Tổng số lượt xem trang

Trang

Chào mừng các bạn đến với "Motthoimongolia"





Số người online -----


web trends

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2008

LỊCH SỬ MONGOLIA

Bài này là lấy từ website của Đại sứ quán Mongolia tại Hà Nội, xin giới thiệu cùng các bạn.

Mặc dù từ thời kì đồ đá, ở Mông Cổ đã có con người sinh sống, nhưng mãi đến thế kỉ thứ 3 trước công nguyên, với sự xuất hiện của vũ khí bằng kim loại, Mông Cổ mới thực sự có vai trò quan trọng về chính trị trong khu vực. Nhìn chung lịch sử Mông Cổ thời kì này cũng giống như lịch sử của những người dân du mục sống trên các thảo nguyên khác, đó là vùng đất phía Bắc giáp Siberia của nước Nga, phía đông - nam giáp Trung quốc, phía Tây giáp vùng Trung Á. Những thảo nguyên này là nơi sinh sống của nhiều bộ lạc du mục, có lúc họ cũng tập hợp với nhau thành những bộ lạc rất đông người. Chăn nuôi, buôn bán, cướp bóc mục dân và cướp bóc lẫn nhau là cách thức tồn tại của họ. Tuy nhiên đôi khi họ cũng sống hoà thuận, tạo nên liên minh hùng mạnh của những người thổ dân và là mối đe doạ đối với Trung hoa, thỉnh thoảng còn đe doạ cả với Trung Đông, châu Âu và thậm chí xa hơn. Những liên minh này thỉnh thoảng rất hùng hậu với sức tàn phá lớn, làm xáo trộn dân cư và phá hoại tình hình chính trị trong khu vực, nhưng lại không tồn tại lâu dài. Những người du mục Mông Cổ luôn quan tâm đến vùng đất giàu có bên cạnh mình là Trung hoa và những liên minh của họ cũng từng có những ảnh hưởng to lớn đối với lịch sử của đất nước phương nam này. Nội dung chủ yếu trong lịch sử của người Mông Cổ chính là các cuộc chiến tranh với Trung hoa. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Genghis Haan (Thang Cát Tư Hãn), liên minh hùng mạnh nhất của người Mông Cổ đã vựơt xa biên giới Trung hoa. Triều đại của ông đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử thế kỷ XIII-XIV, gần như toàn bộ khu vực châu Á, phía tây nước Nga, Trung Âu và Đông Nam Á đều nằm dưới quyền cai trị của ông cùng các đồng minh của mình. Ở Mông Cổ di sản của triều vua Genghis Haan là một bộ luật vĩ đại, một văn bản văn viết Đó là một niềm tự hào lịch sử. Thêm vào đó những mối giao lưu với bên ngoài dưới sự cho phép của Hoàng đế Mông Cổ đã góp phần phát triển nòi giống người Mông Cổ cũng như sự xuất hiện của Đạo Phật trên lãnh thổ Mông Cổ. Khi Đế chế Mông Cổ sụp đổ, Mông Cổ trở thành một phần của triều đại nhà Hán (1271-1368, sau công nguyên) của nước Trung hoa thống nhất. Nhà Minh lật đổ nhà Hán năm 1368 và xâm lược Mông cổ. Người Mông Cổ thất bại nhưng không phải trong cuộc chinh phục của người Trung hoa.

Đầu thế kỷ 15, Mông Cổ bị chia cắt thành 2 nước là Oirad ở dãy núi Altay và Khalkha ở phía bắc của sa mạc Gobi. Giữa thế kỷ 15, Oirad tấn công và nhanh chóng thống nhất Mông Cổ rồi đem quân chinh phục Trung hoa và đã có lúc bắt được cả Hoàng đế Trung hoa. Cuối cùng vào thế kỷ 16, dưới sự trị vì của Vua Dayan, một vùng đất rộng lớn của trung bắc châu Á, từ dãy Ural đến hồ Baikal và cả nước Khalkha đều bị chinh phục. Sau khi ông qua đời Mông Cổ lại bị chia thành hai phe mâu thuẫn với nhau. Mặc dù phần lớn đất đai vẫn thống nhất dưới triều đại của vua Altan, người Mông Cổ vẫn tiếp tục chinh phục Trung hoa. Năm 1571, vua Altan ký hiệp ước hoà bình với nhà Minh chấm dứt 3 thế kỷ chiến tranh để tập trung lực lượng của mình vào vùng phía tây nam của Mông Cổ và tấn công Tibet. Cuối cùng ông ở lại Tibet theo đạo Phật và lấy hiệu là Dalai Lama.

Vào nửa cuối thế kỷ 17, quyền lực của Hoàng đế Mông Cổ suy giảm rõ rệt. Mông Cổ bị chia rẽ và bị nhà Mãn Châu đang manh lên đe doạ tán công. Vị vua cuối cùng của Mông Cổ, Hoàng đế Ligden thiết lập quyền thống trị của mình lên các phe phái khác lên cả nước Mông Cổ Khalkha, đã làm cho các thế lực thù địch của ông tìm kiếm sự trợ giúp của người Mãn châu để chống lại. Người Mãn Châu sau đó đã tiến hành một vài cuộc tấn công vào vùng phía đông Mông Cổ nhưng vấp phải sự phản kháng của triều đại Ligden và phải chấm dứt cuộc chiến trước khi tiến về phía tây. Sau khi vị vua cuối cùng này qua đời, sự nghiệp đấu tranh của người Mông Cổ ở miền nam nhanh chóng sụp đổ. Vào thời kỳ này người Mông Cổ Torgut, và một toán người chạy sang phía tây đã bị Nga hoàng chinh phục. Vùng Kalmyk người Torgut Mông Cổ và người Oriad cư ngụ trở thành một vùng của nước Nga.

Sau thế kỷ 17, đạo Phật lan rộng trên khắp đất nước Mông Cổ và đã thiết lập chế độ bảo hộ trên toàn Tibet. Khi nhà Thanh lật đổ nhà Mãn Châu và thiết lập quyền cai trị trên toàn Trung quốc, họ mở rộng đất đai lên phía bắc Mông Cổ. Vùng đất này nhanh chóng nằm dưới quyền kiểm soát của triều đình nhà Thanh và chỉ được trả lại độc lập cho Mông Cổ vào năm 1911 khi nhà Thanh sụp đổ. Ngoại Mông cổ (Mông Cổ Khalkh) trở thành quốc gia tự trị dưới sự bảo trợ của nước Trung Hoa mới và năm 1920 bị tàn quân Bạch Nga xâm chiếm. Được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, dưới sự lãnh đạo của Damdin Sukhê-Bato, Đảng NDCMMC được thành lập và với chiến thuật du kích quen thuộc, nhân dân Mông Cổ đã đánh bại lực lượng Ungern von Sternberg ( Nga) và thành lập nước CHND Mông Cổ. Liên Xô sụp đổ, Mông Cổ mất đi nguồn tài trợ chính và bắt đầu cải cách chính trị.

Cuộc bầu cử đa đảng tự do đầu tiên của người Mông Cổ diễn ra vào ngày 29/7/1990, Đảng NDCMMC chiếm 85% số ghế. Ngày làm việc đầu tiên của Thượng viện ngày 3/9 đã bầu ra Tổng thống (Đảng NDCM Mông Cổ), Phó Tổng thổng (Đảng dân chủ xã hội), Thủ tướng (Đảng NDCM Mông Cổ) và 50 thành viên của Hạ viện. Phó Tổng thống cũng đồng thời làm Chủ tịch Hạ viện. Tháng 11/1991, Thượng viện họp phiên đầu tiên thảo luận hiến pháp mới. Hiến pháp mới có hiệu lực ngày 12/2/1992. Cùng với việc xây dựng một nước Mông Cổ pháp quyền, độc lập, dân chủ, và đảm bảo các quyền và tự do, Hiến pháp mới còn tổ chức lại cơ quan hành pháp của chính phủ, xây dựng hệ thống lập pháp, thống nhất hai viện thành Quốc hội .

Hiến pháp được sửa đổi và bổ sung năm 1992, trong đó Tổng thống được bầu cử trực tiếp, phổ thông và đầu phiếu thay vì được bầu bởi cơ quan lập pháp như trước. Tháng 6/93, ông Punsalmaagiyn Ochirbat, người lãnh đạo Đảng dân chủ đối lập, là người đầu tiên thắng cử chức Tổng thống.

Đảng NDCM Mông Cổ đã thắng cử lần thứ 2 trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1990-1992, Liên minh đoàn kết dân chủ thắng cử năm 1996. Năm 2000, Đảng NDCM Mông Cổ trở lại nắm quyền lãnh đạo. Với kết quả bầu cử năm 2004 Đảng NDCM Mông Cổ đã buộc phải liên hiệp với Liên minh Dân chủ thành lập chính phủ liên hiệp. Tuy nhiên sự bất bình về vấn đề phát triển kinh tế và vấn đề tham nhũng lan rộng dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Liên hiệp (2004-2008), Đảng NDCM Mông Cổ đã dành lại hầu hết số ghế trong chính phủ Liên hiệp.
Tổng thống : Ông Nambaryn Enkhbayar
Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ : Ông Tsendiin Nyamdorj
Thủ tướng : Ông Miyegombyn Enkhbold

Không có nhận xét nào:

Chào mừng các bạn đến với MỘT THỜI MONGOLIA ĐỂ NHỚ

Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)