Tổng số lượt xem trang

Trang

Chào mừng các bạn đến với "Motthoimongolia"





Số người online -----


web trends

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Không thể nào quên

.
Nguyễn Quế Côi
Tuổi ấu thơ là quãng đời đẹp nhất, đáng nhớ nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Nó theo chúng ta suốt cuộc đời và trở nên đậm nét khi chúng ta bước sang tuổi xế chiều.  


Tập thể lưu học sinh khóa 1971 là những học sinh xuất sắc từ khắp mọi miền của Tổ quốc được gửi đi học tập tại các nước XHCN để làm nòng cốt cho đội ngũ cán bộ KHCN xây dựng đất nước sau chiến tranh. Những Lưu học sinh thời đó đến nay đã minh chứng một điều là họ đã nhận, và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lớn lao do Tổ quốc giao phó. Họ đã không hổ thẹn với những người bạn cùng thời và lớp cha anh đã hiến dâng máu xương vì độc lập, tự do của đất nước.


Nhắc đến tập thể lưu học sinh của khóa 1971-1978 tại nước Cộng hòa Mông Cổ là nhắc đến một tập thể biết thương yêu nhau, biết xẻ chia mọi nỗi buồn vui của tuổi thiếu thời, biết rõ nhiệm vụ đã được đất nước giao phó cho lớp thanh niên của những tháng năm một thời máu lửa.


Khóa học gồm 5 thành viên là:


Trần Văn Hồi – Thái Nguyên;


Nguyễn Văn Hùng – Nghệ An;


Nguyễn Thạc Hòa – Nghệ An;


Phạm Quang Trung – Quảng Bình;


Nguyễn Quế Côi – Hà nội.


Đây có lẽ là khóa vui nhộn nhất, nghịch ngợm nhất trong tập thể sinh viên thời đó. Các thành viên luôn được các Anh đi trước gặp riêng để nhắc nhở, động viên thực hiện tốt Nội qui, Qui chế sinh viên. Các thành viên ngoài tên cúng cơm  đều được đặt tên hiệu theo tính cách của mỗi người. Hồi GÀ LÔI vì cậu ta dáng đi rất giống gà lôi và chuyên lủi đi chơi một mình. Hùng ĐÔNG KI SỐT vì rất bốc đồng, chuyện gì cũng tham gia vì lý tưởng khác người của mình. Hòa KHOÈO thì suốt ngày nằm chẳng tham gia thể thao văn nghệ gì. Trung CÒI vì khi sang cậu ta chỉ cao có 1m45 và nặng 35 kg thôi và cuối cùng là Côi NGHIỆN vì cái gì cũng nghiện.


Khóa này học ra học và chơi cũng ra chơi. Có Ông ngay tháng thứ hai sau khi nhận học bổng đã đi cửa hàng đồ cũ mua ngay chiếc máy ảnh Zenit để tập chụp ảnh. Có khi hứng lên mua cả két bia về ngồi uống hết ngay đến nỗi đồng chí Đại Sứ phải đưa ra cuộc họp nhắc nhở chung là phải tiết kiệm giúp đỡ gia đình. Phòng ở chật chội nhưng có Ông vác về cả chiếc TV to tướng để xem riêng chứ không thèm xem chung. Có Ông mua cả bộ quay đĩa STEREO 2 loa về vặn nghe nhạc ầm ĩ suốt ngày... Có lẽ khóa này bị các Anh đi trước ghét nhất. Vào dịp lễ tết hay Noel chẳng bao giờ đi với nhau. Mỗi người đi một nơi trời cũng chẳng tìm được.


Tuy chỉ có 5 thành viên nhưng mỗi người một tính do đó cũng không được xuôi chèo mát mái lắm. Thân thì thân nhưng khi có vấn đề không vừa lòng nhau là giải quyết bằng vũ lực ngay. Tặng nhau vài quả “phật thủ” xong lại bình thường hóa quan hệ như không có chuyện gì xảy ra.


Sau khi tốt nghiệp mỗi người đi một ngả theo sự phân công của tổ chức. Có người như Anh Hồi suốt ngần ấy năm mà chưa ai gặp được. Do phải bươn trải cuộc sống tin tức về nhau rất hiếm hoi và nay sắp đến ngày hạ cánh thấy nhớ nhau vô cùng.


 Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày gặp gỡ của 5 con người tại nơi thảo nguyên đầy nắng gió nhưng thấm đẫm tình người, nhờ trang MONGOL MỘT THỜI ĐỂ NHỚ ôn lại những kỷ niệm một thời không thể nào quên.

1 nhận xét:

Trung Quang nói...

Dear, Dr, Quế Côi,
Thực lòng mà nói chuyến đi du học năm 1971 của bọn mình đặc biệt là quá khổ, vì năm đó lụt quá lớn, Trung phải nằm ở tp. Vinh gần 1 tháng trời, khi ra Hà Nội thì danh sách của mình đã được gửi đi học Ba Lan. Bộ cho phép ở lại nước năm sau đi, nhưng mình không nở đồng ý và xin được đi một nước nào cũng được. Thế là vận may đến gặp 4 đồng nghiệp. Đặc biệt là Côi "nghiện". Đúng bọn mình có những năm tháng xứ lạnh nơi quê người vui buồn đều có nhau. Nhưng sau hơn 30 năm vẫn chưa gặp được Hồi "gà lôi"
Quang Trung GV. ĐHNL-Huế

Chào mừng các bạn đến với MỘT THỜI MONGOLIA ĐỂ NHỚ

Chụp ảnh kỷ niệm những người đang sinh sống tại Tp Hồ Chí Minh nhân Quốc khánh Mongolia 1993 (từ trái qua: Bình, Hoàng, Hạnh, Đại, Tý, Việt, Đạt, Huân)