Tổng số lượt xem trang

Trang

Chào mừng các bạn đến với "Motthoimongolia"





Số người online -----


web trends

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2023

ĐỖ TÚ MẬT - NGƯỜI NẶNG TÌNH QUÊ


Bác Đỗ Tú Mật tuổi Kỷ Sửu, quê Hải Hậu (Nam Định), sang Mông Cổ năm 1973, cùng khóa với các anh Trần Mai Bân, Nguyễn Văn Dũng, Hà Đức Tính, Vũ Văn Triền.

Hải Hậu, nơi bác sinh, là vùng trù phú, có sông, có biển, có đồng, phong cảnh hữu tình, người dân hiền hòa, thân thiện. Nơi đây, thời những năm 60, 80 của thế kỷ trước, nổi tiếng gạo Tám Xoan vừa dẻo vừa thơm nức tiếng. Nghe đâu, tỉnh quy hoạch cả trăm hec-ta chỉ để trồng loại gạo đặc sản cho Trung Ương.

Hải hậu trước đây nhiều địa chủ, tức là những người chăm chỉ tích góp mua gom đất rồi tự mình hoặc thuê người cày cấy. Trong Cải Cách ruộng đất năm 1954, nhiều địa chủ bị quy thành phần là bóc lột, thậm chí là địa chủ cường hào, khiến họ thân tàn, danh liệt, con cái bị phân biệt đối xử, không được đi học, đặc biệt không được vào Đại học.

Khổ nỗi, sống trong những gia đình ấy, mang gen cha mẹ, con cái có đức tính cần cù, chịu khó. Rất nhiều người thông minh. 

Gia đình bác là thuộc diện như vậy. 

Có lẽ ý thức được điều này, bác và em trai xung phong đi bộ đội. Cả hai may mắn lành lặn trở về, và họ thi được đi nước ngoài. Cuộc đời mở ra trang mới...

Bác Mật là người tình cảm. Điều này thể hiện qua các bài thơ bác thường viết khi có cảm xúc. 

Hôm rồi, bác cho xem một tập dày các dòng ghi chép, những câu của Phật, của Khổng Tử, các lời hay, ý đẹp của các danh nhân (bác đọc để tự răn mình), và tất nhiên, nhiều bài thơ tự sáng tác. Bác bọc ny lông từng trang rất cẩn thận như vật quý, thường giở ra xem khi rảnh.

Thơ bác là các vần về gia đình, quê hương. Các tứ thơ đều mộc mạc, ngôn ngữ bình dân. Đọc bác, thấy đâu đó chất giọng và nghĩa tình địa phương đặc sệt Hải Hậu. Trong thơ bác nhiều nỗi niềm, nhắc nhớ.

Xin giới thiệu 2 bài thơ bác mới viết cùng Hội viên.


MỪNG QUÊ NGOẠI

Đỗ Tú Mật

Có mình rồi lại có ta,

Xưa quê Hải Thắng, nay là Hải Hưng.

Cây đa ba gốc ai dừng

Cầu Đôi đông chợ, bánh chưng Bà Thìn;

Đường Rơi kỷ niệm còn in

Để ai xươi ngược còn tin lời thề;

Tượng đài sống với thôn quê

Còn nhau ta lại đi về bên nhau…

 

Bây giờ cho đến mai sau

Hạnh tròn đất vợ phúc giầu quê ta.

Nghề Y là nghiệp ông cha

Vi-la vẫn quý, cây đa vẫn thờ.

Học cả tiếng Anh, tiếng Pháp bây giờ

Đắng thơm vị thuốc, ngọt nhờ vị tha…

 

Không dưng lại nhớ quê nhà

Không mang còn nặng nữa là hai quê !

 

Tp Hồ Chí Minh, Xuân Quý Mão (2023)

1) Tượng đài chiến thắng chợ Cầu Đôi ghi công trận chiến thắng Pháp năm 1954.

2) Đường Rơi là đường giáp ranh 2 xã Hải Bắc và Hải Thắng (tên cũ,  nay là xã Hải Hưng).

3) Cây đa Ba gốc thuộc xã Hải Thắng (cũ) nay là xã Hải Hưng, có tuổi đời trên 200 năm.

 

 

BÀI CA HẢI HẬU

Đỗ Tú Mật

Ai ơi ! Hải Hậu quê mình

Đắp đê, mở đất, lấp sình, di dân…

Năm trăm năm trước tiền nhân

Máu xương công sức nên ân nghĩa này.

Dòng sông ai Múc mà đầy,

Cánh đồng ai giữ tiếng này Tám Xoan ?

Chợ Cồn nhộn nhịp lo toan,

Chợ Lương, Cầu Ngói nhặt khoan chuông chiều,

Cánh đồng muối trắng thân yêu,

Cảng sông Thượng Trại với nhiều ước mơ,

Sông Sen hương tự bao giờ,

Cây đa Ba Gốc, đền thờ Liệt Trung…

 

Đất quê Hải Hậu anh hùng

Người quê tình nghĩa thủy chung vẹn toàn.

Lở bồi trăm sự đa đoan,

Đồng vàng, biển bạc sánh ngang đất người.

Quê giàu người lại thêm tươi,

Ai xa Hải Hậu nhớ người, nhớ quê…

 

Tp Hồ Chí Minh, tháng 7/2023

 

Chú thích :

1) Sông Múc lấy nước phù sa từ sông Ninh Cơ tuới nước cho đồng ruộng Hải Hậu.

2) Sông Sen “Sông Sâu” thuộc xã Hải Quang.

3) Cây đa Ba gốc thuộc xã Hải Thắng (cũ) nay là xã Hải Hưng, có tuổi đời trên 200 năm.

4) Thượng Trại thuộc xã Hải Phú.

5) Đồng muối thuộc xã Hải Lý, Hải Chính.

 

 

 


Thứ Tư, 23 tháng 8, 2023

Thủ tướng Mông Cổ: Việt Nam là một trong những đầu tàu kinh tế quan trọng của châu Á

 Nhân dịp tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Thiên Tân, Trung Quốc, ngày 27/6/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Mông Cổ Oyun-Erdene Luvsannamsrai.

Thủ tướng Mông Cổ: Việt Nam là một trong những đầu tàu kinh tế quan trọng của châu Á - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Mông Cổ Oyun-Erdene Luvsannamsrai - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng nhận thấy sau gần 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Mông Cổ không ngừng củng cố và phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển lời thăm hỏi của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đến Thủ tướng Mông Cổ; khẳng định Việt Nam nhất quán coi trọng và mong muốn tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước; đề nghị hai bên đẩy mạnh các hoạt động trao đổi đoàn cả ở Trung ương và địa phương, qua đó tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau; triển khai các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động giao lưu, qua lại lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.

Trong bối cảnh thế giới và khu vực có biến động, việc tăng cường quan hệ Việt Nam - Mông Cổ có ý nghĩa quan trọng với nhân dân hai nước. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng là cầu nối hỗ trợ Mông Cổ mở rộng và tăng cường quan hệ với khối ASEAN vì hòa bình và thịnh vượng trong khu vực cũng như trên thế giới.

Thủ tướng Oyun-Erdene Luvsannamsrai bày tỏ vui mừng được gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính và trân trọng mời Thủ tướng thăm Mông Cổ; khẳng định, Mông Cổ tự hào là người bạn của Việt Nam- một dân tộc quả cảm và có tinh thần độc lập cao, một đất nước có vị thế, uy tín quốc tế ngày càng lớn mạnh trong khu vực và trên thế giới và là một trong những đầu tàu kinh tế quan trọng của châu Á.

Người dân hai nước có hiểu biết sâu sắc lẫn nhau trên nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời được vun đắp bởi nhiều thế hệ lãnh đạo hai nước.

Thủ tướng Mông Cổ: Việt Nam là một trong những đầu tàu kinh tế quan trọng của châu Á - Ảnh 2.

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Mông Cổ Oyun-Erdene Luvsannamsrai nhấn mạnh Mông Cổ mong muốn mở rộng và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực: Giao thông vận tải, đường sắt, hàng không và giao lưu nhân dân, du lịch... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Luvsannamsrai đề nghị hai bên cần phát huy vai trò của Ủy ban Liên Chính phủ Mông Cổ - Việt Nam và các cơ chế hợp tác giữa hai bên; nhấn mạnh Mông Cổ mong muốn mở rộng và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực: Giao thông vận tải, đường sắt, hàng không và giao lưu nhân dân, du lịch...

Hai Thủ tướng đã trao đổi về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, trong đó đề cao vai trò của chủ nghĩa đa phương và tuân thủ luật pháp quốc tế./.

Mông Cổ: Kim ngạch ngoại thương đạt 11,8 tỷ USD

 

Ulaanbaatar /MONCAME/. Trong nửa đầu năm nay, Mông Cổ giao thương với 143 quốc gia, kim ngạch ngoại thương là 11,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 7,6 tỷ USD, nhập khẩu 4,3 tỷ USD.


Tổng kim ngạch tăng 2,6 (27,9%) tỷ đồng, xuất khẩu tăng 2,3 (42,5%) tỷ đồng và nhập khẩu tăng 325,6 (8,2%) triệu USD so với cùng kỳ năm trước. 


Trong nửa đầu năm nay, cán cân ngoại thương thặng dư 3,3 tỷ USD và tăng 1,9 (gấp 2,4) tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. 


Chẳng hạn, thương mại với Trung Quốc trong nửa đầu năm nay là 8,6 tỷ USD, chiếm 73% kim ngạch ngoại thương. Than chiếm 61,4%, tinh quặng đồng chiếm 19,1% và vàng chiếm 99,5% hàng hóa xuất khẩu sang Thụy Sĩ.


Trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu tăng 2,3 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, than 2,1 tỷ, dầu 162,9 triệu, sản phẩm thịt hộp 82,1 triệu, quặng fluorit và tinh quặng 70,8 triệu, quặng sắt và tinh quặng 55,3 triệu, thịt ngựa 52,2 triệu. . bị ảnh hưởng bởi sự tăng giá của đô la.


Tính đến nửa đầu năm nay, Trung Quốc chiếm 39,2%, Nga 26,6%, Nhật Bản 8%, Hàn Quốc 4,6%, Hoa Kỳ 3,6% và Đức 2,5%, chiếm 84,4% tổng lượng nhập khẩu. Sản phẩm xăng dầu chiếm 71,3% lượng hàng nhập khẩu từ Nga, ô tô du lịch chiếm 72,7% lượng hàng nhập khẩu từ Nhật Bản và xe tải chiếm 10% lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.



Thứ Ba, 15 tháng 8, 2023

NHÂN CHUYẾN THĂM MỸ CỦA THỦ TƯỚNG MÔNG CỔ


 Mông Cổ và Mỹ sẽ tăng cường hợp tác về khai thác đất hiếm, theo lời của Thủ tướng Mông Cổ L. Oyun-Erdene trong chuyến thăm chính thức đến Washington vào hôm 2/8. Ngoài ra, ông cảnh báo rằng một cuộc "Chiến tranh Lạnh mới" giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế toàn cầu.

Nằm kẹp giữa 2 cường quốc là Nga, TQ, Mông Cổ có nguy cơ bị "bán đứng" khi 1 trong 2 quốc gia kia có quyền lợi. Vì thế, MC đang thực hiện chính sách "Người hàng xóm thứ 3". Ý ngầm chỉ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, và các nướ không có chung biên giới.

Tuy nhiên, "Nước xa không cứu được lửa gần", nên MC cần thận trọng.

Trong chuyến đi Mỹ của Thủ tướng MC, các nội dung đã được thảo luận gồm: cho Mỹ tham gia khai thác đất hiếm và các khoáng sản khác, mở các chuyến bay thẳng MC - Mỹ là 2 vấn đề quan trọng.

Mở chuyến bay thẳng giúp MC và Mỹ có "Bầu trời mở", khiến 2 quốc gia láng giềng không phong tỏa bầu trời được.


Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2023

Cái "bắt tay" của Mỹ và Mông Cổ khiến Trung Quốc bất an

 Theo Statista.com, năm ngoái Trung Quốc đã sản xuất 210.000 tấn đất hiếm và vẫn dẫn đầu về xuất khẩu tài nguyên. Riêng với loại khoáng sản đặc biệt này, nền kinh tế số hai thế giới có trữ lượng lên đến 44 triệu tấn.

Tận dụng ưu thế về đất hiếm so với Mỹ - đối thủ cạnh tranh lớn nhất, Trung Quốc lên kế hoạch kiềm chế nền kinh tế số một thế giới tiếp cận với nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghệ cao.

Thay vì “ngồi yên chịu trận”, Tổng thống Biden đã tìm đến vựa đất hiếm dồi dào bên cạnh Trung Quốc là Mông Cổ và mở ra thỏa thuận hàng không dân dụng “Bầu trời mở” giữa Washington và Ulan Bato.

Thỏa thuận được ký ngày 4/8 giữa Bộ trưởng Giao thông vận tải Mỹ Pete Buttigieg và Bộ trưởng Bộ Đường bộ và Phát triển Giao thông Mông Cổ Byambatsogt Sandag, giúp khách du lịch và chủ hàng hai nước có thêm nhiều lựa chọn đồng thời tăng cường giao lưu nhân dân. 

Mỹ đang nhắm tới nguồn đất hiếm dồi dào ở Mông Cổ để đối phó với Trung Quốc. Nguồn: Asia Times
Mỹ đang nhắm tới nguồn đất hiếm dồi dào ở Mông Cổ để đối phó với Trung Quốc. Nguồn: Asia Times

Nhưng quan trọng hơn cả là thỏa thuận này giúp Washington tiếp cận với nguồn dự trữ đất hiếm lên đến 31 triệu tấn của Mông Cổ, tạo tiền đề cho siêu cường số một thế giới quay lại đường đua công nghệ với Trung Quốc.

Sau khi thỏa thuận Mỹ-Mông Cổ được ký kết, giới chuyên gia Trung Quốc không khỏi lo ngại vì nó sẽ cản trở chính sách kiểm soát đất hiếm mà Bắc Kinh tận dụng nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt công nghệ của Washington.

Cuộc chiến đất hiếm

Lâu nay đất hiếm là quân bài Trung Quốc sử dụng trong các đối sách kinh tế với siêu cường số một - Mỹ.

Tháng trước, Tạ Phong, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, cho biết nước ông sẽ trả đũa nếu Washington áp thêm lệnh trừng phạt. Vì thế, một số nhà bình luận dự đoán kiểm soát xuất khẩu đất hiếm sẽ là át chủ bài của Bắc Kinh.

Chuyên gia quân sự Jiang Fuwei hiến kế: “Mỹ cần khẩn trương tìm các nhà cung cấp đất hiếm mới và Mông Cổ là lựa chọn tuyệt vời nhất khi vừa có nguồn đất hiếm dồi dào, vừa tiếp giáp phía nam Trung Quốc và phía bắc Nga”.

Do đó, ông cũng khuyến nghị rằng Trung Quốc và Nga phải đảm bảo Mông Cổ sẽ không nghiêng về Mỹ, cho dù là thông qua quan hệ kinh tế hay về tầm ảnh hưởng.

Mông Cổ trong căng thẳng Mỹ-Trung

Sau khi chính quyền nhà Thanh sụp đổ vào năm 1911, Mông Cổ chính thức tuyên bố độc lập. Trong giai đoạn từ năm 1947-1991, quốc gia này chịu ảnh hưởng chính trị sâu sắc của Liên Xô. Nước này đã đi theo con đường dân chủ từ những năm 1990 nhưng lại đối mặt tham nhũng nghiêm trọng.

Những năm gần đây, quốc gia này quyết tâm đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng nhằm thu hút thêm đầu tư nước ngoài.

Vào ngày 2/8,Thủ tướng Mông Cổ Oyun-Erdene Luvsannamsrai đã gặp Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Nhà Trắng. Ông cho biết Mông Cổ sẽ tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ, đồng thời sẵn sàng chia sẻ nguồn đất hiếm dồi dào cho các ngành công nghệ cao của Mỹ.

Vị thủ tướng này cũng không khỏi lo ngại về việc Mông Cổ sẽ chịu thiệt hại lớn nếu xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc phát triển thành “Chiến tranh Lạnh mới”.

Người đứng đầu quốc gia này chia sẻ: “Chiến tranh Lạnh mới chắc hẳn sẽ phức tạp hơn nhiều so với trước kia và khiến chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, các cường quốc cần phải hành động có trách nhiệm hơn để tránh những tác động tiêu cực với các nước khác”.

Ông mong muốn nước mình sẽ duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Trung Quốc và Mỹ.

Đáp lại những mong muốn của Mông Cổ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết hai bên sẽ cùng nhau giải quyết các thách thức toàn cầu, bao gồm khủng hoảng khí hậu, duy trì dân chủ và nhân quyền, đồng thời sẽ giải quyết các mối đe dọa đối với trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2023

HAI CHIẾC MÁY BAY B787-9 ĐƯỢC MIAT THUÊ


Ulaanbaatar /MONCAME/. Vào tháng 5 năm 2023, MIAT SPC và AerCap đã ký thỏa thuận cho thuê hoạt động dài hạn hai máy bay loại 787-9 /Dreamliner/. Theo hợp đồng, chiếc máy bay 787-9 đầu tiên dự kiến ​​sẽ hạ cánh xuống sân bay quốc tế Chinggis Khan trong thời gian tới, công ty cho biết.


Chiếc máy bay 787-9 thứ hai sẽ được nhận vào quý I năm 2024.  


B787-9 là loại máy bay thân rộng tầm xa với đầy đủ tiện nghi cho hành khách, tiết kiệm nhiên liệu và các giải pháp công nghệ mới nhất. MIAT đã đặt hàng 292 ghế hành khách (30 ghế thương gia, 36 ghế cao cấp và 226 ghế phổ thông). 


Chào mừng các bạn đến với MỘT THỜI MONGOLIA ĐỂ NHỚ

Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)