớp 11 trường Shini-Yue G. Michel đạt huy chương đồng, học sinh lớp 12 trường Shini Ekhel T. Namuun huy chương đồng và học sinh lớp 11 trường Lyceum Baikal-Ekh G. Ireedui giành suất đặc cách .


Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2023

Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Hòa Bình thăm và làm việc tại tỉnh Tuv (Mông Cổ)

(HBĐT) - Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chương trình thăm và làm việc tại tỉnh Tuv, nước Mông Cổ, sáng 27/7, đoàn công tác của HĐND tỉnh Hòa Bình do đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã dự Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh Tuv, nước Mông cổ.


Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình tặng quà lưu niệm, cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu và sự giúp đỡ của HĐND tỉnh Tuv, nước Mông Cổ. 

Chiều cùng ngày, đoàn công tác của HĐND tỉnh Hòa Bình đã gặp gỡ và làm việc song phương với HĐND tỉnh Tuv. Tiếp và làm việc với đoàn có ông Ts.Jambalsuren, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuv và các đại biểu HĐND tỉnh Tuv, nước Mông Cổ.

Trên cơ sở Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Tuv, nước Mông Cổ theo sự phân công hợp tác của Chủ tịch Quốc hội hai nước Việt Nam và Mông Cổ, thay mặt đoàn công tác, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu, trọng thị và sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của HĐND tỉnh Tuv, nước Mông Cổ đối với đoàn.

Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh đã thông tin khái quát về tình hình phát triển KT-XH của tỉnh Hòa Bình năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023; giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Mong muốn năm 2023 và những năm tiếp theo, tỉnh Tuv, nước Mông Cổ tiếp tục thực hiện nội dung Bản ghi nhớ giữa hai bên và triển khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch hợp tác. Đồng chí nhấn mạnh: tỉnh Hòa Bình sẽ hợp tác với tỉnh Tuv, nước Mông Cổ trên nhiều lĩnh vực về nông nghiệp, bao gồm cả chăn nuôi gia súc, canh tác. Tạo điều kiện để doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình tổ chức nghiên cứu thị trường, liên doanh, hợp tác với các doanh nghiệp tỉnh Tuv trong lĩnh vực du lịch, xuất khẩu đồ gỗ, hàng hóa nông sản như dược liệu, tinh dầu, cam, bưởi... sang thị trường Mông Cổ và nhập khẩu thịt dê, thịt cừu, thịt ngựa, các sản phẩm, nguyên liệu từ lông và da thú.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Ts.Jambalsuren, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuv, nước Mông Cổ bày tỏ niềm vinh hạnh được đón tiếp đoàn công tác tỉnh Hòa Bình đã đến thăm, làm việc tại tỉnh và dự Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh Tuv. Sau khi xem video giới thiệu về những tiềm năng, lợi thế của tỉnh Hòa Bình, ông Ts.Jambalsuren bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai tỉnh ngày càng bền chặt hơn, nhất là về nông nghiệp, văn hóa, du lịch... Trong thời gian tới, tỉnh Tuv, nước Mông Cổ sẽ cử các chuyên gia cao cấp sang khảo sát, nghiên cứu thị trường, khí hậu… để hợp tác, đề xuất được mở các tuyến du lịch và xuất khẩu thịt, các sản phẩm về thịt, cao ngựa, thuộc da sang tỉnh Hòa Bình.

Trong chương trình, đoàn công tác của tỉnh Hòa Bình đã gặp gỡ 3 nghị sĩ Quốc hội Mông Cổ được bầu cử ở tỉnh Tuv là ngài Tuvaan.Ts, ngài Enkhbold.N, ngài Batjargal.J; tham gia các hoạt động Lễ hội Naadam nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh Tuv, nước Mông Cổ.


Minh Toàn (Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh) - P.V (TH)

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2023

Công an nuôi ngựa ở Bá Vân

 

Trung tá Nguyễn Ngọc Hưng, Đoàn trưởng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Kỵ binh (Bộ Tư lệnh CSCĐ - K02, Bộ Công an) vẫn nhớ như in, cách đây hơn 3 năm - ngày 4-5/1/2020, Đoàn tiếp nhận hơn 100 chú ngựa từ Mông Cổ về Việt Nam. 

Những đêm trước ngày về, trong cái lạnh buốt giá của sa mạc Gobi, anh Hưng và các đồng đội lo lắng đến mất ngủ.

Được giao nhiệm vụ mới, mặc dù đã công tác trên dưới 20 năm trong ngành, anh vẫn ngổn ngang những mối lo - liệu rằng đơn vị có hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó trong thời gian tới. 

Cách đó 4 tháng, anh và các chỉ huy cao nhất của Đoàn vẫn đang công tác tại Cục Quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ. Từ ngày có chủ trương cho đến khi nhận bàn giao hơn 100 chú ngựa giống Mông Cổ, đoàn kỵ binh chỉ có 4 tháng để chuẩn bị mọi thứ về cơ sở vật chất, nhân lực, kiến thức…

Chính vì thế, Bộ Công an quyết định chọn khu vực đất nằm trên đồi Bá Vân thuộc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi (xã Bình Sơn, TP Sông Công, Thái Nguyên) làm “trụ sở chính” cho Đoàn CSCĐ Kỵ binh.

Ở đây, đoàn nhận được sự hỗ trợ, truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức từ các chuyên gia của Trung tâm - nơi có lịch sử hơn 60 năm chăn nuôi và nghiên cứu đại gia súc cho mục đích y học và thú y, trong đó chủ yếu nuôi 2 loài trâu và ngựa. 

Ngoài ra, để sẵn sàng tiếp nhận và chăm sóc hơn 100 con ngựa, đoàn cũng nhận được sự hỗ trợ của 7 chuyên gia tới từ Mông Cổ trong thời gian đầu. Trung tá Nguyễn Ngọc Hưng cho biết, đoàn kỵ binh được như ngày hôm nay không thể thiếu sự giúp đỡ tích cực từ các chuyên gia về chăn nuôi, thú y tới từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên. 

Đại uý Nguyễn Anh Vũ - Phó đội trưởng Đội Chăn nuôi thú y - cho biết, để có được đàn ngựa khoẻ mạnh như hiện tại, cả đoàn gần 200 cán bộ đã vượt qua rất nhiều thử thách, đặc biệt là giai đoạn đầu.

Thử thách đầu tiên mà anh và các đồng đội phải xử lý ngay sau khi đón ngựa về là chúng bị mệt vì thay đổi môi trường sống. Biểu hiện của đàn ngựa là hay nằm xuống, giống như ông cha ta từng nói “ngựa nằm là rất nguy hiểm”. Lúc này, các chiến sĩ phải liên tục hỗ trợ nâng ngựa dậy, dắt chúng ra ngoài để đi lại, tránh căng cơ, kích thích tiêu hoá.

“Tối nào tôi cũng phải xuống chuồng ngựa để canh chừng. Cứ khi nào ngựa nằm xuống thì tôi lại hỗ trợ nâng đứng dậy. Những hôm ngựa bị đau bụng do thay đổi môi trường, thời tiết, anh em phải thức đêm, bản thân tôi từng mắc võng ngủ cùng ngựa” - Đại uý Vũ chia sẻ.

Vấn đề quan trọng tiếp theo là nguồn thức ăn. Ở Mông Cổ, ngựa sống trong điều kiện chăn thả tự nhiên, ăn trên đồng cỏ bằng một loại cỏ họ đậu rất giàu dinh dưỡng. Về Việt Nam, cỏ có một số nhược điểm. “Ưu điểm của cỏ ở đây là mọc nhanh, nhiều. Tuy nhiên, về mặt dinh dưỡng thì nguồn thức ăn này cần bổ sung. Vì thế, các cán bộ cùng chuyên gia đã quyết định cho ngựa ăn thêm thức ăn tổng hợp”.

Sau hơn 1 tháng, các anh đã cơ bản đưa ra một thực đơn ổn định, đảm bảo đủ dinh dưỡng, đủ định lượng, giờ ăn, thức ăn phù hợp lứa tuổi… để áp dụng lâu dài.

Đến nay, có những con ngựa đã tăng 70-80kg so với ngày mới về. Mọi thứ từ bữa ăn cho tới cách xử lý ngựa bệnh đã được xây dựng thành một quy trình bài bản.

Từ hơn 100 chú ngựa được tặng ban đầu, trong hơn 3 năm qua, Đoàn CSCĐ Kỵ binh đã đỡ đẻ thành công gần 40 ngựa con, tăng số lượng đàn lên khoảng 140 con. 

Đại uý Anh Vũ vẫn nhớ từng lần tự tay đỡ đẻ cho ngựa trong đêm. Với anh, mỗi chú ngựa sinh ra đều được nâng niu, chăm sóc giống như một đứa trẻ thực sự.

Khi từ Mông Cổ trở về, trong số hơn 100 con ngựa đã có 3 ngựa cái đang mang thai. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia Mông Cổ, Đại uý Vũ phải nắm bắt ngay các kiến thức về sinh sản của ngựa. 

2h sáng một đêm tháng 4/2020, cả đoàn thức trắng canh ngựa đẻ, như Đoàn trưởng Hưng ví von “mỗi lần ngựa đẻ là đơn vị như có hội”.

Giống như con người, ngựa con chào đời sẽ được cắt rốn, hút dịch trong khoang miệng, mũi, lau khô người... Nếu sau khi sinh, ngựa con không thể tự đứng dậy để bú mẹ thì các cán bộ sẽ hỗ trợ. 

Đại uý Vũ vẫn nhớ kỷ niệm với chú ngựa con thứ 3 chào đời ở Đoàn. Đó cũng là lần sinh đẻ đầu tiên mà anh phải tự xoay xở mà không có các chuyên gia Mông Cổ và lần đầu tiên ngựa con là một “cô công chúa”. 

Ca sinh nở diễn ra suôn sẻ, nhưng anh Vũ quan sát thấy ngựa mẹ rất ít sữa. Ngay lập tức, anh tham mưu với ban lãnh đạo “nuôi bộ” chú ngựa con này bằng cách cho uống sữa bột của trẻ sơ sinh. 

Khi ra cửa hàng mua sữa bột cho trẻ từ 0-6 tuổi, anh Vũ bị hỏi “mua sữa cho con à?” - một kỷ niệm mà đại uý sinh năm 1992 sẽ không bao giờ quên.

Các cán bộ, chiến sĩ thay phiên nhau, cứ 3 tiếng pha sữa và cho ngựa bú bình một lần, y hệt trẻ sơ sinh. Anh em cũng tìm cách kích thích cho ngựa mẹ về sữa nhiều hơn bằng cách thay đổi chế độ ăn uống.

Rất may là chỉ sau 2 ngày, bên Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi có 1 ngựa mẹ mới sinh. Hàng ngày, Đoàn cử người sang vắt sữa ngựa mẹ bên ấy, xin mang về bên này cho ngựa con ăn. Sau 20 ngày kích thích sữa về, ngựa mẹ của Đoàn đã có đủ sữa cho ngựa con ăn. 

Đặc tính của ngựa là loài bị săn mồi nên thường đẻ ban đêm. Vì thế, có những thời điểm, anh Vũ cùng các chiến sĩ phải ăn ngủ cùng ngựa suốt 2 tháng trời để canh ngựa đẻ, chăm sóc ngựa mẹ, ngựa con. 

Ở những tháng cuối thai kỳ - thường là từ tháng thứ 9, thứ 10 - ngựa mẹ sẽ được tách ra, không chăn thả cùng đàn. Chúng được thả ở những địa hình bằng phẳng hơn để vận động nhẹ nhàng, được ăn chế độ riêng, đồng thời cũng được khuyến khích vận động để dễ sinh đẻ. 

Hiện tại, đàn ngựa được chia thành 2 nhóm - một nhóm có nhiệm vụ tập luyện cho các mục tiêu chiến đấu, một nhóm chuyên dùng để phối giống, sinh sản. 

Cứ thế, nhờ những kinh nghiệm và kiến thức được tích lũy sau mỗi lần thực hành, các cán bộ chiến sĩ của Đoàn ngày một tự tin hơn trong tất cả các khâu chăm sóc, chữa bệnh, phối giống, hỗ trợ ngựa sinh sản… 

Đến nay, gần 40 ngựa con chào đời chính là thành quả chứa đựng rất nhiều mồ hôi, tâm huyết của các chiến sĩ sau hơn 3 năm. 

Vui mừng nhất là khi những chú ngựa đầu tiên mang thai và sinh nở thành công ở đồi Bá Vân, bởi đó chính là dấu hiệu cho thấy rõ nhất sự thích nghi và phát triển tốt của một giống ngựa thuần chủng trong môi trường mới.

Cách đây khoảng 2 tháng, Đoàn đón một chú ngựa con đặc biệt - là thế hệ “cháu” đầu tiên của đàn ban đầu. 

Việc mà Đội Chăn nuôi thú y của anh Vũ đang đặt mục tiêu trong giai đoạn này là lai tạo ra những giống ngựa mới, thừa hưởng những đặc tính nổi trội của ngựa bố mẹ để làm tốt hơn các nhiệm vụ theo hướng chiến đấu trong tương lai.

Đoàn đã lai tạo thành công một trường hợp là con của ngựa đực Mông Cổ và ngựa cái giống ngoại sẵn có ở Trung tâm. Ngựa con được thừa hưởng đặc tính bền bỉ, kỷ luật tốt của ngựa Mông Cổ và thể hình cao lớn của ngựa ngoại, hiện đã hơn 1 năm tuổi, đang phát triển khoẻ mạnh, với tốc độ còn nhanh hơn các con ngựa giống Mông Cổ cùng đàn.

Đại uý Vũ chia sẻ, mục tiêu của Đoàn trong thời gian tới là tìm ra công thức lai để phát triển đàn ngựa lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng.

Nhìn lại chặng đường hơn 3 năm qua, Trung tá Nguyễn Ngọc Hưng cảm thán: “Đúng là muôn vàn khó khăn, với quá nhiều mày mò, vừa nghiên cứu vừa triển khai”. 

Những ngày tháng từ cán bộ cấp tá cho tới chiến sĩ thay nhau lo lắng, túc trực ở chuồng ngựa đã được đền đáp. Đàn ngựa gần 140 con hiện phát triển khoẻ mạnh, tăng cân và có khả năng sinh sản tốt, giống như ở môi trường bản địa. 

Bài: Nguyễn Thảo

Ảnh: Phạm Hải - Văn Dân

Video: Đức Yên

Thiết kế: Nguyễn Cúc

Thứ Sáu, 21 tháng 7, 2023

Rút ngắn “đường bay” Hòa Bình – Mông Cổ

 (Bài Phóng sự của Thúy Hằng đăng trên báo điện tử tỉnh Hòa Bình)

(HBĐT) - Mông Cổ sẽ xuất khẩu sang Việt Nam thịt dê, cừu đông lạnh và nhập khẩu từ Việt Nam máy móc, thiết bị hoặc liên doanh để xây dựng Nhà máy chế biến rau quả, khoai tây tại tỉnh Tuv (Mông Cổ). Tỉnh Tuv tạo điều kiện để tỉnh Hòa Bình tiếp thị, quảng bá và xuất khẩu các sản phẩm nông sản địa phương, gỗ ép, sản phẩm thủ công mỹ nghệ… tại thị trường Mông Cổ. Đó là phần "lõi” trong nội dung cuộc hội đàm giữa Thường trực HĐND tỉnh Hòa Bình với Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Tuv (Mông Cổ) diễn ra tại tỉnh ta vào đầu tháng 10/2018. Đây được coi là bước tiến mới trong lộ trình tăng cường mối quan hệ ngoại giao giữa chính quyền và nhân dân hai tỉnh từ hai đất nước khá xa xôi Việt Nam - Mông Cổ.

Tháng 10/2018, Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Tuv do ngài TS. Enkhbat, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuv làm trưởng đoàn đã đáp chuyến bay dài qua 3 chặng để đến thăm vùng đất, con người của Hòa Bình. Tôi may mắn có mặt trong suốt hành trình của đoàn và đã thấy rõ những tình cảm chân thành, trọng thị của những người bạn đến từ đất nước xa xôi dành cho tỉnh ta. Khi đến chào xã giao đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Tỉnh, ngài TS. Enkhbat, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuv đã bày tỏ cảm nhận của riêng mình: Tuy cách xa về mặt địa lý, nhưng Hòa Bình và tỉnh Tuv có nhiều nét tương đồng. Cùng là tỉnh giáp ranh với thủ đô của đất nước, có tiềm năng, thế mạnh về lĩnh vực nông nghiệp, du lịch…

 


Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Tuv (Mông Cổ) cùng lãnh đạo HĐND tỉnh ta thăm quan và chụp ảnh lưu niệm tại vùng cam Cao Phong.

Theo lời giới thiệu của ngài TS. Enkhbat: Đất nước Mông Cổ rộng lớn với những thảo nguyên bao la, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi đại gia súc và khai khoáng. Với tỉnh Tuv, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp của tỉnh hiện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc nội của đất nước. Đàn gia súc của tỉnh duy trì4,7 triệu con, đứng thứ 3 trong các tỉnh chăn nuôi gia súc ở Mông Cổ. Với sản lượng 18-26 ngàn tấn khoai tây, 8-11 ngàn tấn rau quả, hàng năm, tỉnh Tuv không chỉ cung cấp đủ nguồn thịt, sữa, rau, củ cho Thủ đô Ulanbator mà còn dư để xuất khẩu. Hiện, khoảng 70% sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Mông Cổ được sản xuất từ tỉnh Tuv.

Cùng với những thông tin giới thiệu về vùng đất, con người của tỉnh Tuv nói riêng, đất nước Mông Cổ nói chung là lời đề nghị củng cố, thắt chặt hơn mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền và nhân dân hai tỉnh.

Đáp lại lời đề nghị chân tình của những vị khách đến từ thảo nguyên bao la, ấm áp những bản tình ca du mục, trong những ngày ở Hòa Bình, Thường trực HĐND tỉnh đã dẫn đoàn đi thăm mô hình phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại huyện Mai Châu; thăm vùng cam Cao Phong và Khu công nghiệp Lương Sơn. Đến mỗi nơi, những người bạn Mông Cổ đều bày tỏ sự ngạc nhiên, thú vị và cho rằng: Hòa Bình - nơi đậm đà bản sắc văn hóa, ấm áp tình người và năng động trong phát triển kinh tế, xã hội cũng như hội nhập.


Lãnh đạo Công ty TNHH Minh Trung giới thiệu sản phẩm cháo sen bát bảo Minh trung với những người bạn đến từ đất nước Mông Cổ. 

Trong đoàn khách quýt tỉnh Tuv, ngoài các đại biểu HĐND tỉnh còn có đại diện một số doanh nghiệp, Giám đốc Ngân hàng Trung ương Mông Cổ - Chi nhánh tỉnh Tuv, Giám đốc đoàn nghệ thuật tỉnh. Thưởng thức những trái cam thanh, ngọt và không gian ngợp mắt của nhà vườn Thủy Nga ở khu 6, thị trấn Cao Phong, người nghệ sỹ duy nhất trong đoàn vui tay kéo đàn Morin Khuur (một nhạc cụ truyền thống của Mông Cổ) và cất cao giọng hát bằng cổ họng (lối hát đồng song thanh - khoomei/khomij của người Mông Cổ). Hay, độc, lạ, tất cả say sưa cùng điệu nhạc, tạm quên đi sự khác biệt về ngôn ngữ.

Mang theo lời đề nghị cùng hợp tác, phát triển, đến với Khu công nghiệp Lương Sơn, đại diện các doanh nghiệp của tỉnh Tuv say sưa tìm hiểu về cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Sự ủng hộ của chính quyền đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Tiềm năng, thế mạnh để phát triển công nghiệp của Hòa Bình là gì và đã được khai thác ra sao…? Nếm thử những sản phẩm đồ hộp được sản xuất tại Nhà máy Cháo sen bát bảo Minh Trung, những người bạn Mông Cổ đặt câu hỏi: Các sản phẩm này đã được xuất khẩu tới các nước trong khu vực và trên thế giới? Câu hỏi đầy ẩn ý vì đất nước Mông Cổ có đặc trưng là thảo nguyên bao phủ. Nếu nói về các sản phẩm lương thực, nước bạn sản xuất chủ yếu lúa mì, lúa mạch và khoai tây nên khi thử những món ăn được làm từ ngũ cốc họ cảm nhận dư vị đặc biệt. Hơn thế, đất nước Mông Cổ có khí hậu hết sức khắc nghiệt: lạnh tới - 30 độ C vào mùa đông và nóng tới 37 độ C vào mùa hè, đại đa số người dân sống bằng nghề chăn thả du mục nên họ đặc biệt quan tâm tới những sản phẩm đồ hộp.

Nắm bắt được "ẩn ý” trong câu hỏi của một doanh nhân Mông Cổ, ông Nguyễn Đắc Minh, Tổng giám đốc Công ty TNHH Minh Trung, người sáng lập ra dòng sản phẩm cháo sen bát bảo đưa lời quảng bá: Cho đến nay, các sản phẩm của cháo sen bát bảo Minh Trung đã có mặt ở hầu khắp các siêu thị, trung tâm thương mại trên toàn quốc và đã được xuất khẩu sang một số nước trên thế giới như Tazania, Nga, Nam Phi… những quốc gia, lãnh thổ ưa chuộng thực phẩm đồ hộp.

Trên cơ sở Bản ghi nhớ hợp tác giữa HĐND tỉnh Tuv và HĐND tỉnh Hòa Bình được ký kết vào tháng 3/2018 thì chuyến thăm Hòa Bình của Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Tuv lần này là chuyến công du mang nhiều mục đích. Trong đó, mục đích chính là thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về kinh tế và phát triển mối quan hệ ngoại giao giữa chính quyền và nhân dân hai tỉnh. Vì lẽ đó, tại cuộc hội đàm giữa Thường trực HĐND hai tỉnh được tổ chức vào ngày 5/10/2018 tại Hòa Bình, hai bên đã thống nhất một số nội dung: Tỉnh Hòa Bình sẽ tổ chức chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Tuv vào đầu năm 2019 nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, xúc tiến hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng, đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh.

Về nội dung hợp tác, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh gợi mở: Các doanh nghiệp của tỉnh Hòa Bình sẽ tổ chức nghiên cứu thị trường, tiến tới liên doanh, hợp tác với các doanh nghiệp của tỉnh Tuv để đầu tư các dự án lĩnh vực khai khoáng, xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn… tại tỉnh Tuv. Mở rộng kết nối thị trường xuất khẩu hàng may mặc, linh kiện điện tử, chế biến lâm sản giữa hai tỉnh. Xuất khẩu thịt lợn, gà, cá lòng hồ Hòa Bình, rau, cam, bưởi, gỗ và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ… sang thị trường Mông Cổ. Đồng thời, nhập khẩu thịt dê, cừu, ngựa, lạc đà và các sản phẩm, nguyên liệu từ lông, da thú của Mông Cổ sang thị trường Việt Nam. Trong lĩnh vực văn hóa, du lịch sẽ hợp tác khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu mở rộng thị trường khách du lịch từ tỉnh Tuv đến Hòa Bình và ngược lại. Tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Tuv và tỉnh Hòa Bình cho du khách hai tỉnh nói riêng và hai nước Việt Nam - Mông Cổ nói chung. Hợp tác để bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo riêng giữa tỉnh Tuv và tỉnh Hòa Bình.

Trong lời chào kết thúc chuyến thăm tốt đẹp tới tỉnh Hòa Bình, ngài TS. Enkhbat, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuv hân hoan chia sẻ: Đây thực sự là chuyến đi mang nhiều ý nghĩa. Với những thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, tỉnh Tuv và tỉnh Hòa Bình đã xích lại gần nhau hơn. Những cái bắt tay thân thiện giữa lãnh đạo chủ chốt và cộng đồng doanh nghiệp hai tỉnh góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ ngoại giao giữa 2 quốc gia Việt Nam - Mông Cổ. Hiện, Mông Cổ đang chuẩn bị khánh thành và khai thác sân bay quốc tế đặt tại tỉnh Tuv. Như vậy, đường bay từ Hòa Bình tới tỉnh Tuv sẽ được rút ngắn hơn. Chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tỉnh Tuv mong được đón những người bạn Hòa Bình đến với đất nước Mông Cổ vào một ngày gần nhất.


                                                                        Thúy Hằng

Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Hòa Bình thăm tỉnh Tuv (Mông Cổ)

 


Anh Phan Đăng Đương cho biết, ngày 26/7/2023, Đoàn Đại biểu HĐND tỉnh Hòa Bình sẽ có chuyến thăm và dự Lễ kỷ niệm 100 năm tỉnh Tuv (Mông Cổ).

Đây là chuyến thăm làm việc của tỉnh Hòa Bình tiếp theo chuyến thăm của HĐND tỉnh Tuv vào tháng 10/2018, và tháng 11/2019. 

Hai bên sẽ thảo luận, tìm hiểu hợp tác trao đổi các sản phẩm mỗi tỉnh, thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị 2 nước.

PS: CÁC MỐC QUAN HỆ 2 TỈNH HÒA BÌNH VÀ TUV

Trong chương trình chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ tại Việt Nam năm 2018, theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội 2 nước, ngày 22/01/2018, HĐND tỉnh Hòa Bình đã ký Bản ghi nhớ hợp tác giữa Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch HĐND tỉnh TUV, nước Mông Cổ.

-  Ngày 27/3/2018 Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam đã có Thư gửi tỉnh Hòa Bình kèm theo đề nghị của Chủ tịch HĐND tỉnh TUV về hợp tác chung, trong đó đề xuất hợp tác phát triển giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh TUV. Ngày 5/10/2018, Đoàn đại biểu HĐND tỉnh TUV, nước Mông Cổ đã thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình.

 - Trên cơ sở nội dung Bản ghi nhớ hợp tác năm 2018, trong chuyến thăm tỉnh TUV của Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Hoà Bình (từ ngày 04/6 đến ngày 08/6/2019), hai bên đã ký kết 3 bản ghi nhớ về quan hệ và hợp tác phát triển giữa các ngành thuộc 2 địa phương để tiếp tục cụ thể hoá, thực hiện nội dung hợp tác phát triển giữa 2 tỉnh: Hoà Bình và TUV.

- Sáng 11/11/2019, Đoàn đại biểu cấp cao HĐND tỉnh TUV, nước Mông Cổ bắt đầu chuyến công tác thăm, làm việc tại tỉnh Hòa Bình. Đoàn công tác do ngài Ts.Jambalsuren, Chủ tịch HĐND tỉnh TUV làm trưởng đoàn; các thành viên là đại biểu HĐND tỉnh và lãnh đạo một số cục, địa phương tỉnh TUV. Ngài Jigjee Sereejav, Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam cùng tham dự chuyến công tác.

- Tiếp tục chương trình công tác thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình, ngày 12/11/2019, đoàn đại biểu cấp cao HĐND tỉnh TUV, nước Mông Cổ và ngài Jigjee Sereejav, Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam đã tham quan khu du lịch hồ Hòa Bình.

- Ngày 26/7/2023 Đoàn đại biểu HĐND tỉnh Hòa Bình thăm và dự Lễ kỷ niệm 100 năm tỉnh Tuv (Mông Cổ)

Đề xuất xây hồ, ao nhân tạo để thu gom nước lũ

 

Ulaanbaatar /MONCAME/. Cuộc họp của Hội đồng Thành phố Ulaan Baatar đã được tổ chức hôm nay và tình hình lũ lụt ở thành phố Ulaanbaatar đã được thảo luận.


Tin cho biết, 128,1 nghìn người tại 26 quận, huyện của thủ đô, đường phố, đường giao thông, đường hầm và 144 tòa nhà tại 11 địa điểm bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và khoảng 53 nghìn người tiêu dùng bị mất điệnDo tình hình, tổng cộng khoảng 15.000 nhân viên và sĩ quan với hơn 2.200 thiết bị đã được triển khai tại 18 địa điểmTổng cộng 80.000 bao tải và 900 mét khối cát đã được di chuyển khỏi các khu vực dễ bị lũ lụt và lũ lụt, cát, sỏi và chất bẩn đã được di chuyển dọc theo sông Tuul và sông Selbe, đồng thời hoàn thiện và củng cố  sông .



Tại cuộc họp, các đề xuất đã được trình bày về các biện pháp được thực hiện trong tương lai, bao gồm:

  • Khu vực có hồ chứa nước, nguồn cấp nước và vùng bảo vệ nguồn nước bị thay đổi hướng dòng chảy, thay đổi thiết kế, xây dựng và mục đích công trình, phá dỡ các công trình đã xây dựng hoặc đang xây dựng, giải phóng dòng chảy và xác định trách nhiệm liên quan.
  • Giải quyết kinh phí cần thiết cho việc mở rộng, cải tạo, xây dựng lại và xây dựng mới các công trình phòng chống lũ lụt,
  • Xây dựng hồ, ao nhân tạo để thu gom nước lũ,
  • Giải quyết các vấn đề của các tòa nhà và công trình đường bộ mà không có mạng lưới thoát nước,
  • Di dời gia đình, doanh nghiệp định cư trong vùng lũ,
  • Đổi mới máy móc thiết bị của các đơn vị phòng chống thiên tai, các đơn vị nghiệp vụ, tổ chức hạ tầng kỹ thuật và tăng nguồn cung.
  • Các đề xuất đã được đưa ra để sửa đổi luật, quy định và quy tắc.
  • Biên bản cuộc họp hội đồng được ban hành, các tổ chức chuyên môn liên quan được giao nhiệm vụ tiến hành kiểm tra chung tình hình lũ lụt và thành lập tổ công tác để xây dựng kế hoạch chi tiết về các biện pháp thực hiện trong tương lai theo kết luận chung.

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2023

Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM đón nhận Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh làm bằng da ngựa

 

Đoàn đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM

(Thanhuytphcm.vn) - Sáng 19/7, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM, Ủy ban MTTQ Việt Nam Quận 4 đã tổ chức đón tiếp đoàn đại biểu Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài. Trưởng đoàn là ông Ngô Sỹ Tuyên, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia và ông Nguyễn Huy Tuấn, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Mông Cổ.



Tham dự có các đồng chí: Trần Thị Thanh Thảo, Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy Quận 4; Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Phó Chủ tịch UBND Quận 4; Nguyễn Thị Thu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Quận 4; Lưu Thị Tuyết Trinh, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM.

Ông Nguyễn Huy Tuấn, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Mông Cổ gửi lời cảm ơn đến Ủy ban MTTQ Việt Nam Quận 4 và Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM đã có sự đón tiếp chân tình đoàn đại biểu. Đồng thời, bày tỏ tấm lòng của kiều bào luôn hướng về Tổ quốc; luôn mong muốn đóng góp, xây dựng một Việt Nam hùng cường, giàu mạnh. Ông Nguyễn Huy Tuấn đã trân trọng tặng Bảo tàng bức Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh làm bằng da ngựa quý(*).

Ông Nguyễn Huy Tuấn cho rằng, những hoạt động giao lưu như thế này sẽ góp phần lan tỏa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đến đông đảo kiều bào tại các nước; quốc gia nào có người Việt Nam sinh sống và làm việc sẽ có hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Dịp này, đoàn đại biểu đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng; tham quan và nghe thuyết minh về thân thế, sự nghiệp cách mạng của Bác; trao tặng các món quà lưu niệm về Bác Hồ cho Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh TPHCM.

Ngoài ra, đoàn cũng đã tham quan cơ sở sản xuất giày da Vĩnh Hội, là một trong những ngành nghề truyền thống lâu đời của Quận 4.

Nguyên Tam

(*) Bức tranh là tác phẩm một họa sỹ người Mông Cổ tên là Batholak, bạn thân cùng tuổi sinh năm 1969 với anh Nguyễn Huy Tuấn.

Họa sỹ là người có cảm tình với người Việt, đặc biệt rất ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến của VN. Nghệ nhân đã gửi gắm tất cả tình cảm của mình nói riêng, và nhân dân MC nói chung, vào bức tranh này. Bức tranh được nghệ nhân hoàn thành trong 1 tháng miệt mài sáng tác.

Đây là bức tranh 3D làm bằng da ngựa. Do sáng tác bằng tất cả tâm huyết nên bức tranh rất có hồn. 

Đây là tác phẩm có một không hai, theo như lời TS Nguyễn Huy Tuấn. 

Bức tranh sử dụng gam màu đơn sắc: Màu nâu và màu đen.

Khi ta sờ trực tiếp lên bức tranh sẽ cảm nhận các gờ nổi lên từ ve áo, ánh mắt, và đặc biệt bộ râu của Bác làm bằng lông ngựa thật nổi lên trên bức tranh.

Kích thước tranh là 115 x 95 (cm)

Xuất khẩu thịt ngựa tăng 52,2 triệu USD

 

Ulaanbaatar /MONCAME/. Trong nửa đầu năm nay, Mông Cổ giao thương với tổng cộng 143 quốc gia, tổng kim ngạch thương mại là 11,8 tỷ đô la Mỹ.


Bao gồm:

  • xuất khẩu 7,6 tỷ đô la Mỹ,
  • nhập khẩu 4,3 tỷ đô la Mỹ.

Tổng khối lượng xuất siêu là 2,6 tỷ đô la Mỹ. 


Nhưng vào tháng 6 năm 2023, xuất khẩu tăng 88,4 (7,4 phần trăm ) triệu đô la Mỹ so với tháng trước, nhập khẩu tăng là 8,6 (1,1 phần trăm ) triệu đô la Mỹ.


Nửa đầu năm 2023, xuất khẩu tăng 2,3 tỷ đô la Mỹ so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó:

  • than đá 2,1 tỷ đô la Mỹ ,
  • dầu mỏ 162,9 triệu đô la Mỹ
  • sản phẩm thịt hộp 82,1 triệu USD,
  • quặng florit và tinh quặng 70,8 triệu đô la Mỹ, quặng sắt và tinh quặng 55,3 triệu đô la Mỹ,
  • thịt ngựa 52,2 triệu USD  
Chào mừng các bạn đến với MỘT THỜI MONGOLIA ĐỂ NHỚ

Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)