Tổng số lượt xem trang

Trang

Chào mừng các bạn đến với "Motthoimongolia"





Số người online -----


web trends

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2021

 Nhân dịp năm mới 2021, Xuân Tân Sửu, kính chúc Hội viên và gia đình, bạn đọc motthoimongolia 

AN KHANG, THỊNH VƯỢNG, VẠN SỰ NHƯ Ý

2021 оны шинэ жилийн баярыг тохиолдуулан танд болон танай гэр бүлд Эрүүл мэнд, Aз жаргал хүсье


TM Ban Liên lạc Hội
Trưởng Ban

TS Nguyễn Quế Côi


Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

Một số kinh nghiệm đến Mông Cổ

Đinh Hằng (*) 


Hiện nay, Việt Nam và Mông Cổ chưa có đường bay thẳng, do đó bạn phải quá cảnh tại Hong Kong hoặc Bắc Kinh.

Về visa khá đơn giản. Do yêu cầu phải có thư mời từ đại lý du lịch đã được gỡ bỏ từ ngày 1/7 vừa qua, hồ sơ làm visa bao gồm: đơn xin visa, ảnh 3x4 cm, vé máy bay, lịch trình và hoá đơn đã đóng phí nộp visa tại ngân hàng. Phí xin visa tại TP.HCM là 65 USD, tại Hà Nội là 25 USD.

MÙA DU LỊCH MÔNG CỔ: chỉ kéo dài từ tháng 6 đến giữa tháng 9 hàng năm. Cao điểm nhất là các tháng hè do thời tiết dễ chịu nhất trong các mùa. Các tourist camp đồng loạt mở cửa vào ngày 1/6 hàng năm. Du lịch mùa đông và xuân của Mông Cổ cũng có những không phổ biến, do khí hậu rất khắc nghiệt.

ĐẾN MÔNG CỔ NGHĨA LÀ ĐỪNG ĐÒI HỎI QUÁ NHIỀU:

Nơi bạn sẽ ngủ nhiều nhất trong các đêm đi road trip ở Mông Cổ là các khu cắm trại truyền thống kiểu Mông Cổ dành cho khách du lịch, gọi là ger. Mỗi ger là một lều vải hình trụ có chóp hình nón, bên trong có thể đặt tối đa đến bốn chiếc giường. Ở giữa lều là một lò sưởi bằng củi, thường sẽ được nhóm khi bạn mới đến, và châm lò hai lần suốt đêm. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự đốt lò vì việc này khá dễ dàng. Nhà vệ sinh và nhà hàng sẽ nằm ở một khu vực riêng, và dùng chung cho tất cả các khách.

Mỗi ngày, tuỳ theo lịch trình bạn sẽ trải qua vài trăm cây số trên đường. Nhà vệ sinh là một khái niệm khá xa xỉ ở Mông Cổ một khi bạn đã ra khỏi thủ đô, do đó, hãy quen với việc “trở về thiên nhiên” và đừng…mắc cỡ.

Người Mông Cổ ăn rất nhiều thịt và ít rau. Đừng đòi hỏi hải sản hay các món Việt vì rất hiếm. Các loại thịt phổ biến bao gồm: bò, dê, cừu, gà, ngựa…Thịt chế biến theo phương pháp truyền thống ngon nổi tiếng là nướng đá. Nếu có cơ hội, nên thử món sóc đất (marmot) nướng đá, uống cùng với rượu vodka Mông Cổ. Nên mang theo thuốc chống táo bón để dự phòng.

NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN LƯU Ý KHI ĐẾN LÀNG TUẦN LỘC ĐÔNG TSAATAN:

Luôn nhớ rằng, Tsaatan không phải là một điểm tham quan du lịch và sẽ không cung cấp cho bạn những tiện nghi mà một khách du lịch đòi hỏi. Ngược lại, bạn cần phải luôn tôn trọng văn hoá cũng như môi trường sống của người nuôi tuần lộc. Tsaatan là một cộng đồng du mục cùng tuần lộc đang sống theo đúng truyền thống bao đời của họ ở biên giới Mông Cổ.

Là những người chăn nuôi du mục, họ chào đón khách du lịch đến với cộng đồng như một cách để hỗ trợ cho bộ lạc của mình tiếp tục duy trì truyền thống trong thế kỷ 21 - vốn khác biệt hoàn toàn với lối sống du mục của họ. Một khi đã đến Tsaatan, bạn ngủ trong chiếc lều truyền thống đơn sơ như họ, uống bằng nguồn nước suối như họ, và cũng như họ, bạn từ bỏ mọi tiện ích của thế giới hiện đại từ sóng điện thoại đến Internet, từ điện đến tắm nước nóng…

Làng tuần lộc không phải là điểm đến dành cho những người đã quen với việc được “phục vụ tận răng” hay chỉ thích đi du lịch nghỉ dưỡng. Ngược lại, đây là một hành trình đòi hỏi sức khoẻ và khả năng bền bỉ trên suốt dặm đường. Từ thủ đô Ulaanbaatar, bạn cần ít nhất là bảy ngày cho hành trình đến làng Tsaatan và quay trở về. Sau khi băng qua trên dưới một ngàn cây số đường nhựa, bạn cần ít nhất 12 tiếng đồng hồ để lái xe qua những thảo nguyên đầy bùn đất, lầy lội và có thể có tuyết vào mùa thu, điểm đến cuối cùng là thị trấn "cửa ngõ" vào làng tuần lộc. Từ đây, tuỳ thuộc vào vị trí của làng tuần lộc, điều kiện thời tiết và đường đi, mà bạn sẽ phải cưỡi ngựa từ ba đến chín tiếng để đến được làng Tsaatan. Đây là phương tiện duy nhất để đến được làng tuần lộc, và bạn thường sẽ phải tự điều khiển ngựa của mình.

Có hai khu vực nơi cộng đồng người Tsaatan sinh sống được gọi là Đông Tsaatan và Tây Tsaatan. Làng Đông Tsaatan thường đón khách du lịch nhiều hơn vì gần và dễ tiếp cận hơn. Vì quãng đường đến Đông Tsaatan khó khăn và vất vả như vậy, nên thời gian để lưu lại và tìm hiểu về bộ lạc nên từ hai đến ba ngày. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để bạn gặp gỡ và sống cùng nếp sống với người nuôi tuần lộc, khám phá cảnh sắc hùng vĩ của rừng taiga, tìm hiểu về truyền thống lâu đời của họ.

Do hành trình vất vả để đến làng tuần lộc, hành lý đem theo của bạn cần gọn nhẹ, dưới 10 kg là lý tưởng nhất. Vì hành lý này sẽ được chất lên lưng ngựa trong quá trình di chuyển.

- Tiền mặt: không cần phải đem một số tiền lớn, số tiền duy nhất mà bạn có thể sẽ sử dụng tại làng tuần lộc là để mua đồ lưu niệm làm từ sừng tuần lộc.

- Hành lý chỉ cần để vừa một ba lô đeo hàng ngày, các vật dụng cần thiết chỉ đem theo một lượng nhỏ vừa đủ dùng trong thời gian lưu lại làng.

- Tuỳ vào điều kiện thời tiết, làng tuần lộc có thể nóng vào ban ngày và đóng băng mặt đất vào ban đêm. Do đó, trang phục cần mặc theo kiểu nhiều lớp, gọn, nhẹ.

- Các vật dụng cần đem theo: Hộ chiếu, túi ngủ, quần áo lạnh, vớ dài và ấm, áo mưa và quần mưa chuyên dụng màu tối mặc khi cưỡi ngựa, kiếng mát, kem chống nắng, xịt chống côn trùng, bình nước, đèn pin/đèn đeo trán, đồ sạc các thiết bị điện tử như điện thoại, máy ảnh, thuốc, giấy vệ sinh...

-----------

(*) Đinh Hằng là phóng viên, blogger du lịch, tác giả hai cuốn sách du ký best seller Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ và Chân đi không mỏi: Hành trình Đông Nam Á. Cô được biết đến với các chuyến độc hành đến nhiều vùng đất độc đáo, kỳ lạ, nơi ít người Việt đặt chân tới. Cô đã và đang liên tục chia sẻ về những chuyến đi của mình suốt tám năm qua.

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2020

CHÚC MỪNG VỢ CHỒNG ANH NGUYỄN XUÂN ĐOAN CƯỚI CON GÁI ĐẦU

Trưa ngày 20/12/2020, vợ chồng anh Nguyễn Xuân Đoan cưới  con gái đầu là Nguyễn Thị Thu Trang và rể là Nguyễn Hữu Nghĩa trong không khí hoan hỷ và đầm ấm.

Từ trái qua: Nguyễn Văn Huy (1), Nguyễn Quế Côi (thứ 2), Nguyễn Văn Thật (3), Nguyễn Thanh Dương (4), Nguyễn Văn Lý (5), Hoàng Tuấn Thịnh (6), Nguyễn Duy Thông (7), Lại Hồng Thắng (8), Nguyễn Thế Cường (9), và Nguyễn Văn Hướng (10)

Rất đông khách quý đến chung vui. Đặc biệt, các chiến hữu là cựu sinh viên VN tại Mông Cổ (trong đó có Hội trưởng Nguyễn Quế Côi, các anh Nguyên là Đại sứ VN tại Mông Cổ: Nguyễn Văn Thật, Hoàng Tuấn Thịnh) đã tổ chức đi từ Hà Nội xuống Hải Dương mừng vc anh chị Đoan, chúc phúc hai cháu.

Xin chúc mừng anh chị Đoan - Hòa, chúc hai cháu Trăm Năm Hạnh Phúc


p/s: Anh Nguyễn Xuân Đoan, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Hải Dương (mới nghỉ hưu năm 2020), cùng khóa học tại Mông Cổ (sang MC năm 1983) cùng với Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Duy Thông, Vũ Anh Minh, sau đó tiếp tục làm Nghiên cứu sinh 1990-1994

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2020

Mông Cổ - Từ hình mẫu chống dịch đến thất thủ trong cuộc chiến COVID-19

 

Mông Cổ từng được ngợi ca là mô hình chống dịch hiệu quả. Nhưng làn sóng lây nhiễm mới đang đặt ra câu hỏi: Đâu là cách tiếp cận hợp lý trong cuộc chiến chống COVID-19.

Chú thích ảnh

Người dân Ulaanbaatar phép xếp hàng, chờ nhiều giờ trong thời tiết giá lạnh để được xét nghiệm COVID-19. Ảnh: Nikkei Asia Reivew

Mới chỉ hơn một tháng trước, Mông Cổ vẫn là quốc gia “miễn nhiễm COVID-19”. Trẻ em được đến trường, những sự kiện tập trung đông người như hội thảo, hòa nhạc, thể thao đều được phép diễn ra. Mọi thứ như thế virus SARS-CoV-2 không tồn tại. Người dân nước này không còn đeo khẩu trang khi mùa hè tới, quy định giãn cách xã hội cũng được rút lại. 

Nhưng mọi thứ bắt đầu thay đổi kể từ ngày 11/11, khi ca lây nhiễm cộng đồng đầu tiên được ghi nhận tại quốc gia Trung Á này. Một người lái xe tải chở hàng từ Nga về Mông Cổ được xác định dương tính với SARS-CoV-2 bốn ngày sau khi anh này rời cơ sở cách ly tập trung – nơi lái xe tiến hành cách ly đủ 21 ngày. Kể từ đó, đã có hơn 100 người mắc COVID-19 tại thủ đô Ulaanbaatar và hơn 300 ca ở các khu vực nông thôn. 

Theo Giáo sư Mandakhnaran Davaadorj, một chuyên gia về miễn dịch tại Đại học Y khoa thuộc Đại học Quốc gai Mông Cổ, đó là điều không thể tránh được, dù Mông Cổ đã có gần 10 tháng kiềm chế thành công COVID-19, kể từ sau ca nhiễm nhập khẩu được phát hiện lần đầu tiên trong tháng 3 năm nay. 

Ông nhắc lại thời điểm đó, với việc chính phủ cảnh giác cao độ trước COVID-19, đề ra biện pháp phòng tránh quyết liệt, còn người dân đều tự nguyện tuân thủ các quy định bắt buộc về đeo khẩu trang, rửa tay vệ sinh. Các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng trong tháng 3 gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế với quy mô ba triệu dân. Nhà hàng, hiệu cafe, quán bar đều buộc phải đóng cửa, khiến nguồn doanh thu từ ngành dịch vụ này sụt giảm. 

Mông Cổ đóng cửa biên giới với Trung Quốc từ ngày 22/1 và đến tháng 3 thì đóng cửa toàn bộ biên giới, bắt đầu mở các chuyến bay thuê đón công dân Mông Cổ từ nước ngoài trở về. Số này phải cách ly 21 ngày trong các cơ sở tập trung, tiếp đó là tự cách ly 14 ngày tại nhà. “Mông Cổ đã thực hiện rất tốt cách ly người từ nước ngoài về và thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn”, Sergey Diorditsa, Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Mông Cổ từng ngợi ca. 

Giờ đây, khi đối diện với sự bùng phát của ca nhiễm mới trong tháng 11, giới chức Mông Cổ kỳ vọng lệnh đóng cửa quốc gia sẽ chấm dứt tình trạng lây nhiễm mộ lần và mãi mãi. Chính quyền nước này nỗ lực tiến hành xét nghiệm trên quy mô khoảng 500.000 dân, trong đó có quy định mỗi gia đình phải có một thành viên tham gia xét nghiệm bắt buộc. 

Nhờ quyết tâm này, số ca lây nhiễm cộng đồng từ 11/11 đến 8/12 đứng ở con số 464 ca, cộng với 453 ca nhập khẩu, đưa tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này là 917 trường hợp. Lệnh đóng cửa được thực hiện từ ngày 12/11, dự kiến chấm dứt trong ngày 1/12, nhưng sau đó lại được gia hạn đến ngày 11/12. 

Quy định phong tỏa bắt đầu được nới từ ngày 14/12. Người dân có thể quay trở lại đi làm, nhưng trường học, các trung tâm thể hình, trung tâm mua sắm, khách sạn vẫn chưa được phép mở cửa trở lại. Tất cả các hoạt động tụ tập đông người đều bị cấm. 

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang vật lộn với khó khăn mà tình trạng đóng cửa gây nên, khi họ vẫn chưa được tiếp cận bất kỳ nguồn hỗ trợ trực tiếp nào của chính quyền với cộng đồng doanh nghiệp, trong khi vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng, nhân công để duy trì sản xuất cầm cự.

Thủ tướng Khurelsukh Ukhnaa ngày 13/12 tuyên bố, chính phủ sẽ tài trợ tiền điện, nước sinh hoạt cho mọi doanh nghiệp và hộ gia đình đến tháng 7/2021, đồng thời mở các cuộc đàm phán với khu vực ngân hàng về khoanh nợ cho doanh nghiệp.

Chính quyền cũng nỗ lực duy trì xuất khẩu than, khoáng sản sang Trung Quốc, nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Mông Cổ. Tuy nhiên, lượng xe trở than qua cửa khẩu biên giới giảm từ 1.200 chuyến/ngày xuống còn 150 chuyến/ngày và mới tăng trở lại 300 chuyến/ngày trong tuần này. Nguyên do là phía Trung Quốc yêu cầu lái xe phải xuất trình được kết quả thử âm tính. 

Một bộ phận dân cư phản ứng trước các quy định bất hợp lý trong thực hiện đóng cửa. Đơn cử, sau khi lệnh này được ban hành, xe tải chở hàng lương thực, thực phẩm buộc phải tuân thủ quy định chỉ được hoạt động sau 10 giờ đêm, dù giao thông thời điểm ban ngày rất thưa thớt. Một số chủ cửa hàng, nhân viên phải thức đến 4 giờ sáng để nhận hàng. Sau khi người dân phản ánh lên, quy định về xe tải chỉ được hoạt động sau 10 giờ tối mới được bãi bỏ. 

Diễn biến dịch bệnh khiến nhiều người đặt câu hỏi về cách tiếp cận của chính quyền trong cân bằng giữa kiểm soát lây nhiễm với duy trì hoạt động kinh tế.

“Mọi người đang chỉ trích các quyết định kiểu ngẫu hứng, không được dự trù rõ ràng từ trước. Virus đã lây lan trên thế giới hơn 10 tháng. Nhưng các quan chức của chúng tôi đang hành động tựa như Mông Cổ vừa mới phải đối diện với loại virus hoàn toàn mới. Thật khó để khẳng định họ đang quan tâm cứu giúp người dân trước đại dịch, hay là chỉ quan tâm đến giữ danh tiếng, thành tích”- ông Munkhsoyol Baatarjav, chuyên gia kinh tế và là thành viên ban lãnh đạo Đảng Lao động Quốc gia Mông Cổ nêu quan điểm.

Bài trên Tin tức TTXVN

Chào mừng các bạn đến với MỘT THỜI MONGOLIA ĐỂ NHỚ

Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)