Tổng số lượt xem trang

Trang

Chào mừng các bạn đến với "Motthoimongolia"





Số người online -----


web trends

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

Sự thật về vụ máy bay chở Lâm Bưu rơi trên đất Mông Cổ


 
Sáng sớm ngày 14 tháng 9 năm 1971, Đại sứ quán Trung Quốc tại U-lan-ba-to nhận được điện thoại của Bộ Ngoại giao Mông Cổ nói Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ có việc khẩn cấp cần gặp Đại sứ Trung Quốc.

Tám giờ rưỡi sáng, Đại sứ Hứa Văn Ích đến Bộ Ngoại giao Mông Cổ. Tại đây, ông được Thứ trưởng Ô-rơ-đôn-pi-côp tiếp và nói: “Hôm nay, được Chính phủ Mông Cổ uỷ quyền, tôi xin thông báo một việc như sau: khoảng 2 giờ 30 sáng ngày 13, tại tỉnh Ken xảy ra một vụ máy bay rơi, chúng tôi đã cho người đến nơi tìm hiểu tình hình, được biết đây là máy bay của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, 9 người trên máy bay đều tử nạn, trong đó có 1 phụ nữ. Việc này xảy ra vào ban đêm, chúng tôi phải cử người đi tìm hiểu, cho nên bây giờ mới thông báo Sứ quán được … Máy bay quân sự Trung Quốc vào sâu lãnh thổ nước chúng tôi, tôi thay mặt Chính phủ Mông Cổ đưa ra kháng nghị miệng. Mong Chính phủ Trung Quốc có giải thích chính thức về nguyên nhân vụ việc này, phía Mông Cổ bảo lưu quyền đề xuất giao thiệp.”

Đại sứ Hứa Văn Ích đáp: “Xin cảm ơn Ngài Thứ trưởng báo cho biết việc này. Trong lúc quan hệ hai nước chúng ta bắt đầu bình thường hoá, việc máy bay Trung Quốc vì nguyên nhân nào đó bị rơi trên đất Mông Cổ, dĩ nhiên là việc rất đáng tiếc… Đề nghị phía Mông Cổ giúp đỡ chúng tôi tìm hiểu xem tại sao máy bay Trung Quốc lại bay nhầm vào Mông Cổ? Trước khi nắm rõ tình hình thực sự của vụ việc này, tôi không thể tiếp thu lời kháng nghị miệng của ngài Thứ trưởng. Tuy vậy, tôi có thể báo cáo việc này cho Chính phủ chúng tôi.”

Sau khi về Đại sứ Hứa họp ngay ban lãnh đạo Sứ quán, yêu cầu giữ bí mật tin này và khẩn cấp báo cáo Bắc Kinh biết. Vì đường điện báo của Mông Cổ hỏng nên ông quyết định dùng đường dây điện thoại quốc tế của Mông Cổ gọi về Bộ Ngoại giao Trung Quốc, xin phép sử dụng “đường dây nóng” bị niêm phong nhiều năm nay. Vì thủ tục này khá lâu nên đến giữa trưa Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai ở Bắc Kinh mới nhận được tin máy bay Trung Quốc rơi trên đất Mông Cổ. Sáu giờ chiều, Đại sứ Hứa nhận được chỉ thị từ Bắc Kinh là phải đến hiện trường tìm hiểu tình hình. Lúc này, dù đã hết giờ làm việc, ông vẫn phá lệ đến gặp Thứ trưởng Ô-rơ-đôn-pi-côp thông báo: “Chính phủ Trung Quốc tỏ ý lấy làm tiếc về vụ máy bay Trung Quốc có thể vì mất phương hướng mà bay vào đất Mông Cổ rồi bị rơi. Đề nghị phía Mông Cổ giúp tôi dẫn cán bộ liên quan đến hiện trường xem xét, và giúp hoả táng xác những người tử nạn.” Ô-rơ-đôn-pi-côp đồng ý ngày mai sẽ cho máy bay chở mọi người đến hiện trường, nhưng nói Mông Cổ không có tập quán hoả táng.

Đại sứ Hứa lập tức báo cáo về nước và nhận được chỉ thị: Cố gắng tranh thủ hoả táng các nạn nhân và đưa tro hài cốt về nước; nếu không được thì chụp ảnh thi hài rồi chôn tại chỗ, sau này chở về Trung Quốc.

Chiều 15 tháng 9, Đại sứ Hứa Văn Ích và 3 cán bộ Sứ quán Trung Quốc cùng Vụ trưởng Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao Mông Cổ đáp máy bay đến sân bay dã chiến ở thị trấn Ôn-đu-khan. Cùng đi còn có một nhóm cán bộ ngoại giao và đoàn quay phim chụp ảnh của Mông Cổ. Chỗ máy bay rơi cách thị trấn khoảng 70 km. Trước khi bốc cháy, chiếc máy bay lết khoảng 30 m trên đồng cỏ, để lại một vệt đen. Xác máy bay tan vụn từng mảnh tung toé hai phía khắp chiều dài khoảng 200m. Trên một mẩu cánh máy bay còn thấy rõ 2 chữ “Trung Quốc”, một mẩu khác thấy rõ 2 chữ “Dân Hàng” (Hàng không dân dụng). Đuôi máy bay và 2 động cơ nằm lăn lóc trên đồng cỏ. Trên đuôi máy bay thấy hình quốc kỳ Trung Quốc và con số 256. Rõ ràng đây là chiếc máy bay dân dụng Trung Quốc số hiệu 256.

Phía bắc đầu máy bay có 9 xác người, bên cạnh là các di vật đã được thu gom xếp đống lại. Xác nào cũng ngửa mặt lên trời, chân tay giang ra, đầu cháy xém, mặt mũi nhìn không rõ. Đại sứ Trung Quốc cho xếp 9 xác thành 1 hàng từ bắc xuống nam, đánh số thứ tự từ 1 đến 9, cho người chụp ảnh từng xác chết từ nhiều góc độ. Sau này mới biết, xác số 5 là Lâm Bưu, người gày, trán hói, đầu nứt vỡ lộ cả xương trắng, hai mắt chỉ còn hai hố đen, mũi cháy, răng rụng hết ra ngoài. Xác số 8 là Diệp Quần (vợ Lâm Bưu), cháy nhẹ hơn, tóc gần như còn nguyên. Xác số 2 là Lâm Lập Quả (con trai Lâm Bưu), người cao lớn, mặt cháy đen tỏ vẻ đau khổ, trong người còn một di vật là thẻ ra vào Bộ Tư lệnh Không quân số 002. Xác số 1 là người lái xe của Lâm Bưu. Xác số 3 là Lưu Bội Phong, cán bộ cấp dưới của Lâm Bưu. Xác số 4 là kỹ sư cơ khí máy bay, mặc áo da, là người duy nhất áo quần chưa cháy hết. Xác số 6, 7 và 9 là hai kỹ sư cơ khí khác và người lái máy bay. Đặc điểm của 9 xác chết này là thân hình còn gần nguyên vẹn, chỉ bị cháy mặt, gãy xương, vỡ đầu. Đáng chú ý là không thấy xác nào còn lại đồng hồ đeo tay và giày, có lẽ là trước khi hạ cánh khẩn cấp, họ đều đã tháo ra để chuẩn bị đề phòng tai nạn.

Sau khi khảo sát, chụp ảnh xong, theo đề nghị của phía Mông Cổ, 9 nạn nhân sẽ được chôn trên một gò cao cách chỗ xảy tai nạn hơn 1 km. Lúc này đã là 8 giờ tối, trời lạnh 2 độ C, gió thảo nguyên thổi mạnh. Dưới ánh sáng đèn pha ô tô, một tiểu đội lính Mông Cổ khẩn trương đào hố chuẩn bị cho lễ mai táng vào ngày mai.

Sau khi về Ôn-đu-khan, hai bên Trung Quốc -Mông Cổ hội đàm đến 3 giờ sáng về biên bản chính thức, sau đó trở lại hiện trường.

Phía Mông Cổ đưa đến 9 cỗ quan tài. Sau khi chụp ảnh lần cuối, binh sĩ Mông Cổ xếp các xác chết vào áo quan theo thứ tự số hiệu. Riêng xác số 9, người to cao mà 2 tay lại giơ lên đầu nên không thể xếp lọt, Đại sứ Trung Quốc đành phải đồng ý chặt 2 tay cho ngắn. Huyệt mộ dài 10m, rộng 3m, sâu 1,5m. Trong khi lính Mông Cổ lấp và đắp mộ, hai bên hội đàm trên xe ô tô về Biên bản an táng, do phía Mông Cổ dự thảo.

Tối hôm ấy, sau khi về đến Ôn-đu-khan, hai bên tiếp tục thảo luận suốt đêm về “Biên bản Điều tra hiện trường” cũng do phía Mông Cổ dự thảo. Tuy không còn khăng khăng gọi vụ này là “xâm phạm” lãnh thổ Mông Cổ nữa, nhưng phía Mông Cổ vẫn kiên trì nhấn mạnh máy bay này “phục vụ mục đích quân sự”, có “quân nhân đi trên máy bay”, thậm chí nói là “phục vụ mục đích quân sự”, rõ ràng có ý đồ muốn đưa Trung Quốc vào thế bất lợi về chính trị. Đại sứ Trung Quốc kiên trì nói đây là máy bay dân dụng Trung Quốc bay nhầm vào đất Mông Cổ. Hai bên tranh cãi rất găng. Khi trời sáng, phía Mông Cổ đề nghị hoãn họp rồi bỏ về không quay lại.

Đại sứ Trung Quốc mở ra-đi-ô, nghe đài nước ngoài đưa tin Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh đóng cửa tất cả các sân bay, cấm máy bay cất cánh trong cả nước. Đoán rằng việc ấy có liên quan đến chiếc máy bay rơi ở Mông Cổ, như vậy vụ này rất nghiêm trọng và phức tạp, nhất thiết phải thỉnh thị ý kiến trong nước, Đại sứ Hứa Văn Ích yêu cầu phía Mông Cổ cho đoàn về ngay U-lan-ba-to, với lý do để chuẩn bị tổ chức hoạt động mừng ngày Quốc khánh Trung Quốc (1 tháng 10), cuộc hội đàm sẽ tiếp tục ở U-lan-ba-to. Phía Mông Cổ không đồng ý, cứ đòi tiếp tục hội đàm suốt chiều và tối hôm ấy, nhưng hai bên không thoả thuận được với nhau. Cuối cùng, mặc cho phía Trung Quốc phản đối, phía Mông Cổ đơn phương ký “Biên bản Điều tra hiện trường” và “Biên bản an táng”.

Cuộc hội đàm kết thúc trong không khí căng thẳng. Lúc ấy, Sứ quán Trung Quốc gọi điện thoại từ U-lan-ba-to đến, đề nghị Đại sứ Hứa về ngay Sứ quán có việc khẩn. 6 giờ chiều ngày 17 tháng 9, hai đoàn mặt nặng như chì cùng lên máy bay trở về U-lan-ba-to.

Sau này, Đại sứ Hứa Văn Ích nhớ lại, phía Mông Cổ nhấn mạnh 2 chữ “quân dụng” trong Biên bản là có lý do của họ. Lâm Bưu là Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Lâm Lập Quả là Trưởng ban Tác chiến của Bộ Tư lệnh Không quân Trung Quốc. Trong thời gian Cách mạng Văn hoá, ngành Hàng không dân dụng Trung Quốc do Không quân quản lý. Có điều lúc ấy trong nước không cho Đại sứ biết tính chất của máy bay mà chỉ nói là máy bay mất phương hướng bay lạc vào Mông Cổ mà thôi.

Phía Trung Quốc cũng không yêu cầu phía Mông Cổ cho xin lại chiếc hộp đen trên máy bay. Đây là việc đáng tiếc nhất, vì thời ấy cán bộ Sứ quán chưa biết gì về hộp đen, trong nước cũng không nêu yêu cầu này. Về sau, các chuyên gia hàng không cho biết, trên chiếc máy bay Trident Lâm Bưu sử dụng (mua của Anh Quốc, là loại máy bay hiện đại nhất Trung Quốc hồi ấy) đã có trang bị hộp đen, trong đó chứa nhiều thông tin quý giá về vụ máy bay rơi, rất cần cho công tác điều tra.

Về sau mới biết, thực ra trước khi Đại sứ Trung Quốc đến chỗ chiếc Trident rơi, chiếc hộp đen ấy cùng một động cơ máy bay [?] đã bị người Liên Xô đến lấy mang đi mất. Ngay sau khi đoàn Trung Quốc rời hiện trường, Uỷ ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) lại cho người đến chỗ đó. Họ đào huyệt, cắt đầu Lâm Bưu và Diệp Quần, cho vào nồi nước luộc cho bong hết da, sau đó mang về Moskva nghiên cứu, đối chiếu với hồ sơ bệnh án của Lâm Bưu lưu trữ được trong thời gian Lâm Bưu chữa bệnh ở Liên Xô năm 1938-1941 để xác minh xem có đúng là Lâm Bưu (như Chính phủ Trung Quốc mãi sau này mới ra tuyên bố xác nhận đó là Lâm Bưu) hay không.

Sau khi về đến U-lan-ba-to, Đại sứ Hứa Văn Ích lập tức báo cáo về nước và nhận được chỉ thị phải tiếp tục giao thiệp ngay với phía Mông Cổ, xin lại xác các nạn nhân và di vật. Thái độ bức xúc của phía Trung Quốc khiến phía Mông Cổ nghi hoặc, họ yêu cầu Trung Quốc cung cấp danh sách và chức vụ của nạn nhân. Thấy vậy, phía Trung Quốc bèn đình chỉ giao thiệp, vì sợ phía Mông Cổ ép phải trả giá cao. Lại một dại dột nữa của phía Trung Quốc.

Ghi chú:

Hiện có 5 giả thuyết về vụ máy bay chở Lâm Bưu rơi tại Mông Cổ: 1- Máy bay hết nhiên liệu phải hạ cánh khẩn cấp xuống đồng cỏ;  2- Bị tên lửa Trung Quốc (hoặc Liên Xô) bắn bị thương, phải hạ cánh gấp;  3- Nội bộ nhóm người trên máy bay bắn nhau làm máy bay phải hạ cánh;  4- Phi công chủ động lái máy bay đâm xuống tự sát để tỏ lòng trung thành với Mao Trạch Đông (phỏng đoán của Đặng Tiểu Bình);  5- Trên máy bay rơi ở Mông Cổ chỉ có Lâm Lập Quả và đồng bọn, còn vợ chồng Lâm Bưu đã bị ám sát ngay sau bữa dạ tiệc Mao chiêu đãi Lâm Bưu trước đó.

Theo ghi chép tại trang 1603-1604 trong “Truyện Mao Trạch Đông” do Phòng Nghiên cứu tư liệu Trung ương Đảng CSTQ biên soạn, khi chiếc máy bay số 256 chở Lâm Bưu và đồng bọn sắp sửa bay tới biên giới Trung Quốc-Mông Cổ, có người thỉnh thị Mao Trạch Đông xem có nên cho máy bay đuổi theo chặn lại hay không. Vì khi ấy còn chưa rõ ý đồ của Lâm Bưu và đồng bọn nên Chủ tịch Mao không đồng ý với đề nghị này. Lúc 1h50 sáng ngày 14/9, máy bay 256 bay vào không phận nước CHND Mông Cổ. 2h30, máy bay này rơi xuống vùng Ôn-đu-khan và bốc cháy, toàn bộ người trên máy bay thiệt mạng. Sau này dựa vào báo cáo khảo sát thực địa và phân tích của các chuyên gia, Trung ương ĐCSTQ đã tiết lộ bí ẩn của vụ tai nạn này: do hết nhiên liệu, máy bay 256 buộc phải hạ cánh trên đồng cỏ, thân máy bay cọ sát với mặt đất khiến máy bay phát nổ và cháy.

Nguyễn Hải Hoành  tổng hợp từ các nguồn tư liệu của Trung Quốc.

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2023

NỬA THẾ KỶ TÌNH BẠN

 NỬA THẾ KỶ TÌNH BẠN

Lã Văn Lý

Anh Lý (đứng bên trái), anh Thắm (ngồi bên trái) cùng vợ chồng anh Tường tại nhà anh Tường, Phổ Yên, Thái Nguyên

      Chúng tôi gặp mặt và trở thành bạn thân của nhau đã tròn nửa thế kỷ! Ôi thời gian, tóc ngả màu sương. Vâng, chúng tôi đã già rồi, tuổi đã xấp xỉ 70.

      Lúc đó là mùa Thu năm 1973, năm lịch sử của dân tộc ta, Hiệp định Pa - ri được ký kết, hòa bình trở lại với miền Bắc yêu thương. Chúng tôi gồm các anh: Trần Văn Tường, quê Thái Nguyên, Phan Đình Thắm, quê Nghệ An, Nguyễn Văn Trường, quê Phú Thọ và tôi, quê Nam Định, cùng khoảng một nghìn học sinh học sinh nữa, được Nhà nước cử đi học ở nước ngoài.

      Trước khi đi học ở nước ngoài, chúng tôi học một năm dự bị tại Khoa Lưu học sinh, Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Trường đóng ở Thanh Xuân, Mễ Trì, Hà Nội.

      Năm đó, ngoài học sinh miền Bắc có cả học sinh miền Nam, hồi đó gọi là học sinh Cục 1. Các bạn miền Nam chủ yếu là con em cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Cũng có cả các bạn lớn tuổi hơn, có thể đã trải qua tuổi thơ ở quê hương, sau đó mới ra Bắc học tập. Ngoài ra còn có các anh, các chị công tác ở các Bộ, Ban, ngành được cử đi đào tạo thêm. Trong số đó tôi chú ý nhất diễn viên điện ảnh Lâm Tới, quê Đồng Tháp, người của Bộ Văn hóa. Sở dĩ tôi chú ý nhiều anh Tới vì anh để lại ấn tượng quá sâu sắc với nhân vật Trần Sùng, một sĩ quan ngụy, trong bộ phim nổi tiếng "Vĩ tuyến 17 - Ngày và đêm". Bộ phim giành được giải của Hội đồng hòa bình thế giới trong Liên hoan phim quốc tế Matx - cơ - va năm 1973. Sau này, anh còn rất thành công với vai Ba Đô trong bộ phim thuộc hàng kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam: "Cánh đồng hoang".  Anh Tới hiền lắm, những khi trời nóng hay mắc võng nằm dưới tán của hàng cây xà cừ ở con đường chạy sát sân cỏ của trường, nơi hay diễn ra các trận đá bóng nội bộ trường và giao hữu với các trường bạn. Phần vì tò mò, phần muốn làm quen một diễn viên điện ảnh, tôi hay ra chơi và nói chuyện cùng anh. Anh có nụ cười hiền hậu, ít nói. Mặc dù là diễn viên điện ảnh nổi tiếng nhưng anh nói chuyện rất bình dị, cởi mở và gần gũi, đậm chất miền Nam, theo cách mà chúng ta sau này hay nói, là đúng chất anh Hai Lúa của miền quê Nam Bộ thân thương. Sau này tôi có dịp về thăm lại trường, hàng cây này đã bị phá bỏ, trường cũng đã xây dựng quy hoạch lại, tôi cũng không hình dung lại được quang cảnh trước đó nữa. Mặc dù quen anh không lâu và sau này cũng không gặp lại anh nữa, nhưng khi nghe tin NSND Lâm Tới qua đời năm 2000 sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật, tôi rất hụt hẫng và thương tiếc một nghệ sỹ điện ảnh tài hoa. Mấy dòng ngắn ngủi này như lời an ủi, động viên anh thanh thản an nghỉ miền cực lạc.


       Một số bạn miền Nam lớn tuổi khác, những buổi tối chủ nhật, thi thoảng ca vọng cổ rất hay, nghe man mác lòng người. Chắc các bạn ấy đang nhớ quay, nhớ quắt quê hương như tâm trạng của nhà thơ Tế Hanh trong bài Nhớ con sông quê hương:

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc

Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc

Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng miền Nam

      Sau này, khi học xong ở nước ngoài và về nước công tác, tôi có nhiều dịp qua các vùng sông nước, miệt vườn Nam Bộ, những cánh đồng thẳng cánh cò bay, "Nắng quê hương rười rượi hàng dừa/ngọt tiếng hò xưa, những chuyến đò đưa" (Tố Hữu), tôi lại nhớ da diết những câu ca vọng cổ năm xưa mênh mang, man mác như sông nước miền Tây mà thẳm sâu nghĩa tình như lòng người Nam Bộ.

      Ngoài ra, năm đó có nhiều anh đã qua chiến đấu ở các chiến trường cũng về học tập. Một điều tôi rất ngạc nhiên là các anh đã chiến đấu 5 - 7 năm ở chiến trường, có anh còn mang thương tật trên người, kiến thức ít nhiều mai một, nhưng nhiều anh học rất giỏi, nhiều người phải ngưỡng mộ.

      Tại Khoa Lưu học sinh chúng tôi được phân theo các khối như thi đại học: A, B, C. Học sinh các khối đều phải học một trong các ngoại ngữ sau: tiếng Nga, tiếng Đức hoặc tiếng của một số nước Đông Âu khác, tùy nơi học theo sự phân công của Nhà nước. Khối A và B học thêm Toán, khối C học thêm Văn - Sử. Ngoài ra có khối D học tiếng Đức. Tất cả các khối đều phải học chính trị. Cả hai học kỳ I và II đều phải thi.

      Bốn anh em chúng tôi thi Đại học Y Hà Nội nên được xếp học khối B. Tôi và anh Thắm lớp B3, anh Trường B2, anh Tường B5.

      Trong quá trình học chúng tôi rất vinh dự và phấn khởi được đón Bác Tạ Quamg Bửu, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, thăm và nói chuyện tới tận 3 lần. Lúc đó Trường chưa có Hội trường lớn nên mỗi lần Bác nói chuyện phải nhờ Hội trường của Khoa Văn - Sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ở cách trường chúng tôi một con đường. Mỗi lần gặp gỡ, Bác dành hẳn một buổi để nói chuyện rất dài. Lúc đó chúng tôi mới học xong phổ thông còn rất trẻ trung và hồn nhiên, nghe Bác nói chuyện cuốn hút lắm, cảm giác hào hứng và phấn khởi được nghe một nhà lãnh đạo cao cấp, một người thầy lớn.

 

     Bác nói về chủ trương của Đảng và Nhà nước cử học sinh đi đào tạo ở nước ngoài, chuyện học hành, chuyện thời sự và giao trách nhiệm học tập cho chúng tôi. Bác nói: "Bác sẽ còn gặp các cháu nữa. Nhưng Bác chỉ gặp khi các cháu qua hai kỳ thi nữa". Bác không quên dặn dò kỹ càng từng chi tiết nhỏ khi học ở nước ngoài. Lúc đó tôi chưa hiểu hết ý nghĩa của bài nói chuyện và những lời dặn dò của Bác. Sau này nghĩ lại mới thấy hết tầm nhìn xa, trông rộng của một nhà lãnh đạo khoa học và giáo dục - một nhà bác học.

     Kết thúc năm học dự bị, chúng tôi lên đường sang nước bạn Mông Cổ, bắt đầu quá trình học tập. Lúc đó chúng tôi đi bằng tàu Liên vận Quốc tế qua Trung Quốc. Ngoài 4 anh em chúng tôi còn 2 bạn nữa thuộc diện học sinh Cục 1 miền Nam cũng sang Mông Cổ học. Anh Phạm Phú Hòa và anh Tô Như Tuấn. Hai anh học ngành Vật lý ở Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia nước CHND Mông Cổ. Bốn anh em chúng tôi học ngành Chăn nuôi và Thú y ở Trường Đại học Nông nghiệp.


      Chúng tôi học ở Mông Cổ cả thảy 7 năm, bao gồm thời gian dự bị học tiếng và chuyên môn. Theo cảm giác ban đầu của chúng tôi, Mông Cổ là một đất nước xa lạ và mới mẻ. Đất nước của thảo nguyên bao la với những đồng cỏ bát ngát tận chân trời, với những đàn gia súc khổng lồ. Khí hậu mùa hè mát mẻ dễ chịu nhưng mùa đông thì lạnh thấu xương. Con người Mông Cổ rất hiền lành, mến khách. Các thầy cô và bạn bè yêu quý chúng tôi, coi chúng tôi như những người thân yêu, ruột thịt, trở về học tập sau những năm dài xa cách. Kỷ niệm thời sinh viên ở đất nước thảo nguyên Mông Cổ thì nhiều, nếu viết thì phải là một cuốn hồi ký. Trong khuôn khổ của bài này tôi không thể viết hết ra đây được vì như vậy sẽ xa chủ đề của bài viết.

      Sau khi về nước anh Tuấn công tác ở Ban Cơ yếu, thuộc Văn phòng Chính phủ. Ngoài công việc chuyên môn, anh Tuấn có năng khiếu viết, thường viết những tiểu phẩm châm biếm và hài hước với một sắc thái rất riêng. Anh Hòa về Nam công tác, sau là Tổng Giám đốc một công ty xây dựng ở miền Nam. Tuy tuổi đã cao nhưng tràn đầy tâm huyết, gắn bó với nghề, ngày đêm vẫn miệt mài hăng say xây cho nhà cao, cao mãi, cho thêm xinh đẹp Tổ quốc Việt Nam.

      Anh Tường và anh Thắm giảng dạy ở Trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên. Sau đó, các anh đi Liên Xô (cũ) làm Nghiên cứu sinh. Sau khi trở về nước công tác, các anh đều được phong hàm Phó Giáo sư. Các anh - những nhà giáo chân chính - đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Học trò của các anh nhiều người thành đạt, đảm nhiệm những trọng trách của Đảng và Nhà nước. Sau này anh Thắm chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống và công tác. Anh Tường là Trưởng Phòng Đào tạo Đại học Thái Nguyên. Anh Trường và tôi về địa phương công tác. Anh Trường công tác ở Chi cục Thú y tỉnh Phú Thọ. Tôi công tác ở Nông trường Đồng Giao, Ninh Bình, sau đó ở Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lạng Sơn. Tôi có duyên với các dự án nông nghiệp liên kết với nước ngoài, nên có điều kiện rong ruổi khắp các vùng miền đất nước.

      Mùa Xuân năm nay, bốn anh em chúng tôi thống nhất tổ chức kỷ niệm 50 mươi năm gặp nhau, trở thành bạn bè và ôn lại những kỷ niệm đầy ắp của nửa thế kỷ qua. Cuộc gặp mặt được tổ chức ở nhà anh Tường ở thành phố Thái Nguyên. Tôi từ thành phố Lạng Sơn tới. Anh Thắm từ miền Nam bay ra. Rất tiếc, khi đến ngày gặp mặt, vì lý do đặc biệt, anh Trường không đến được. Sáng hôm đó trên chuyến xe từ Lạng Sơn về Thái Nguyên tôi có một kỷ niệm khá vui. Cậu lái xe còn trẻ, vui tính và hay chuyện. Mọi người trên xe cũng cuốn theo câu chuyện của cậu ấy. Lúc đầu là chuyện đường sá tốt, xe tốt. Đúng như vậy. Ngày xưa mỗi chuyến hành trình thì thật là khổ ải. Nay đường sá, xe cộ giao thông ở nước ta không thua gì những nước trong khu vực và thế giới. Câu chuyện chuyển sang sự phát triển nhanh chóng của kinh tế nước nhà. Mọi người bàn luận sôi nổi, nhiều ý kiến đa chiều. Để cho không khí nói chuyện hài hòa, đến đất Bắc Giang, tôi đề nghị mọi người trên xe vừa nói chuyện vừa nhìn xa vào làng xóm hai bên đường xe đi qua từ Bắc Giang tới Thái Nguyên và quan sát giúp tôi có bao nhiêu căn nhà cấp 4. Mọi người có vẻ ngạc nhiên với đề nghị của tôi, vẫn chuyện trò vui vẻ nhưng cũng chú ý nhìn sang hai bên đường. Qua huyện Hiệp Hòa đất Bắc Giang rồi hết huyện Phú Bình của Thái Nguyên mọi người thốt lên rằng đúng là nông thôn đổi mới, làng xóm hai bên đường toàn nhà tầng rất đẹp, hầu như không còn nhà cấp 4.

      Thực ra thì vẫn còn, dù không nhiều, chủ yếu là những nhà cổ gia chủ muốn giữ lại hoặc nhà tạm, hàng quán và nhà xưởng sản xuất của các gia đình. Điều này tôi đã nhận ra từ trước. Mấy năm trước đây, trên một chuyến tầu khách từ Lạng Sơn về Hà Nội, khi qua đồi núi Lạng Sơn vào đất Bắc Giang, do đường tầu khá cao so với đồng ruộng hai bên, tôi có cơ hội phóng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn làng xóm hai bên đường tầu. Tôi vô cùng ngạc nhiên thấy qua suốt hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, làng xóm xa xa xưa kia lam lũ, nhà cửa thấp bé, nay nhà tầng san sát, hầu như không có một căn nhà cấp 4. Một sự thay đổi quá lớn lao đối với nông thôn nước ta, điều mà mấy chục năm về trước có nằm mơ chúng ta cũng không dám nghĩ tới. Tôi chợt nhớ, gần hai chục năm trước, trong một đợt tu nghiệp về Phát triển nông thôn ở Nhật Bản, một vị Giáo sư đã nói với chúng tôi: "Muốn biết một đất nước phát triển như thế nào, hãy nhìn vào đời sống của người nông dân nước đó".

      Câu chuyện sôi nổi vui quá, xe đến thành phố Thái Nguyên lúc nào không hay. Một cuộc hành trình không dài lắm nhưng đầy thú vị. Chúng tôi chuẩn bị chia tay nhau. Không biết trong các câu chuyện tôi nói trên xe có điều gì hấp dẫn mà một vị khách đồng hành đứng tuổi, quê ở Võ Nhai, cứ nằng nặc đòi xin địa chỉ và số điện thoại của tôi để kết bạn và trò chuyện.

       Ôi đẹp quá! Cuộc sống ơi - Ta mến yêu Người! Còn có gì đẹp hơn trong cuộc đời này, cứ mỗi ngày qua đi, trên mỗi chặng đường xa, mỗi miền quê ta đến, trong trái tim ta lại khắc thêm tên một người bạn yêu thương!

      Xe vào bến. Anh Tường đã đỗ xe ở cửa đón tôi. Chúng tôi mừng rỡ bắt tay nhau rồi lên xe đi về nhà anh, vừa đi vừa nói chuyện. Xe đi chầm chậm qua mấy con phố rồi dừng trước nhà anh. Anh Thắm đã đứng sẵn trước cửa chờ chúng tôi. Anh Thắm bữa nay hơi yếu. Anh ra tham dự cuộc gặp mặt với chúng tôi cũng là một cố gắng lớn.

Gặp nhau đồng chí đây rồi

Xôn xao hết đứng lại ngồi bên nhau

Chuyện nhà Nam Bắc trước sau

Mừng ra nước mắt, nén đau lại cười. ( Tố Hữu )

      Chúng tôi vui với nhau 3 ngày. Ngoài việc ôn lại những kỷ niệm xưa, kể cho nhau nghe về những biến cố thăng trầm trong cuộc đời của mỗi người, chúng tôi lên chương trình tham quan thành phố Thái Nguyên. Thành phố mở rộng, đô thị hóa rất nhanh, xứng đáng là thủ phủ của chiến khu Việt Bắc năm xưa. Hồ Núi Cốc, một danh thắng nên thơ của thành phố, huyền ảo trong sương mù làm nao lòng bao du khách. Tiếp đến, chúng tôi thăm Bảo tàng các dân tộc Việt Nam. Bước chân vào Bảo tàng con người như trầm tĩnh hơn, không gian và thời gian tưởng như ngưng đọng lại. Những hiện vật văn hóa đặc trưng của các dân tộc Việt Nam từ Bắc đến Nam được trưng bày, tái hiện nền văn hóa của mỗi dân tộc thật sinh động. Đặc biệt, khi xem các hiện vật về văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên ta như nghe thấy tiếng vọng của cồng chiêng, tiếng chày trên sóc Bom Bo của đồng bào trong những năm đánh Mỹ xưa kia. Mỗi dân tộc một cách sống với một sắc thái riêng, tất cả cùng hòa quyện, tạo nên bản sắc của dân tộc Việt Nam thống nhất mà đa dạng. Rất tiếc anh Thắm mệt nên chương trình thăm An toàn khu phải hủy bỏ. Cuối cùng chúng tôi thăm Phổ Yên, quê anh Tường. Phổ Yên nay đã trở thành thành phố với những khu công nghiệp và phố xá mới nhưng vẫn giữ được những vùng đất phát triển đô thị sinh thái, vườn cây, những biệt thự hiện đại mà mang dáng dấp cổ kính trên những ngọn đồi nhấp nhô, thấp thoáng trong những rừng cây thật tuyệt vời.

      Các buổi tối chúng tôi trò chuyện, đàm đạo với nhau về nhân tình và thế sự tới tận đêm khuya. Anh Tường nói chuyện rất hào hứng, giọng trầm bổng, lúc mạnh mẽ, lúc khoan thai với phong cách rất riêng của một nhà sư phạm lớn. Tuổi cao, nhưng sức khỏe anh rất tốt, các chỉ số máu vẫn ở mức an toàn tuyệt đối. Nhìn anh phong độ đường bệ và đĩnh đạc,  kiên cường và vững chãi "như cây lim đứng chẳng lay giữa ngàn". Đặc biệt, tâm hồn anh vẫn rất trẻ trung, bay bổng, trong giấc ngủ êm đềm của những canh thâu, đôi khi vẫn còn chập chờn giấc mơ về những miền đất hứa.

     Vâng. Giấc mơ thì vẫn là một giấc mơ. Nhưng giấc mơ cũng thật quan trọng và thi vị trong cuộc sống đời người. Nó làm cho tâm hồn ta bay bổng. Nó tiếp sức cho chúng ta vượt qua biết bao lo toan, vất vả của cuộc sống đời thường, vượt qua những thách thức của đói nghèo, chiến tranh và dịch bệnh... Nó chắp thêm cho ta đôi cánh để mơ ước tới một ngày mai sẽ bay tới những vì sao xa xôi của những Thiên hà trong Vũ trụ bao la....

      Chúc anh và mọi người luôn có những giấc mơ đẹp cho cuộc sống thêm sắc màu và lãng mạn!

          Lạng Sơn, Xuân 2023

                  

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2023

Y. TSEDENBAL VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÔNG CỔ

 Bài của JAMBALSUREN 


Y. Tsedenbal được xếp vào hàng những vị vua và chính khách vĩ đại của Mông Cổ, những người trị vì lâu nhất và đặc biệt hiệu quả. Hoàng đế vĩ đại Thành Cát Tư Hãn, vua của Khanli, là vua của Mông Cổ trong 38 năm, Hốt Tất Liệt - 34 năm, Togoontumor - 37 năm, Batmunkh - 38 năm, Tumenzasagt - 34 năm, Ligden Khutagt Khan - 31 năm, còn Y. Tsedenbal có 44 năm lãnh đạo. Một nhóm đã ngồi trên ngai vàng trong nhiều năm, trong khi Y. Tsedenbal đã giành được 18 cuộc bầu cử đảng và 8 cuộc bầu cử chính phủ và Quốc hội. 

 

Y. Tsedenbal sinh ra ở một đất nước có lý tưởng tự do và độc lập cao cả, nhờ đó ông bước vào con đường tri thức và giác ngộ, chia sẻ buồn vui với nhân dân nước láng giềng, đi theo con đường giáo dục cho 10 năm, thăng tiến nhanh chóng lên các đỉnh cao của đảng và chính phủ. Trong suốt những năm ông cầm quyền đất nước, đảng, nhà nước và nhân dân Liên Xô đã nhiệt liệt ủng hộ công việc của ông, cũng như việc ông lấy vợ người Nga và sống cả đời. Ông có mối quan hệ mật thiết với quan hệ Mông Cổ-Nga, giống như những người Mông Cổ bình thường, trong mọi chính sách chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa của Tsedenbal, tình hữu nghị được thiết lập với nhân dân nước Nga Xô viết chiếm vị trí chủ đạo. Số phận của chủ nghĩa xã hội ở Mông Cổ cũng gắn liền với tình bạn này. 

Những năm đầu tiên của thế kỷ 20 là thời kỳ mà lòng căm thù chế độ thực dân và áp bức dân tộc trở nên mạnh mẽ hơn trên khắp Mông Cổ. Việc bóc lột người dân quá cực đoan, và người Mông Cổ muốn tự do xã hội hơn bất cứ điều gì khác. Cách mạng Nga năm 1917 đã tạo động lực lớn cho việc truyền bá những ý tưởng như vậy trên khắp thế giới. Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng này đã diễn ra cuộc cách mạng ở Đức (1918.IX), giữa cuộc cách mạng ở Áo-Hung (1918.H.X1), Nhà nước Xô viết Hungari được tuyên bố, và năm 1918, một cách mạng công nhân ở Phần Lan, Ba Lan, Bun-ga-ri, Nam Tư, Pháp, I-ta-li-a, Anh, có phong trào công nhân lớn ở các nước như Mỹ. Năm 1918, ba phần tư đất nước bị ảnh hưởng bởi cuộc Đại suy thoái và 10 triệu người mất việc làm. Năm 1919, phong trào "Ngày 4 tháng 5" làm rung chuyển Trung Quốc. Vào thời điểm này, một làn sóng các cuộc cách mạng đang diễn ra trên khắp thế giới.

 

Năm 1919, chính phủ Liên Xô tuyên bố với người dân Mông Cổ: “Mông Cổ, với tư cách là một quốc gia độc lập, có quyền trực tiếp tiếp cận lẫn nhau với bất kỳ quốc gia nào mà không cần hỏi ý kiến ​​Bắc Kinh hay Petrograd”, bày tỏ như một gợi ý.

 

Người Mông Cổ yêu độc lập dân tộc và tự do đã bị làn sóng cách mạng toàn cầu thu hút, và với sự giúp đỡ của các bên của Liên Xô, họ đã giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng Dân chủ Quốc gia năm 1921 và bước vào thế giới xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo. Lúc này, nước láng giềng phía nam là Trung Quốc không muốn Mông Cổ giành độc lập, các cường quốc khác ở xa nên bị lôi kéo vào cái gọi là vòng Xô Viết, đó là vận mệnh lịch sử của người Mông Cổ.

 

Tôi tin rằng trong thế kỷ 20, Mông Cổ đã thực hiện chính sách chỉ dựa vào các cường quốc láng giềng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do.

 

Trong lịch sử quan hệ giữa các dân tộc Mông Cổ và Nga vốn là láng giềng vĩnh cửu trong một thời gian dài, có lúc họ thay phiên nhau lãnh đạo, có lúc lại giúp đỡ, hợp tác với nhau. Các mối quan hệ đóng một vai trò lớn. Ví dụ, vào thời cổ đại: vào thế kỷ 12-14, các chính sách và đời sống chính trị xã hội của các vương quốc Nga chịu ảnh hưởng của ý chí của các vị vua Mông Cổ, nhưng vào thế kỷ 20, bánh xe lịch sử đã quay, và cường quốc Nga bắt đầu có ảnh hưởng lớn bất thường đối với toàn bộ cuộc sống của Mông Cổ. May mắn thay cho người dân Mông Cổ, mối quan hệ giữa Mông Cổ và Nga đã có tác động tích cực đến vận mệnh của đất nước trong hầu hết các trường hợp.

 

Mối quan hệ giữa Bogd Javzandamba và Nicholas II đóng một vai trò quan trọng trong các năm 1911-1912 khi quân Mông Cổ tiêu diệt ách áp bức của người Mãn Châu và giành được độc lập dân tộc. Người Mông Cổ không quên rằng V. I. Lênin và chính sách chủ nghĩa quốc tế do Người thúc đẩy trong suốt những năm tháng của cuộc đời mình đã có ảnh hưởng quyết định đến việc giành lại nền độc lập đã bị mất của Mông Cổ vào năm 1921 dưới sự lãnh đạo của D. Sukhbaatar và các cộng sự của ông.

 

Nhà lãnh đạo Liên Xô I. V. Stalin, người có chính sách nghiêm khắc do những điều kiện lịch sử nhất định, trong suốt 30 năm cầm quyền, đã có quan hệ thân thiện với nhà lãnh đạo Mông Cổ B. Tserendorj, đã đấu tranh bí mật với P. Genden và A. Amar, H. Choibalsang Trung thành với tình bạn đã thiết lập với nhân dân Liên Xô, đánh giá cao truyền thống chính sách và giá trị độc lập của nhà nước Mông Cổ, ông đã làm việc chặt chẽ trong nhiều năm và đóng một vai trò quan trọng khi nhà lãnh đạo tiếp theo Y. Tsedenbal nổi lên. I. V. Stalin, tất nhiên, rất coi trọng lợi ích của đất nước và lợi ích quốc gia của mình, nhưng với lập trường vững chắc rằng Mông Cổ của triều đại Chinggis phải là một quốc gia độc lập, ông đã nhận được sự tôn trọng của người Mông Cổ vào thời điểm đó và đã giúp ích rất nhiều cho các nhà lãnh đạo của nước ta.

 

Mối quan hệ giữa Y. Tsedenbal và N. S. Khrushchev cũng bình thường. Y. Tsedenbal luôn chúc mừng sự thành công của các chính sách xã hội, kinh tế và văn hóa do N. S. Khrushchev thực hiện nhằm hiện đại hóa đất nước một cách táo bạo. Nhưng Y. Tsedenbal đã thất vọng với chiến dịch rầm rộ và cường điệu chống lại I.V.Stalin, việc bôi đen quá mức vai trò của ông ta trong lịch sử, mối quan hệ Xô-Trung căng thẳng và cuộc đàn áp Tướng G.K. Zhukov. Sau này, khi về già, ông nói, “Tôi biết Khrushchev. Khrushchev là người đã phạm nhiều sai lầm trong chiến tranh và bị Stalin khiển trách. Khrushchev đã có bài phát biểu và sử dụng sự đàn áp dưới thời Stalin để làm giảm uy tín của Stalin và tự đề cao mình... Thứ nhất, sự xấu đi của quan hệ Xô-Trung có liên quan trực tiếp đến Khrushchev... G.K. Zhukov đã có đóng góp to lớn trong việc củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân Mông Cổ và Liên Xô, được phong tặng danh hiệu Anh hùng của Nhà nước ta. "Thật sai lầm khi Khrushchev cứ nói xấu về một vị tướng vĩ đại như vậy và bôi nhọ vị tứơng này."

 

Y. Tsedenbal đã giữ ý tưởng này về một số khía cạnh trong hoạt động của N.S. Khrushchev chỉ cho riêng mình trong nhiều năm, đã có thể khiến N.S. Khrushchev hiểu đầy đủ rằng người dân Mông Cổ, những người tuân thủ chính sách củng cố tình hữu nghị Mông Cổ-Liên Xô, trân trọng sự hòa hợp, có một trái tim rộng lớn như đồng bằng, và có những khát vọng trong sáng và thánh thiện như nước của Uvs và Khuvsgol, nên ủng hộ anh ta trong việc xây dựng một xã hội mới. Trên thực tế, khi N.S. Khrushchev là lãnh đạo Liên Xô, Mông Cổ đã trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc, năm 1957.

 

Brezhnev sinh ra ở thị trấn công nhân nhà máy, trải qua những khó khăn vất vả của cuộc sống công nhân, anh ấy làm công việc tổ chức đất đai trong thời kỳ tổ chức lại nông thôn và nếm trải giá trị của đất đai, từng làm việc ngày đêm ở Dnepropetrovsk, trong thời kỳ việc thu hồi đất rộng lớn đang diễn ra, ông quản lý việc thu hồi đất ở Kazakhstan, đích thân tổ chức quá trình bay vào vũ trụ có người lái, và sau đó trở thành nhà lãnh đạo của nhà nước Xô Viết và Đảng Cộng sản. Y. Tsedenbal thực sự tôn trọng tinh thần L. I. Brezhnev và hợp tác chặt chẽ cả trên trường quốc tế và trong quan hệ giữa hai nước.

 

Tất nhiên, cũng như có những bất đồng giữa anh chị em trong một gia đình, không phải lúc nào họ cũng ủng hộ ý kiến ​​của nhau. A. Apeksandrov-Agentov, người từng làm việc với V. M. Molotov và sau đó làm trợ lý cho L. I. Brezhnev, Y. V. Andropov, K. U. Chernenko, và M. S. Gorbachev, trong hồi ký "Từ Kollontai đến Gorbachev" Theo những gì ông viết, Leonid Brezhnev đã trả tiền Mông Cổ hết sức quan tâm đến việc xác định chính sách của Liên Xô đối với châu Á, tin tưởng vào Yu. Sau khi Mông Cổ sáp nhập vào Liên Xô, vị trí của Y. Tsedenbal trở nên khá khó chịu.

 

Người có trái tim ấm áp với Mông Cổ này đã đi hàng nghìn cây số để ủng hộ Mông Cổ vốn chịu áp lực liên tục từ Trung Quốc, và sau khi đàm phán với Tổng thống Hoa Kỳ tại Vladivostok, ông đã đến lần thứ hai để tham gia Ngày lễ Mông Cổ năm 1974, đó là sự hỗ trợ to lớn và giúp đỡ thực sự cho chúng tôi.

 

Thời kỳ này là thời kỳ hợp tác kinh tế và văn hóa Mông Cổ-Liên Xô hiệu quả nhất. Vào thời điểm này, Tổ hợp sông Darkhan-Shar được đưa vào sử dụng toàn bộ, hệ thống năng lượng thống nhất của Mông Cổ được tạo ra và Nhà máy liên hợp khổng lồ "Erdenet", Tổ hợp vôi xi măng Khotli, Khu công nghiệp Baganur và Nhà máy cô đặc Bor-Andur đã trở thành của chúng tôi. cụm công nghiệp phát sinh. 6 trung tâm y tế lớn được xây dựng bởi các nhà xây dựng Liên Xô, khu dân cư III và IV được tặng như một món quà, Mông Cổ đưa công dân của mình vào vũ trụ, hàng năm có hơn 10 nghìn nam sinh và nữ sinh Mông Cổ học tại các trung tâm giáo dục và khoa học nổi tiếng thế giới của Liên Xô, và tin tưởng vào một trong các dân tộc Mông Cổ và Liên Xô. Sự tôn trọng lẫn nhau được củng cố theo thời gian.

 

Người nói: “Nhờ có sự ủng hộ của đất nước những người vô sản thắng trận và sự giúp đỡ của Liên Xô anh em, Mông Cổ mới có cơ hội quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (1940); “Toàn dân yêu chuộng tự do, độc lập nên hết sức giúp đỡ Hồng quân” ​​(1941); “Tất cả những thành tựu mà nhân dân chúng tôi đạt được trong các lĩnh vực phát triển chính trị, kinh tế và văn hóa của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nhờ sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Liên Xô Anh em. Những người lao động nước ta xin dâng lên lòng kính yêu và lòng biết ơn sâu sắc vô hạn đối với người đồng chí vĩ đại - nhân dân Liên Xô” (1951); "Những người lao động của chúng tôi đã học được từ kinh nghiệm rằng tình hữu nghị và hợp tác với nhân dân Liên Xô, người đồng chí không thể thay đổi duy nhất trong hàng ngũ của chúng tôi, nhà lãnh đạo của nhân loại tiến bộ, làm cho nhân dân Mông Cổ hạnh phúc" (1956); “Cuộc đấu tranh giành thắng lợi của giai cấp công nhân, Kinh nghiệm tích lũy của Đảng Cộng sản Liên Xô trong xây dựng chủ nghĩa xã hội trở thành ngôi sao soi sáng con đường của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” (1969); "Nhân dân Mông Cổ sẵn sàng trân trọng, bảo vệ và củng cố tình hữu nghị Mông Cổ - Liên Xô, đó là kết quả vô tận của hạnh phúc của nhân dân và thành công của sự phát triển xã hội mới" (1972); “Trong việc củng cố vị thế của các lực lượng xã hội chủ nghĩa, dân chủ và tiến bộ..., đất nước Liên Xô vĩ đại, hơn nửa thế kỷ đã chiến đấu hết mình vì thắng lợi của hòa bình và chủ nghĩa xã hội, đã luôn đóng vai trò và tiếp tục đóng một vai chính" (1974); Chủ trương không thể lay chuyển của đảng và chính phủ nhân dân ta là phối hợp chặt chẽ các hoạt động đối ngoại với Liên Xô” (1980); “Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới nhân dân Liên Xô anh em về sự giúp đỡ quốc tế vô giá và sự hợp tác anh em, là cơ sở tin cậy để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Mông Cổ và bảo vệ thành quả cách mạng của chúng ta” (1981); “Người Mông Cổ nói rằng phẩm chất của một người chồng có thể được công nhận trong những lúc đau khổ. Hơn một lần, chúng tôi đã tin rằng Liên Xô là người bạn trung thành và thực sự của nhân dân Mông Cổ.”

 

Y. Tsedenbal tin rằng hợp tác chặt chẽ với người dân Liên Xô là cách đúng đắn để người Mông Cổ phát triển. Thậm chí, vào cuối tháng 8 năm 1984, trong những ngày mà số phận của ông trở nên đáng buồn, ông đã viết trong một bức thư gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô: "Yu. Tsedenbal, con trai của một người chăn cừu nghèo, mù chữ, đã chọn con đường đúng đắn, và đó là Liên Xô, quê hương vĩ đại của Lênin, là con đường không ngừng học hỏi và kết bạn. Không thế lực nào có thể làm tôi, đảng của chúng tôi, hoặc nhân dân Mông Cổ chệch hướng khỏi con đường lành mạnh này... Mối quan tâm chính hiện nay là đưa những người theo chủ nghĩa quốc tế thực sự vào hàng ngũ lãnh đạo. Tôi luôn trung thành với tình hữu nghị do Lênin vĩ đại thiết lập với quê hương của Người - Liên Xô và Đảng Cộng sản Liên Xô, và sẽ trung thành cho đến hơi thở cuối cùng. Y. Tsedenbal. Cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời, Y. Tsedenbal đã trải qua hạnh phúc, đau khổ, bị vu khống.

 

Mùa xuân năm 1990, khi ông ấy đang nằm trong bệnh viện ở Kremli, nhà nghiên cứu đã gọi cho tôi để hỏi thăm và chúc sức khỏe ông ấy, khi ông ấy nói với tôi rằng tôi đang làm việc tại Đại học Irkutsk, tôi đã nhớ lại một thời gian ngắn về quá trình học tập của mình tại Ulaan-Udi, khóa học tiếng Mông Cổ của Đại học Irkutsk, và SEPTS, Liên Xô, Người biểu dương các thầy cô giáo và căn dặn các thầy cô phải quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục học sinh trung thành với tình hữu nghị giữa hai nước. Là một nhà nghiên cứu đã từng học tập, làm việc và sinh sống tại Liên Xô và Liên bang Nga gần 10 năm, tôi có thể khẳng định về Yu. Tôi tin chắc rằng đại đa số người dân Mông Cổ sẽ chia sẻ quan điểm này.

 

Nhà báo và nhà nghiên cứu nổi tiếng người Nga về Tsedenbal, L. Shinkarev: “Khi ông ấy cầm quyền, người Mông Cổ đã có thể vượt qua thử thách quan trọng nhất của thế kỷ 20. Nó là gì: những người có dân số ít không bị cám dỗ bởi bất cứ điều gì giữa các nước lớn, cả Trung Quốc và Liên Xô, họ vẫn ổn định mà không bị nhấn chìm trong vòng xoáy lớn của lịch sử, và đúng là nhà nước độc lập của Mông Cổ và Thành Cát Tư Hãn đã đến ra khỏi cuộc xung đột...

 

Các hoạt động của Y. Tsedenbal, kiến ​​trúc sư chính cho sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị và hợp tác này, trong hầu hết các trường hợp đều dựa trên nguyên tắc bảo vệ lợi ích sống còn của người dân Mông Cổ và tôn trọng lợi ích của người dân các nước khác. Tất nhiên, sự kiểm soát của các cường quốc đã có tác dụng, nhưng như một số người nói, Mông Cổ không trở thành thuộc địa của người khác, không gia nhập Liên Xô, phía Liên Xô nhấn mạnh đến Yu, đây là điều đã xảy ra khi Đảng Cộng sản Trung Quốc, Liên Xô và KGB tham gia vào âm mưu hạ bệ Yu. Nhưng có một sự thật của lịch sử là nhà lãnh đạo Mông Cổ, người luôn hết lòng vì tình hữu nghị, quan hệ hữu nghị và nhân đạo, được ghi nhớ rất nhiều trong lòng người dân Nga.

 

Trên vũ đài chính trị lớn của một quốc gia nhỏ bé tên là Mông Cổ, Y. Tsedenbal, con trai của một người chăn gia súc bình thường, bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một giáo viên và nhà giáo dục, ở tuổi 23, ông đã trở thành người đứng đầu đảng cầm quyền và là ủy viên của Quân đội Mông Cổ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quân đội này đã trỗi dậy, lớn mạnh và cứng rắn giữa cuộc đấu tranh khốc liệt giữa các quốc gia, và rằng con đường này không hề bằng phẳng.

 

Chính sách quốc tế chủ nghĩa của Y. Tsedenbal, người đã tự do hóa chính sách đối ngoại của Mông Cổ phù hợp với thời đại, phát triển quan hệ đối ngoại của đất nước và đưa nước này trở thành thành viên của Liên hợp quốc, thiết lập quan hệ tốt đẹp và bình thường với các cường quốc láng giềng, thiết lập quan hệ ngoại giao với cùng và 97 quốc gia khác thông qua các tổ chức xã hội, mở cửa đất nước. Theo nghiên cứu, người ta kết luận rằng Y. Tsedenbal là một nhà ngoại giao, một người đấu tranh kiên cường vì hòa bình và hữu nghị của nhân dân, một người theo chủ nghĩa quốc tế.

 

Nghiên cứu cho thấy Y. Tsedenbal không chỉ là một chính khách và chính trị xã hội mà còn là một trong những tướng quân nổi tiếng của Mông Cổ. Công lao chính của Y. Tsedenbal là ông đã có thể thực hiện một chính sách văn hóa và kinh tế xã hội rộng lớn dựa trên khoa học.

 

Nguyên nhân sâu xa để có thể làm việc ổn định và hiệu quả trong 44 năm dưới sự lãnh đạo của đảng, chính phủ và xã hội Mông Cổ là gì? Người nghiên cứu đặt mục tiêu làm sáng tỏ điều đó. Trước hết, tôi kết luận rằng Y. Tsedenbal là một người làm việc chăm chỉ không biết mệt mỏi. Đây là một trong những lý do tại sao ông làm lãnh đạo Mông Cổ trong nhiều thập kỷ.

 

Y. Tsedenbal đặc biệt chú ý đến văn hóa của dân tộc mình, sự phát triển của nghệ thuật, văn học và thể thao, đó là chính sách chính của nhân vật lịch sử này.

 

Hầu hết những người viết về Y. Tsedenbal đều là sách của ông. Người ta nói rằng ông đọc tạp chí cả ngày lẫn đêm, có một thư viện rộng và đẹp khác thường, khuyên người khác coi trọng việc học hành hơn tất cả, và nói chung, ông là tấm gương cho những người khác về tri thức vào thời điểm đó. Y. Tsedbal được những người cùng thời biết đến về kiến ​​thức của mình, được người khác kính trọng vì kiến ​​thức của mình và với phẩm chất đó đã ảnh hưởng đến người khác và thao túng quần chúng. Có thể nói, hình ảnh chính về thiếu tá Y. Tsedenbal là sự không ngừng chú ý tiếp thu kiến ​​thức và tư cách trí thức của ông.

 

Kết luận này của nhà nghiên cứu là một phần từ sự hiểu biết về Y. Tsedenbal, một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử Mông Cổ. Tất nhiên, chúng tôi cũng có ý kiến ​​chỉ trích gần như tất cả các hoạt động của ông ấy. Mặt khác, rõ ràng là nếu chỉ ý kiến ​​riêng của tôi thì không đủ để đánh giá những vấn đề xung quanh nhân vật vĩ đại đã chiếm lĩnh nửa thế kỷ 20 này. Do đó, chúng tôi đã đưa vào nghiên cứu của mình ý kiến ​​​​của những người đã tạo nên lịch sử của Mông Cổ trong thế kỷ 20 và những người đồng hương của họ biết rõ về vinh quang của nó. Những người này bao gồm: công nhân bình thường, người chăn gia súc, nông dân, tài xế, thợ xây dựng, sinh viên, thợ cắt tóc, bác sĩ, y tá, đầu bếp, tướng lĩnh, lãnh đạo công đoàn, chính ủy, người hầu, cựu chiến binh, công nhân đường sắt, giáo viên, kỹ sư, dịch giả và nhà báo. các cựu chiến binh của cuộc đấu tranh cách mạng, các quan chức cấp cao của đảng và chính phủ, các nhà ngoại giao, các chính phủ trước đây và hiện tại,

 

1940-1984 là một thời kỳ rất đặc biệt đối với Mông Cổ. Của cải do xã hội cùng tạo ra và được phân phối đồng đều, xã hội được phát triển thông qua kế hoạch hóa tập trung, nhà nước tôn thờ tài sản hợp tác xã, tôn thờ đảng và nhà nước, và kiểm duyệt một số quyền tự do chính trị, tuân thủ cùng một hệ tư tưởng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, cổ vũ chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa hữu nghị. Vì các nhà lãnh đạo của một hệ thống xã hội chủ nghĩa coi chủ nghĩa quốc tế là một trong những nền tảng chính của sự phát triển, chủ yếu thuộc loại độc đoán, trong cuốn sách "Lịch sử Mông Cổ" (UB., 1999) G. Bumtsend, J. Sambuu, Y. Tsedenbal và J. Batmankh có thể hiểu một cách chung chung rằng nó được đưa vào phong cách độc đoán của nhân vật. Bất kỳ chính khách nào cũng là sản phẩm của hệ thống đó, hệ thống đó.

 

Ví dụ: Vào thế kỷ 14 - 16, trong lòng sâu của chế độ phong kiến ​​ở Tây Âu đã nảy sinh chủ nghĩa nhân văn, chống lại chế độ phong kiến, bảo vệ quyền tự do của con người, bảo vệ phôi thai của xã hội tư sản đang phát triển. S. Semon, R. Owen của Anh, A. I. Herzen của Nga, V. G. Belinsky, N. A. Dobrolyubov, và N. G. Chernyshevsky đã miêu tả chủ nghĩa xã hội trong cái gọi là thời đại tư sản của thế kỷ 19. K. Marx, F. Engels, và Nhà cách mạng Nga I. Lenin vào đầu thế kỷ 19 và 20 đã phát triển các học thuyết về chủ nghĩa xã hội và thậm chí cả chủ nghĩa cộng sản.

 

Ngay cả trong chiều sâu của cái gọi là xã hội xã hội chủ nghĩa, các ý tưởng về dân chủ và thị trường đang phát triển và củng cố. Hai nhà Cộng sản M. Gorbachev và N. Yeltsin đã phát triển và thực hiện một chương trình nhằm thay đổi căn bản nước Nga, quốc gia xã hội chủ nghĩa chính, và nhà cải cách vĩ đại của Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, một sản phẩm của xã hội cộng sản, đã đưa Trung Quốc cộng sản trở thành một quốc gia thị trường kiểu mẫu. Sản phẩm của Chủ nghĩa xã hội - Nhà lãnh đạo Ba Lan Lech Walesi đã bắt đầu sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội châu Âu, và bắt đầu công việc vĩ đại là cải cách chủ nghĩa xã hội Mông Cổ và đưa nó vào con đường thị trường và dân chủ.

 

Vị tướng nổi tiếng G. K. Zhukov đã mô tả Yu. Tsedenbal là một chính trị gia thể hiện những phẩm chất tuyệt vời của một người và tìm ra nguyên nhân của mọi việc một cách chi tiết. Theo nghiên cứu, người ta kết luận rằng Y. Tsedenbal, một đại diện vĩ đại của chế độ độc tài, là một người kiên quyết và nguyên tắc trong mọi vấn đề, nhưng về con người, ông lại là một người mềm lòng, muốn tiếp cận vấn đề từ một quan điểm tốt, và một người hiền lành và thông minh. Một hiện tượng phổ biến là chính phủ và các nhà lãnh đạo của bất kỳ xã hội nào đều là đại diện của những ý tưởng mới, và có thể nói rằng Y. Tsedenbal, người lãnh đạo cuộc đấu tranh thành lập xã hội này, đã góp phần nhân bản hóa hệ thống quản lý nghiêm ngặt này. tuân thủ lý thuyết của M. Weber, trong đó xác định các đặc điểm của phân loại truyền thống, lôi cuốn và hợp pháp.

 

Theo quy định của pháp luật, do kết quả của nhiều cuộc bầu cử của đảng, chính phủ, ông đã làm việc nhiều năm ở cấp quản lý cao nhất, thực hiện vai trò lãnh đạo của mình theo quy định của pháp luật và tiến hành các hoạt động công khai được pháp luật cho phép. .Tsedenbal thuộc thể loại chuyên ngành luật…

 

Xem xét sự phân loại các chuyên ngành của nhà khoa học chính trị người Mỹ Robert Tucker là bảo thủ, cải cách và cách mạng, các chính sách và hoạt động của Y. Tsedenbal là bảo thủ khi họ đấu tranh để xóa bỏ dấu vết của chủ nghĩa thực dân, lạc hậu và thiếu quyền, đồng thời tạo ra một cấu trúc xã hội mới và hệ thống kinh tế. Ngoài ra, nó không thể hiện quan điểm cách mạng nếu không đặt mục tiêu lật đổ và thay đổi căn bản hệ thống của những năm 1940. Y. Tsedenbal là một nhà lãnh đạo kiểu cải cách nhằm đổi mới, phát triển và cải thiện xã hội hiện có, tạo ra nhiều ngành kinh tế mới, làm cho dân trí sáng sủa hơn và cải thiện hệ thống chính trị và xã hội.

 

Các nhà lãnh đạo được phân loại là những nhà lãnh đạo được chỉ định và công nhận dựa trên cách họ lãnh đạo. Y. Tsedenbal, người xuất hiện khi còn trẻ với sự hỗ trợ và áp lực trực tiếp của H. Choibalsang, đã nhận được sự giúp đỡ của Moscow trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, phối hợp chặt chẽ chính sách của mình với chính sách của các cường quốc láng giềng, và nằm dưới sự kiểm soát và ảnh hưởng chặt chẽ của ông, nhưng xã hội - trong nhiều năm quản lý chính trị, ông đã trở thành một nhà lãnh đạo được công nhận, người thực hiện các chính sách dựa trên mối quan hệ tốt giữa các cá nhân, sự tin tưởng và tôn trọng.

 

Các nhà lãnh đạo có thể được phân loại là độc đoán, tự do và dân chủ theo phong cách quản lý của họ, và đối với Y. Tsedenbal, phong cách hoạt động của ông là hỗn hợp, không phải một loại, liên quan đến đặc điểm của hệ thống xã hội và nhà nước, sự phát triển độc đáo của đất nước con đường, và đặc điểm cá nhân. Tập trung quyền lực của đảng và nhà nước, thực hiện quản lý bằng nghị định, sắc lệnh, phân công, tạo sự kiểm soát nhất định về chính trị, tư tưởng trong xã hội, cho rằng phải cưỡng chế, kiểm soát chặt chẽ, hướng dẫn thì mới lay động được người dân, xã hội mới phát triển. Một phong cách xã hội chủ nghĩa Y. Tsedenbal là một nhà lãnh đạo độc đoán vì ông tin vào việc tôn thờ một hệ tư tưởng chính thống.

 

Y. Tsedenbal cũng phụ thuộc vào loại hình tự do khi ông tìm cách đoàn kết mọi người với lợi ích và nguyện vọng chung của họ. Quản lý tập thể và chính sách tập thể yêu cầu những người khác tuân theo các quyết định tập thể và tự thực hiện chúng, giữ cho các hoạt động và chính sách của họ minh bạch, liên tục phổ biến chúng cho công chúng, luôn tính đến lợi ích, nguyện vọng và mục tiêu của những người mà họ quản lý và thực hiện không áp đặt ý tưởng của mình lên người khác một cách mù quáng, như xưa nay người ta luôn cố gắng đảm bảo cho mọi người được tự do làm việc, sinh sống và học tập, điều đó cũng phụ thuộc vào khuôn mẫu dân chủ.

 

Trong suốt 44 năm lãnh đạo đảng và chính phủ, không có ai thuộc phe đối lập bị bỏ tù vì quan điểm chính trị hoặc sáng kiến ​​của chính họ. Trong nhiều năm này, 4-5 người thuộc đảng đối lập của ông đã bị tòa án trừng phạt chỉ với lý do vi phạm luật pháp thời bấy giờ. Số lượng tù nhân chính trị được gọi là trong 44 năm dưới chính quyền của Y. Tsedenbal sau chiến tranh lớn bằng một ngón tay. Ông tận dụng mọi cơ hội để trấn áp sự bất mãn của quần chúng. Ông chưa một lần sử dụng quân đội và cảnh sát chống lại công dân, bắt và giam giữ họ với số lượng lớn. Ông nhất quán thực hiện chính sách tôn trọng dân chủ và nhân quyền sống còn tùy theo tình hình.

 

Nhà khoa học chính trị người Mỹ Margaret J. Hermann đã phân loại các nhà lãnh đạo theo hình ảnh của họ là người cầm cờ, quan chức, người hầu, thương nhân và lính cứu hỏa. Nhà khoa học chính trị Mông Cổ, Tiến sĩ S. Bazarpurev: "một quan chức và người hầu đại diện cho lợi ích của những người ủng hộ mình và thay mặt họ hành động cũng như quản lý các yêu cầu của họ" đã liệt kê 2 người là R. Reagan và Y. Tsedenbal. Cần lưu ý rằng Y. Tsedenbald có những đặc điểm cũng thuộc về các loại khác, chẳng hạn như mang lá cờ đấu tranh giành thắng lợi trong Chiến tranh thế giới thứ hai, là "người cầm cờ" của đất nước công nghiệp hóa, hợp tác xã, thu hồi đất, và giác ngộ nhân dân. 

 

Tiêu chí chính để xác định vai trò của bất kỳ nhân vật chính trị xã hội nào trong lịch sử là công việc thực tế được thực hiện cho sự phát triển của đất nước và kết quả của nó. Nói cách khác, nền độc lập của đất nước đã được củng cố và bảo đảm như thế nào? Nền kinh tế và văn hóa của đất nước đã phát triển như thế nào? Đời sống và văn hóa của nhân dân đã được cải thiện như thế nào? Tình hình sẽ ra sao? đặc điểm có thể được coi là chỉ số cơ bản. Từ quan điểm này, chúng tôi đã cố gắng xác định ngắn gọn kết quả hoạt động của Y. Tsedenbal, công bố chúng trên báo chí và thảo luận với công chúng. Kết luận của chúng tôi phần lớn phù hợp với ý kiến ​​đa số của công chúng.

 

 

JAMBALSUREN là giáo sư MU, phó chủ tịch Học viện Y. Tsedenbal, bác sĩ 

 

 

Chào mừng các bạn đến với MỘT THỜI MONGOLIA ĐỂ NHỚ

Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)